Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Trần Xuân Soạn

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Trần Xuân Soạn

Câu 1 : Một vật dao động điều hòa với phương trình \(x = 10\sin \left( {5\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\)(x đo bằng cm, t đo bằng s). Hãy chọn câu trả lời đúng:

A. Tần số của dao động bằng 2,5π Hz.

B. Pha ban đầu của dao động bằng π/6 rad.

C. Li độ của vật ở thời điểm t = 2s bằng -5 cm.

D. Biểu thức gia tốc của vật là \(a =  - 250{\pi ^2}\cos \left( {5\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\) cm/s2.

Câu 2 : Tìm phát biểu sai:

A. Một vân sáng và một vân tối bất kì cách nhau một khoảng bằng số lẻ nửa khoảng vân i.

B. Hai vân tối bất kỳ cách nhau một khoảng bằng số nguyên lần khoảng vân i.

C. Hai vân sáng bất kỳ cách nhau một khoảng bằng số nguyên lần khoảng vân i.

D. Khoảng vân là khoảng cách giữa hai vân sáng hay hai vân tối.

Câu 3 : Trong các loại tia: Rơn-ghen, hồng ngoại, tử ngoại, đơn sắc màu lục, tia có tần số nhỏ nhất là:

A. Tia tử ngoại    

B. Tia hồng ngoại

C. Tia đơn sắc màu lục  

D. Tia Rơn-ghen

Câu 4 : Hạt nhân bền vững nhất trong các hạt nhân \(_2^4He,_{92}^{235}U,_{26}^{56}Fe,_{55}^{137}Cs\) là:

A. \(_{55}^{137}Cs\).  

B. \(_{26}^{56}Fe\). 

C. \(_{92}^{235}U\). 

D. \(_2^4He\).

Câu 6 : Hạt nhân Li(3;7) được cấu tạo từ:

A. 7 hạt nhân nơtron và 3 hạt proton

B. 3 hạt nơtron và 7 hạt proton

C. 3 hạt nơtron và 4 hạt proton 

D. 4 hạt nơtron và 3 hạt proton

Câu 7 : Một vật nhỏ có chuyển động là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương. Hai dao động này có phương trình là: \({x_1} = {A_1}\cos \omega t;{x_2} = {A_2}\left( {\omega t + \frac{\pi }{2}} \right)\). Gọi E là cơ năng của vật. Khối lượng của vật bằng:

A. \(\frac{{2E}}{{{\omega ^2}\left( {A_1^2 + A_2^2} \right)}}\).

B. \(\frac{E}{{{\omega ^2}\sqrt {A_1^2 + A_2^2} }}\).  

C. \(\frac{E}{{{\omega ^2}\left( {A_1^2 + A_2^2} \right)}}\).

D. \(\frac{{2E}}{{{\omega ^2}\sqrt {A_1^2 + A_2^2} }}\).

Câu 9 : Với c là vận tốc ánh sáng trong chân không, hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng nghỉ E0 và khối lượng m0 của vật là:

A. \({E_0} = 0,5{m_0}{c^2}\).  

B. \({E_0} = m_0^2c\).

C. \({E_0} = {m_0}{c^2}\).

D. \({E_0} = 2{m_0}{c^2}\).

Câu 16 : Đối với sự lan truyền sóng điện từ thì

A. vectơ cường độ điện trường E cùng phương với phương truyền sóng còn vectơ cảm ứng từ B vuông góc với vectơ cường độ điện trường E.

B. vectơ cường độ điện trường E và vectơ cảm ứng từ B luôn cùng phương với phương truyền sóng.

C. vectơ cường độ điện trường E và vectơ cảm ứng từ B luôn vuông góc với phương truyền sóng.

D. vectơ cảm ứng từ B cùng phương với phương truyền sóng còn vectơ cường độ điện trường E vuông góc với vectơ cảm úng từ B.

Câu 20 : Gọi năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ, ánh sáng lục và ánh sáng tím làn lượt là \({\varepsilon _D},{\varepsilon _L},{\varepsilon _T}\) thì:

A. \({\varepsilon _T} > {\varepsilon _L} > {\varepsilon _D}\). 

B. \({\varepsilon _T} > {\varepsilon _D} > {\varepsilon _L}\). 

C. \({\varepsilon _D} > {\varepsilon _L} > {\varepsilon _T}\). 

D. \({\varepsilon _L} > {\varepsilon _T} > {\varepsilon _D}\).

Câu 25 : Kết luận nào khi nói về quang phổ liên tục là đúng?

A. Quang phổ liên tục của một vật không phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng.

B. Quang phố liên tục của một vật phụ thuộc vào bản chất của vật nóng sáng.

C. Quang phổ liên tục của một vật phụ thuộc cả vào nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng.

D. Quang phổ liên tục của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng.

Câu 26 : Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng:

A. một chất dẫn điện trở thành cách điện khi được chiếu sáng.

B. giảm điện trở của kim loại khi được chiếu sáng.

C. giảm điện trở của một chất bán dẫn, khi được chiếu sáng.

D. truyền dẫn ánh sáng theo các sợi quang uốn cong một cách bất kì.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247