Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Thái Thuận

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Thái Thuận

Câu 2 : Con lắc lò xo gồm vật khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hoà với chu kì

A. \(T=2\pi \sqrt{\frac{k}{m}}\)

B. \(T=2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}\)

C. \(T=2\pi \sqrt{\frac{\ell }{g}}\)

D. \(T=2\pi \sqrt{\frac{g}{\ell }}\)

Câu 3 : Công thức liên hệ giữa bước sóng \(\lambda ,\) tốc độ truyền sóng v và tần số góc \(\omega \) của một sóng cơ hình sin là 

A. \(\lambda =\frac{2\pi v}{\omega }\)  

B. \(\lambda =v\omega \)      

C. \(\lambda =\frac{v}{{{\omega }^{2}}}\)    

D. \(\lambda =\frac{v}{\omega }\)

Câu 4 : Khi nói về chu kỳ dao động của con lắc đơn. Phát biểu không đúng là 

A. Chu kỳ của con lắc đơn không phụ thuộc vào khối lượng.

B. Chu kỳ dao động của một con lắc đơn tỉ lệ nghịch với căn bậc hai của gia tốc trọng trường nơi con lắc dao dộng.

C. Chu kỳ dao động nhỏ của con lắc đơn tỉ lệ với căn bậc hai của chiều dài của nó. 

D. Chu kỳ dao động của một con lắc đơn phụ thuộc vào biến độ.

Câu 5 : Đặt một khung dây trong từ trường đều sao cho ban đầu mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường sức từ. Từ thông qua khung dây sẽ không thay đổi nếu khung dây 

A. Quay quanh một trục nằm trong mặt phẳng của khung.

B. Chuyển động tịnh tiến theo một phương bất kì.

C. Có diện tích tăng đều. 

D. Có diện tích giảm đều.

Câu 7 : Vận tốc của vật dao động điều hòa có độ lớn cực đại là

A. \({{V}_{\max }}=\omega A\)

B. \({{V}_{\max }}=-{{\omega }^{2}}A\)

C. \({{V}_{\max }}={{\omega }^{2}}A\)

D. \({{V}_{\max }}=-\omega A\) .

Câu 9 : Một chất điểm dao động theo phương trình \(x=2\sqrt{2}\cos (5\pi t+0,5\pi )cm.\) Dao động của chất điểm có biên độ là 

A.  \(0,5\pi \text{ cm}\)   

B. \(2\sqrt{2}\text{ cm}\) 

C. \(2\text{ cm}\)   

D. \(5\pi \text{ cm}\)

Câu 10 : Một máy hạ áp lí tưởng có số vòng dây của cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp lần lượt là N, và N, . Kết luận nào sau đây đúng

A. \({{N}_{2}}>{{N}_{1}}\)

B. \({{N}_{2}}={{N}_{1}}\)

C. \({{N}_{2}}<{{N}_{1}}\)

D. \({{N}_{2}}{{N}_{1}}=1\)

Câu 11 : Khi hoạt động, máy phát điện xoay chiều ba pha tạo ra ba suất điện động xoay chiều hình sin cùng tần số lần lượt là \({{e}_{1}},{{e}_{2}}\) và \({{e}_{3}}.\) Hệ thức nào sau đây là đúng?

A. \({{e}_{1}}+{{e}_{2}}+2{{e}_{3}}=0\)

B. \({{e}_{1}}+{{e}_{2}}={{e}_{3}}\)

C. \({{e}_{1}}+{{e}_{2}}+{{e}_{3}}=0\)

D. \(2{{e}_{1}}+2{{e}_{2}}={{e}_{3}}\)

Câu 14 : Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là 

A. Tốc độ chuyển động của các phần tử môi trường truyền sóng.

B. Tốc độ lan truyền biên độ trong môi trường truyền sóng.

C. Tốc độ lan truyền tần số trong môi trường truyền sóng. 

D. Tốc độ lan truyền dao động trong môi trường truyền sóng.

Câu 15 : Đại lượng đặc trưng của âm giúp ta phân biệt âm do các nguồn âm khác nhau phát ra là

A. Độ to của âm

B. Âm sắc

C. Cường độ âm

D. Độ cao của âm

Câu 19 : Khi nhìn rõ được một vật ở xa vô cực thì

A. Mắt không có tật, không phải điều tiết 

B. Mắt không có tật, phải điều tiết tối đa

C. Mắt viễn thị, không phải điều tiết 

D. Mắt cận thị, không phải điều tiết

Câu 20 : Trong giao thoa sóng cơ, để hai sóng có thể giao thoa được với nhau thì chúng xuất phát từ hai nguồn có 

A. Cùng tần số, cùng phương và có độ lệch biên độ không thay đổi theo thời gian

B. Cùng phương, cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian

C. Cùng biên độ, cùng phương và có độ lệch tần số không thay đổi theo thời gian

D. cùng phương, cùng biên độ và có độ lệch pha thay đổi theo thời gian.

Câu 22 : Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu một đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Biết cảm kháng và dung kháng của đoạn mạch lần lượt là ZL và ZC. Tổng trời của đoạn mạch là

A. \(\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}+{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}\)

B. \(\sqrt{{{\left| {{R}^{2}}-\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right) \right|}^{2}}}\)

C. \(\sqrt{{{\left| {{R}^{2}}-\left( {{Z}_{L}}+{{Z}_{C}} \right) \right|}^{2}}}\)

D. \(\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}\)

Câu 23 : Năng lượng vật dao động điều hòa

A. Bằng với thế năng của vật khi vật có li độ cực đại.

B. Tỉ lệ với biên độ dao động.

C. Bằng với động năng của vật khi có li độ cực đại 

D. Bằng với thế năng của vật khi vật qua vị trí cân bằng.

Câu 24 : Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc 

A. Tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

B. Biên độ của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

C. Pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật. 

D. Môi trường vật dao động.

Câu 33 : Một vật đồng thời thực hiện hai dao động điều hòa có phương trình  \({{x}_{1}}=3\cos \left( \omega t-\frac{\pi }{6} \right)cm;\) \({{x}_{2}}=3\cos \left( \omega t+\frac{\pi }{2} \right)cm.\) Phương trình dao động tổng hợp là

A. \(x=3\cos \left( \omega t+\frac{\pi }{6} \right)cm\)

B. \(x=3\cos \left( \omega t-\frac{\pi }{6} \right)cm\)

C. \(x=6\cos \left( \omega t+\frac{\pi }{2} \right)cm\)

D. \(x=6\cos \left( \omega t-\frac{\pi }{2} \right)cm\)

Câu 34 : Cho mạch điện xoay chiều có \(R=30\Omega ;L=\frac{1}{\pi }H;C=\frac{{{10}^{-3}}}{7\pi }F.\) Điện áp giữa 2 đầu mạch có biểu thức là \(u=120\sqrt{2}\cos (100\pi t)\text{ (V)}\) thì cường độ dòng điện trong mạch là

A. \(i=2\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{4} \right)A\)

B. \(i=4\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{4} \right)A\)

C. \(i=4\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{4} \right)A\) 

D. \(i=2\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{4} \right)A\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247