Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý Trường THPT Hồng Lĩnh

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý Trường THPT Hồng Lĩnh

Câu 1 : Mạch điện chỉ chứa phần tử nào sau đây không cho dòng điện không đổi đi qua?

A. Cuộn dây thuần cảm    

B. Cuộn dây không thuần cảm

C. Điện trở thuần nối tiếp với tụ điện       

D. Điện trở thuần nối tiếp với cuộn dây thuần cảm

Câu 2 : Số nơtron của hạt nhân \({}_{92}^{235}U\) nhiều hơn số nơtron của hạt nhân \({}_{82}^{206}Pb\) là 

A. 19             

B. 10            

C. 29         

D. 8

Câu 3 : Một vật dao động điều hòa với tần số f (Hz), chu kì T (s) và tần số góc ω (rad/s). Biểu thức liên hệ nào sau đây không đúng ?

A. \(T=\frac{1}{f}\)   

B. \(T=2\pi \omega \)        

C. \(\omega =\frac{2\pi }{T}\)        

D. \(\omega =2\pi f\)

Câu 4 : Hiện tượng chùm ánh sáng trắng đi qua một lăng kính, bị phân tách thành các chùm sáng đơn sắc là hiện tượng

A. phản xạ ánh sáng      

B. phản xạ toàn phần

C. tán sắc ánh sáng             

D. giao thoa ánh sáng

Câu 6 : Biết bán kính Bo là \({{r}_{0}}=5,{{3.10}^{-11}}\) m. Bán kính quỹ đạo dừng N trong nguyên tử hiđrô bằng

A.

\(47,{{4.10}^{-11}}\) m    

B. \(132,{{5.10}^{-11}}\)m       

C. \(84,{{8.10}^{-11}}\)m        

D. \(21,{{2.10}^{-11}}\)m

Câu 7 : Trong chân không, bước sóng ánh sáng đỏ bằng

A.

750 mm    

B. 750 µm          

C. 750 nm                

D. 750 pm

Câu 8 : Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây sai ?

A. Đơn vị của mức cường độ âm là W/m2

B. Siêu âm có tần số lớn hơn 20000 Hz

C.

Hạ âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz

D. Sóng âm không truyền được trong chân không

Câu 9 : Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện thì cường độ dòng điện trong đoạn mạch

A. cùng pha với điện áp giữa hai đầu cuộn cảm thuần

B. trễ pha \(\frac{\pi }{2}\) so với điện áp giữa hai bản tụ điện

C. sớm pha \(\frac{\pi }{2}\) so với điện áp giữa hai đầu cuộn cảm thuần

D. cùng pha với điện áp giữa hai đầu điện trở thuần

Câu 10 : Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào

A. phương dao động và phương truyền sóng

B. năng lượng sóng và tốc độ truyền sóng

C. phương truyền sóng và tần số sóng

D. tốc độ truyền sóng và bước sóng

Câu 14 : Khi nói về tia gamma γ, phát biểu nào sau đây sai ?

A.

Tia γ có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia X

B. Tia γ có tần số lớn hơn tần số của tia X

C.

Tia γ không mang điện

D. Tia γ không phải là sóng điện từ

Câu 19 : Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với điện tích cực địa của tụ điện là \({{Q}_{0}}\)và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là\({{I}_{0}}\). Dao động điện từ tự do trong mạch có tần số là

A. \(f=\frac{{{I}_{0}}}{{{Q}_{0}}}\)       

B. \(f=\frac{{{I}_{0}}}{2\pi {{Q}_{0}}}\)      

C. \(f=\frac{2\pi {{Q}_{0}}}{{{I}_{0}}}\)      

D. \(f=\frac{{{Q}_{0}}}{{{I}_{0}}}\)

Câu 21 : Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì năng lượng của

A. một photon phụ thuộc vào khoảng cách tử photon đó tới nguồn phát ra nó

B. các photon trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau

C. một photon tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng tương ứng với photon đó

D. một photon bằng năng lượng nghỉ của một electron

Câu 23 : Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox, gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng. Biết phương trình vận tốc của chất điểm là \(v=20\pi \cos \left( 2\pi t+\frac{\pi }{6} \right)\)cm/s. Phương trình dao động của chất điểm có dạng

A. \(x=10\cos \left( 2\pi t-\frac{\pi }{3} \right)\)cm  

B. \(x=10\cos \left( 2\pi t+\frac{2\pi }{3} \right)\)cm

C. \(x=20\cos \left( 2\pi t+\frac{5\pi }{6} \right)\)cm       

D. \(x=20\cos \left( 2\pi t+\frac{\pi }{3} \right)\) cm

Câu 24 : Tại một nơi trên Trái Đất có gia tốc rơi tự do g, một con lắc đơn mà dây treo l đang thực hiện dao động điều hòa. Thời gian ngắn nhất để vật nhỏ của con lắc đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng là

A. \(\Delta t=\frac{\pi }{2}\sqrt{\frac{l}{g}}\)(s)       

B. \(\Delta t=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}\)(s)

C. \(\Delta t=\frac{\pi }{4}\sqrt{\frac{l}{g}}\) (s)   

D. \(\Delta t=\pi \sqrt{\frac{l}{g}}\)(s)

Câu 26 : Cho hạt nhân \({}_{{{Z}_{1}}}^{{{A}_{1}}}X\)và hạt nhân \({}_{{{Z}_{2}}}^{{{A}_{2}}}Y\)có độ hụt khối lần lượt là \(\Delta {{m}_{1}}\)và\(\Delta {{m}_{2}}\). Biết hạt nhân  \({}_{{{Z}_{1}}}^{{{A}_{1}}}X\)bền vững hơn hạt nhân\({}_{{{Z}_{2}}}^{{{A}_{2}}}Y\). Hệ thức đúng là

A. \(\frac{\Delta {{m}_{1}}}{{{A}_{1}}}<\frac{\Delta {{m}_{2}}}{{{A}_{2}}}\)    

B. \(\frac{\Delta {{m}_{1}}}{{{A}_{1}}}>\frac{\Delta {{m}_{2}}}{{{A}_{2}}}\)

C. \({{A}_{1}}>{{A}_{2}}\)      

D. \(\Delta {{m}_{1}}>\Delta {{m}_{2}}\)

Câu 30 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quang phổ ?

A. Để thu được quang phổ hấp thụ thì nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục

B. Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó

C. Quang phổ hấp thụ là quang phổ của ánh sáng do một vật rắn phát ra khi vật đó được nung nóng

D. Quang phổ liên tục của nguồn sáng nào thì phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng ấy

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247