Giả sử có hai quần thể gà rừng ở trạng thái cân bằng di truyền đang sống ở hai bên sườn núi của

Câu hỏi :

Giả sử có hai quần thể gà rừng ở trạng thái cân bằng di truyền đang sống ở hai bên sườn núi của dãy Hoàng Liên Sơn. Quần thể 1 sống ở sườn phía Đông, quần thể 2 sống ở sườn phía Tây. Quần thể 1 có tần số alen lặn rất mẫn cảm với nhiệt độ (kí hiệu là tsL) là 0,8; trong khi ở quần thể 2 không có alen này. Sau một đợt lũ lớn, một “hẻm núi” hình thành và nối thông hai sườn dãy núi. Do nguồn thức ăn ở sườn phía Tây phong phú hơn, một số lượng lớn cá thể từ quần thể 1 đã di cư sang quần thể 2 và chiếm 30% số cá thể đang sinh sản ở quần thể mới. Tuy nhiên, do nhiệt độ trong môi trường sống ở sườn phía Tây thay đối nên alen tsL trở thành một alen gây chết phôi khi ở trạng thái đồng hợp tử. Mặc dù, alen này không làm thay đổi khả năng thích nghi của các cá thể dị hợp tử cũng như của các cá thế đồng hợp tử trưởng thành di cư từ quần thể sang. Tần số alen tsL ở quần thể mới phía Tây và ở chính quần thể này sau 5 thế hệ sinh sản ngẫu phối được mong đợi lần lượt là:

A. 0,56 và 0,17


B. 0,8 và 0,57



C. 0,24và0,05



D. 0,24 và 0,11


* Đáp án

* Hướng dẫn giải

Chọn đáp án D

Kí hiệu tần số alen tsL là a

- Trước đợt lũ:

Quần thể 1: a = 0,8

Quần thể 2: a = 0

- Sau đợt lũ:

Quần thể 1: a = 0,8 (tần số alen không đổi, chỉ có số lượng cá thể giảm đi do chuyển sang quần thể 1)

Quần thể 2: a=0×0,7+0,8×0,30,7+0,3=625=0,24

- Sau 5 thế hệ, chọn lọc loại bỏ kiểu gen

Quần thể 2: a=6/251+5×6/25=655=0,11

Copyright © 2021 HOCTAP247