Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Toán học Đề thi HK1 môn Toán 11 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Chuyên Thăng Long

Đề thi HK1 môn Toán 11 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Chuyên Thăng Long

Câu 1 : Tập xác định của hàm số \(y = \frac{{\tan x}}{{{{\sin }^2}x + 1}}\) là

A. \(D = R\backslash \left\{ {\frac{\pi }{2} + k\pi , k \in Z} \right\}.\)

B. \(D = R\backslash \left\{ {\frac{\pi }{2} + k2\pi , k \in Z} \right\}.\)

C. \(D = R\backslash \left\{ {k\pi , k \in Z} \right\}.\)

D. D = R

Câu 6 : Đồ thị của hàm số nào sau đây nhận trục tung làm trục đối xứng?

A. y = sin x

B. y = tan x

C. y = cos x

D. y = cot x

Câu 7 : Phương trình \(\cos \frac{x}{3} = 0\) có nghiệm là

A. \(x = \frac{{3\pi }}{2} + k3\pi \) với \(k\in Z\)

B. \(x = \frac{{3\pi }}{2} + k2\pi \) với \(k\in Z\)

C. \(x = \frac{\pi }{2} + k\pi \) với \(k\in Z\) 

D. \(x = k\pi \) với \(k\in Z\)

Câu 11 : Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

A. Trong không gian, hai đường thẳng chéo nhau thì không có điểm chung.

B. Trong không gian, hai đường thẳng lần lượt nằm trên hai mặt phẳng phân biệt thì chéo nhau.

C. Trong không gian, hai đường thẳng không có điểm chung thì chéo nhau. 

D. Trong không gian, hai đường thẳng phân biệt không song song thì chéo nhau.

Câu 14 : Cho tứ diện ABCD có G là trọng tâm tam giác BCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm AB và CD. Khẳng định nào sau đây sai?

A. \((ABN) \equiv (MNG).\)

B. \(B \in (MNG).\)

C. \(A \in (MNG).\)

D. \(G \notin (ABN).\)

Câu 15 : Cho hàm số y = f(x) có đồ thị là hình bên dưới. Khẳng định nào sau là đúng?

A. Đồ thị trên là đồ thị của hàm số y = tan x

B. Đồ thị trên là đồ thị của hàm số y = sin x

C. Hàm số nghịch biến trên \(\left( {\frac{\pi }{2};\pi } \right).\)

D. Hàm số đồng biến trên \(\left( {0;\frac{\pi }{2}} \right).\)

Câu 20 : Tập giá trị T của hàm số \(y = \sin x + \cos x + 1\) là

A. T = [-1;1]

B. T = [0;2]

C. \(T = \left[ {1 - \sqrt 2 ;1 + \sqrt 2 } \right].\)

D. \(T = \left[ { - \sqrt 2 ;\sqrt 2 } \right].\)

Câu 21 : Phương trình \(\sin 2x + 2\sin x = 0\) có nghiệm là

A. \(x = k2\pi \) với \(k\in Z\)

B. \(x = k\pi \) với \(k\in Z\)

C. \(x = k\frac{\pi }{2}\) với \(k\in Z\)

D. \(x = \frac{\pi }{2} + k\pi \) với \(k\in Z\)

Câu 22 : Phương trình \(4{\cos ^2}2x + 4\sin 2x - 5 = 0\) tương đương với phương trình nào dưới đây?

A. \(\sin 2x = 1.\)

B. \(2\sin 2x = 1.\)

C. \(2\sin 2x =  - 1.\)

D. \(2\cos 2x = 1.\)

Câu 24 : Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

A. Hai đường tròn bất kỳ luôn đồng dạng. 

B. Hai hình vuông bất kỳ luôn đồng dạng.

C. Hai tam giác đều bất kỳ luôn đồng dạng.

D. Hai tam giác vuông bất kỳ luôn đồng dạng.

Câu 27 : Tập hợp tất cả các giá trị của tham số m để phương trình \(\sin x + 2\cos x = m\) có nghiệm là

A. \(\left[ { - \sqrt 5 ;\sqrt 5 } \right].\)

B. \(\left[ {0;\sqrt 5 } \right].\)

C. [1;3]

D. [-2;2]

Câu 31 : Cho hình chóp tam giác S.ABC. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BC và SC. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAM) và (ABN) là

A. Đường thẳng AG với G là trọng tâm tam giác SBC

B. Đường thẳng AH với H là trực tâm tam giác SBC

C. Đường thẳng AI với I là trung điểm MN

D. Đường thẳng MN

Câu 33 : Trong mặt phẳng, cho hai điểm A và B. Trên đoạn thẳng AB, lấy điểm I sao cho AB = 4AI. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Phép vị tự tâm I tỉ số k = 4 biến điểm A thành điểm B

B. Phép vị tự tâm I tỉ số k = - 4 biến điểm A thành điểm B

C. Phép vị tự tâm I tỉ số k = 3 biến điểm A thành điểm B

D. Phép vị tự tâm I tỉ số k = - 3 biến điểm A thành điểm B

Câu 35 : Trong các dãy số (un) sau đây, dãy số nào là dãy giảm?

A. \({U_n} = \frac{1}{{n + 1}}\)

B. \({U_n} = n + \frac{1}{n}\)

C. \({U_n} = {2^n} + 1\)

D. \({U_n} = \sqrt {{n^2} + 1} \)

Câu 38 : Cho dãy số (un) với \(\left\{ \begin{array}{l}
{u_1} = 5\\
{u_{n + 1}} = {u_n} + n
\end{array} \right.\). Số hạng tổng quát un của dãy số là số hạng nào dưới đây?

A. \({u_n} = 5 + \frac{{(n - 1)n}}{2}\)

B. \({u_n} = 5 + \frac{{(n + 1)n}}{2}\).

C. \({u_n} = 5 + \frac{{(n + 1)(n + 2)}}{2}\).

D. \({u_n} = \frac{{(n - 1)n}}{2}\).

Câu 40 : Phương trình nào dưới đây có tập nghiệm trùng với tập nghiệm của phương trình x = 1?

A. \(\sin x = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\). 

B. \(\cos x = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\)

C. \(\cot x = 1\). 

D. \({\cot ^2}x = 1\).

Câu 43 : Phương trình nào sau đây vô nghiệm?

A. \(\cos x =  - 3\)

B. \(3\sin x - 4\cos x = 5\)

C. \(\sin x = \cos \frac{\pi }{4}\)

D. \(\sqrt 3 \sin 2x - \cos 2x = 2\)

Câu 44 : Nghiệm của phương trình \(\sin x = 1\) là

A. \(x = \pi  + k2\pi ,\,\,k \in Z\)

B. \(x = \frac{\pi }{2} + k2\pi ,\,\,k \in Z\)

C. \(x = k2\pi ,\,\,k \in Z\)

D. \(x =  - \frac{\pi }{2} + k2\pi ,\,\,k \in Z\)

Câu 45 : Trong các mệnh đề sau. Mệnh đề sai là:

A. Hai mặt phẳng song song thì không có điểm chung.

B. Hai mặt phẳng cùng song song với một mặt phẳng thì song song với nhau.

C. Hai mặt phẳng song song với nhau thì mọi đường thẳng nằm trong mặt phẳng này đều song song với mặt phẳng kia.

D. Một mặt phẳng cắt hai mặt phẳng song song cho trước theo hai giao tuyến thì hai giao tuyến song song với nhau.

Câu 46 : Trong các dãy số sau đây, dãy số nào không phải là cấp số cộng? 

A. \({u_n} = 5n + 3{\rm{,}}\forall {\rm{n}} \in {N^*}\)

B. \({u_n} = 19n - 5{\rm{,}}\forall {\rm{n}} \in {N^*}\)

C. \({u_n} = 3n + 1{\rm{,}}\forall {\rm{n}} \in {N^*}\)

D. \({u_n} = 4({n^2} - 3){\rm{,}}\forall {\rm{n}} \in {N^*}\)

Câu 47 : Gieo ba con súc sắc. Xác suất để số chấm xuất hiện trên ba con súc sắc như nhau là?

A. \(\frac{3}{{216}}.\)

B. \(\frac{{12}}{{216}}\)

C. \(\frac{1}{{216}}.\)

D. \(\frac{6}{{216}}.\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247