Một loài thực vật, xét hai cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định khả năng chịu mặn trội hoàn toàn so với alen b quy định không có khả năng chịu mặn; cây có kiểu gen bb không có khả năng sống khi trồng trong đất ngập mặn và hạt có kiểu gen bb không nảy mầm trong đất ngập mặn. Để nghiên cứu và ứng dụng trồng rừng phòng hộ ven biển, người ta cho 2 cây P dị hợp 2 cặp gen giao phấn với nhau để tạo thành các cây F1 ở vườn ươm không nhiễm mặn; sau đó chọn tất cả các cây thân cao F1 đem trồng ở vùng đất ngập mặn ven biển, các cây này giao phấn ngẫu nhiên tạo ra F2. Theo lí thuyết, trong tổng số cây F2 ở vùng đất này, số cây thân cao, chịu mặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 64/81
B. 9/16
C. 2/3
D. 8/9
Chọn đáp án D
Giải thích:
Theo bài ra ta có P: AaBb x AaBb à F1: (1AA: 2Aa: 1aa) x (1BB: 2Bb: 1bb)
Chọn các cây thân cao F1 đem trồng ở vùng ngập mặn ven biển: (1AA: 2Aa) x (1BB: 2Bb: 1bb)
Vì các cây bb bị chết nên F1 chỉ còn lại (1AA: 2Aa) x (1BB: 2Bb)
Đem các cây này lai ngẫu nhiên với nhau:
(2/3 A: 1/3 a) x (2/3B: 1/3b) à F2: (4/9 AA: 4/9 Aa: 1/9 aa) x (4/9 BB: 4/9 Bb: 1/9 bb)
Hạt bb không nảy mần nên đời F2 là: (4/9 AA: 4/9 Aa: 1/9 aa) x (1/2 BB: 1/2 Bb)
Trong số các cây này thì thân cao, chịu mặn A-B- chiếm 8/9.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247