Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Nguyễn Tất Thành

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Nguyễn Tất Thành

Câu 1 : Phương trình tổng quát của dao động điều hòa có dạng là:

A. x = Acot(ωt + ϕ).  

B. x = Atan(ωt + ϕ).

C. x = Acos(ωt + ϕ). 

D. x = Acos(ωt2 + ϕ).

Câu 3 : Sóng điện từ

A. là sóng dọc hoặc sóng ngang.

B. là điện từ trường lan truyền trong không gian.

C. không truyền được trong chân không.

D. có thành phần điện trường và thành phần từ trường dao động cùng phương.

Câu 4 : Cho đoạn mạch gồm điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện có điện dung C. Khi dòng điện xoay chiều có tần số góc ω chạy qua thì tổng trở của đoạn mạch là:

A. \(\sqrt {{R^2} + {{\left( {\frac{1}{{\omega C}}} \right)}^2}} \).   

B. \(\sqrt {{R^2} - {{\left( {\frac{1}{{\omega C}}} \right)}^2}} \).

C. \(\sqrt {{R^2} + {{\left( {\omega C} \right)}^2}} \). 

D. \(\sqrt {{R^2} - {{\left( {\omega C} \right)}^2}} \).

Câu 5 : Hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trình là \({x_1} = 3\cos \left( {\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)cm;{x_2} = 4\cos \left( {\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)cm\) hai dao động này:

A. Lệch pha nhau một góc 120°    

B. Có biên độ tổng hợp A = 7 cm

C. Ngược pha nhau

D. có biên độ tổng hợp A = 1 cm

Câu 6 : Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào không dùng giá trị hiệu dụng?

A. Công suất

B. Suất điện động

C. Điện áp   

D. Cường độ dòng điện

Câu 7 : Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động

A. cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian

B. cùng tần số, cùng phương

C. có cùng pha ban đầu và cùng biên độ

D. cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian

Câu 11 : Tính chất nổi bật ở tia hồng ngoại là:

A. Khả năng đâm xuyên mạnh 

B. Làm phát quang nhiều chất

C. Làm ion hóa mạnh môi trường  

D. Tác dụng nhiệt

Câu 12 : Đặt điện áp xoay chiều u = U0cosωt (u đo bằng V, t đo bằng s) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện. Biết tụ điện có điện dung C. Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là:

A. \(i = \omega C{U_0}\cos \left( {\omega t - \frac{\pi }{2}} \right)\). 

B. \(i = \omega C{U_0}\cos \left( {\omega t + \pi } \right)\).

C. \(i = \omega C{U_0}\cos \left( {\omega t + \frac{\pi }{2}} \right)\). 

D. \(i = \omega C{U_0}\cos \omega t\).

Câu 13 : Khi nói về sự phóng xạ, phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Sự phóng xạ phụ thuộc vào áp suất tác dụng lên bề mặt của khối phóng xạ.

B. Chu kì phóng xạ của một chất phụ thuộc vào khối lượng của chất đó.

C. Phóng xạ là phản ứng hạt nhân toả năng lượng.

D. Sự phóng xạ phụ thuộc vào nhiệt độ của chất phóng xạ.

Câu 15 : Sự phát sáng của đèn LED thuộc loại

A. quang phát quang 

B. điện phát quang

C. catot phát quang

D. điện phát điện

Câu 26 : Một sóng cơ lan truyền trên một đường thẳng từ điểm O đến điểm M cách O một đoạn d. Biết tần số f, bước sóng λ và biên độ a của sóng không đổi trong quá trình sóng truyền. Nếu phương trình dao động của phần tử vật chất tại điểm M có dạng uM(t) = acos2πt thì phương trình dao động của phần tử vật chất tại O là:

A. \({u_0}\left( t \right) = a\cos 2\pi \left( {ft - \frac{d}{\lambda }} \right)\)

B. \({u_0}\left( t \right) = a\cos 2\pi \left( {ft + \frac{d}{\lambda }} \right)\)

C. \({u_0}\left( t \right) = a\cos \pi \left( {ft - \frac{d}{\lambda }} \right)\)

D. \({u_0}\left( t \right) = a\cos \pi \left( {ft + \frac{d}{\lambda }} \right)\)

Câu 35 : Mạch LC lí tưởng có L = 0,5 H, có đồ thị dòng điện i theo thời gian t được biểu thị như hình vẽ. Biểu thức hiệu điện thế giữa hai bản cực của tụ là:

A. \(u = 8\cos \left( {2000t - \frac{\pi }{2}} \right)\)(V)

B.  \(u = 8\cos \left( {2000t} \right)\) (V)

C. \(u = 80\cos \left( {2000t - \frac{\pi }{2}} \right)\)(V)

D. \(u = 20\cos \left( {2000t + \frac{\pi }{2}} \right)\)(V)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247