Chứng minh định lí đảo của định lí về góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung, cụ thể là:
Nếu \(\widehat{ BAx}\) (với đỉnh \(A\) nằm trên một đường tròn, một cạnh chứa dây cung \(AB\)), có số đo bằng nửa số đo của \overparen{AB} căng dây đó và cung này nằm bên trong góc đó thì cạnh \(Ax\) là một tia tiếp tuyến của đường tròn (h.29).
+) Trong một đường tròn, góc nội tiếp và góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung cùng chắn một cung thì có số đo bằng nhau và bằng nửa số đo cung bị chắn.
Lời giải chi tiết
Cách 1 (hình a). Chứng minh trực tiếp
Kẻ \(OH \bot AB\) tại \(H\) và cắt \((O)\) tại \(C\) như hình vẽ.
Theo giả thiết ta có: \(\widehat {BAx} = \frac{1}{2}sđ \overparen{AB}.\)
Lại có: \( \widehat {{O_1}}=sđ \overparen{AC}= \frac{1}{2}sđ \overparen{AB} \) (góc ở tâm chắn cung \(AC\)).
Suy ra: \(\widehat {BAx} = \widehat {{O_1}}.\)
Ta có: \(\widehat {{O_1}}+ \widehat {{OAB}} =90^0\) (tổng hai góc nhọn trong tam giác vuông \(OAH\)).
\(\Rightarrow \widehat {BAx}+ \widehat {{OAB}} =90^0 \) hay \(OA \bot Ax.\)
Vậy \(Ax\) phải là tiếp tuyến của \((O)\) tại \(A.\)
Cách 2 (hình b) Chứng minh bằng phản chứng.
Nếu cạnh kia không phải là tiếp tuyến tại \(A\) mà là cát tuyến đi qua \(A\) và giả sử nó cắt \((O)\) tại \(C\) thì \(\widehat {BAC} \) là góc nội tiếp.
Điều này trái với giả thiết. Vậy cạnh kia không thể là cát tuyến, mà phải là tiếp tuyến \(Ax.\)
Copyright © 2021 HOCTAP247