A. Đoạn nhiễm sắc thể bị đảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa nhiễm sắc thể và không mang tâm động.
B. Một số thể đột biến mang nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có tể giảm khả năng sinh sản.
C. Đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể, vì vậy hoạt động của gen có thể bị thay đổi.
D. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
A
Đáp án A
- Đột biến đảo đoạn là dạng đột biến làm cho 1 đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 180o và nối lại.
- Mỗi NST có hình dạng cũng như kích thước đặc trưng, đặc biệt quan sát được rõ nhất là vào kì giữa của phân bào (vì nhiễm sắc thể co xoắn cực đại). NST kì giữa thường có tâm động (với trình tự nuclêôtit đặc biệt) và 2 đầu:
+ Đầu mút bảo vệ NST, giúp chúng không dính nhau.
+ Đầu có trình tự nuclêôtit khởi đầu nhân đôi là vị trí mà từ đó ADN ở NST bắt đầu nhân đôi.
Vì NST có tâm động nên đảo đoạn có thể có hoặc không mang tâm động.
→ A sai.
- Một số thể đột biến mang NST bị đảo đoạn có thể bị giảm khả năng sinh sản
→ B đúng.
- Đột biến đảo đoạn làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST
→ Sự hoạt động các gen có thể thay đổi.
→ Làm cho 1 gen nào đó vốn đang hoạt động nay chuyển đến vị trí mới có thể không hoạt động nữa hoặc tăng mức độ hoạt động.
→ Đột biến đảo đoạn có thể gây hại cho thể đột biến.
→ C đúng.
- Sự sắp xếp lại các gen
→ Góp phần tạo ra sự đa dạng giữa các thứ, các nòi trong cùng 1 loài.
- Trình tự các gen thay đổi
→ Nguyên liệu cho tiến hóa
→ D đúng.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247