Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Toán học Đề thi thử vào lớp 10 năm 2021 môn Toán Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu

Đề thi thử vào lớp 10 năm 2021 môn Toán Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu

Câu 1 : Số nào sau đây là căn bậc hai số học của số a = 2,25

A. −1,5 và 1,5

B. 1,25

C. 1,5

D. −1,5

Câu 2 : Cho số thực a > 0. Căn bậc hai số học của a là x khi và chỉ khi

A.  \( x = \sqrt a \)

B.  \( \sqrt x = a\)

C.  \( {a^2} = x{\mkern 1mu} \) và \(x \ge0\)

D.  \(x^2=a\) và \(x\ge 0\)

Câu 3 : Tất cả các giá trị của x thỏa mãn \(\displaystyle \sqrt {4{x^2} + 4x + 1} = 7\) là

A. x = 3

B.  \(\displaystyle x = \dfrac{{ - 7}}{2}\)

C. x = -3

D. x = -4; x = 3

Câu 4 : Giá trị của biểu thức \(\displaystyle \sqrt {{{(1 - \sqrt 2 )}^2}} - \sqrt {{{(1 + \sqrt 2 )}^2}} \) là

A. 0

B. -2

C.  \(\displaystyle - \sqrt 2\)

D.  \(\displaystyle - 2\sqrt 2\)

Câu 5 : Thu gọn \(P=\frac{x}{(\sqrt{x}+\sqrt{y})(1-\sqrt{y})}-\frac{y}{(\sqrt{x}+\sqrt{y})(\sqrt{x}+1)}-\frac{x y}{(\sqrt{x}+1)(1-\sqrt{y})}\) ta được

A.  \(-\sqrt{x}+\sqrt{x y}-\sqrt{y}\)

B.  \(2\sqrt{x}+\sqrt{x y}-\sqrt{y}\)

C.  \(\sqrt{x}+\sqrt{x y}-\sqrt{y}\)

D.  \(3\sqrt{x}+\sqrt{x y}-\sqrt{y}\)

Câu 6 : Rút gọn \(P=\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}+3}+\frac{2 \sqrt{x}}{\sqrt{x}-3}-\frac{3 x+9}{x-9}, \text { với } x \geq 0, x \neq 9\) ta được

A.  \(\frac{3}{\sqrt{x}+3}\)

B.  \(-\frac{3}{\sqrt{x}+3}\)

C.  \(\frac{3}{\sqrt{x}-3}\)

D.  \(-\frac{3}{\sqrt{x}-3}\)

Câu 7 : Không dùng máy tính rút gọn \(\mathrm{B}=\frac{2}{\sqrt{4-3 \sqrt[4]{5}-2 \sqrt[4]{25}-\sqrt[4]{125}}}\) ta được

A.  \(-\frac{4}{\sqrt[4]{5}+1}\)

B.  \(\frac{4}{\sqrt[4]{5}-1}\)

C.  \(-\frac{4}{\sqrt[4]{5}-1}\)

D.  \(\frac{4}{\sqrt[4]{5}+1}\)

Câu 8 : Biểu thức \(P = \sqrt 5 \left( {\sqrt {10} - \sqrt {40} } \right)\) có giá trị bằng: 

A.  \( - 5\sqrt {10}\)

B.  \( - 5\sqrt 6\)

C.  \(- 5\sqrt {30}\)

D.  \( - 5\sqrt 2\)

Câu 9 : Rút gọn biếu thức \(A=\left[\left(\frac{1}{\sqrt{x}}+\frac{1}{\sqrt{y}}\right) \frac{2}{\sqrt{x}+\sqrt{y}}+\frac{1}{x}+\frac{1}{y}\right]: \frac{\sqrt{x^{3}}+y \sqrt{x}+x \sqrt{y}+\sqrt{y^{3}}}{\sqrt{x^{3} y}+\sqrt{x y^{3}}}(\operatorname{Với} x>0 ; y>0)\) ta được 

A.  \(\frac{1}{\sqrt{x}}+\frac{1}{\sqrt{y}}\)

B.  \(\frac{3}{\sqrt{x}}+\frac{1}{\sqrt{y}}\)

C.  \(\frac{-1}{\sqrt{x}}+\frac{1}{\sqrt{y}}\)

D.  \(\frac{-3}{\sqrt{x}}+\frac{1}{\sqrt{y}}\)

Câu 10 : Tìm x biết \(5 \sqrt{2 x}-2 \sqrt{8 x}+7 \sqrt{18 x}=2\)

A.  \(x=\frac{1}{325}\)

B.  \(x=\frac{1}{123}\)

C.  \(x=\frac{1}{149}\)

D.  \(x=\frac{1}{242}\)

Câu 11 : Rút gọn \(D=\left(\frac{5+\sqrt{5}}{5-\sqrt{5}}+\frac{5-\sqrt{5}}{5+\sqrt{5}}\right): \frac{1}{\sqrt{7-4 \sqrt{3}}}\) ta được

A.  \(2+3 \sqrt{3}\)

B.  \(4-3 \sqrt{3}\)

C.  \(6-3 \sqrt{3}\)

D.  \(5+3 \sqrt{3}\)

Câu 12 : Thu gọn \(C=2 \sqrt{3}+\sqrt{7-4 \sqrt{3}}+\left(\sqrt{\frac{1}{3}}-\sqrt{\frac{4}{3}}+\sqrt{3}\right): \sqrt{3}\) ta được

A.  \(\frac{8}{3}-\sqrt{3}\)

B.  \(\frac{8}{3}+\sqrt{3}\)

C.  \(\frac{8}{3}-\sqrt{2}\)

D.  \(\frac{8}{3}+\sqrt{2`}\)

Câu 13 : Đường thẳng \(y = \left( {1 + \sqrt 2 } \right)x - \sqrt 3 \) cắt trục hoành Ox tại điểm có hoành độ bằng:

A. \(\dfrac{{1 + \sqrt 2 }}{{\sqrt 3 }}\)

B. \(\dfrac{{\sqrt 3 }}{{1 + \sqrt 2 }}\)

C. \( - \dfrac{{\sqrt 3 }}{{1 + \sqrt 2 }}\)

D. \( - \dfrac{{1 + \sqrt 2 }}{{\sqrt 3 }}\)

Câu 14 : Với giá trị nào của m thì ba đường thẳng phân biệt d1: y = (m + 2)x - 3m - 3; d2:y = x + 2 và d3:y = mx + 2 giao nhau tại một điểm?

A.  \( m = \frac{1}{3}\)

B.  \( m = -\frac{5}{3}\)

C.  \( m = 1;m = - \frac{5}{3}\)

D.  \( m = \frac{{ - 5}}{6}\)

Câu 17 : Tìm độ dài cạnh của hình chữ nhật có chu vi là 34 cm và chiều dài hơn chiều rộng là 5 cm.

A. CD: 11cm, CR: 6cm

B. CD: 10cm, CR: 5cm

C. CD: 12cm, CR: 7cm

D. CD: 13cm, CR: 8cm

Câu 18 : Một chiếc tàu đi xuôi dòng sông từ thị trấn A tới thị trấn B mất 1 giờ. Khi trở về, vì ngược dòng, phải mất tới 2 giờ 30 phút. Cho biết tốc độ của tàu không thay đổi suốt hai chặng và khoảng cách giữa hai thị trấn là 36 km. Hãy tìm tốc độ của tàu và tốc độ của dòng chảy.

A. Tốc độ của tàu là 10,8 km/h, tốc độ của dòng chảy là 25,2 km/h.

B. Tốc độ của tàu là 25 km/h, tốc độ của dòng chảy là 11 km/h.

C. Tốc độ của tàu là 25,2 km/h, tốc độ của dòng chảy là 10,8 km/h.

D. Tốc độ của tàu là 25,2 km/h, tốc độ của dòng chảy là 10 km/h.

Câu 19 : Tìm hai số có tổng là 34 và hiệu là 10.

A. 22 và 12

B. 20 và 14

C. 21 và 13

D. 23 và 9

Câu 21 : Đưa thừa số \(x\sqrt {\frac{{ - 29}}{x}} \) vào trong dấu căn với x < 0

A.  \( - \sqrt { - 29x}\)

B.  \(\sqrt { - 29x}\)

C.  \(\sqrt {29x}\)

D.  \(- \sqrt {29x} \)

Câu 22 : Khi x = 7 biểu thức \(\frac{4}{{\sqrt {x + 2} - 1}}\) có giá trị là:

A.  \(\frac{1}{2}\)

B.  \(\frac{4}{{\sqrt 8 }}\)

C.  \(\frac{4}{3}\)

D. 2

Câu 23 : Trục căn thức ở mẫu của \(\frac{3}{2 \sqrt{7}}\) ta được 

A.  \(\frac{3 \sqrt{2}}{14}\)

B.  \(\frac{3 \sqrt{7}}{14}\)

C.  \(\frac{3 \sqrt{7}}{7}\)

D.  \(\frac{ \sqrt{7}}{14}\)

Câu 24 : Khử mẫu biểu thức lấy căn của \(\sqrt{\frac{3 a b}{2}} \text { với } a b>0\) ta được

A.  \(\frac{\sqrt{6 a b}}{2}\)

B.  \(\frac{\sqrt{6 b}}{2}\)

C.  \(\frac{\sqrt{6 a }}{2}\)

D. 1

Câu 30 : Cho \(\cos \alpha=\frac{2}{3} ;\left(0^{\circ}<\alpha<90^{\circ}\right)\) ta có \(\sin \alpha\) bằng

A.  \(\frac{\sqrt{5}}{3}\)

B.  \(\pm \frac{\sqrt{5}}{3}\)

C.  \(\frac{5}{9}\)

D. Một kết quả khác

Câu 32 : Cho (O;R). Đường thẳng d là tiếp tuyến của đường tròn (O;R) tại tiếp điểm A khi

A. A∈(O)

B. d⊥OA

C. d⊥OA tại A và A∈(O)

D. d//OA

Câu 33 : Cho đường tròn (O) có hai dây AB, CD song song với nhau. Kết luận nào sau đây là sai?

A. AD = BC

B. Số đo cung AD bằng số đo cung BC

C. BD > AC

D.  \(\widehat {AOD} = \widehat {COB}\)

Câu 35 : Góc nội tiếp nhỏ hơn hoặc bằng 90° có số đo

A. Bằng nửa số đo góc ở tâm cùng chắn một cung

B. Bằng số đo góc ở tâm cùng chắn một cung

C. Bằng số đo cung bị chắn

D. Bằng nửa số đo cung lớn

Câu 38 : Một mặt phẳng chứa trục OO’ của một hình trụ cắt hình trụ đó theo một hình chữ nhật có chiều dài 3 cm, chiều rộng 2 cm.Tính diện tích xung quanh và thể tích hình trụ.

A.  \({S_{xq}} = 6\pi\left( {c{m^2}} \right); V = 3\pi\left( {c{m^3}} \right)\)

B.  \({S_{xq}} = 3\pi\left( {c{m^2}} \right); V = 6\pi\left( {c{m^3}} \right)\)

C.  \({S_{xq}} = 3\pi\left( {c{m^2}} \right); V = 3\pi\left( {c{m^3}} \right)\)

D.  \({S_{xq}} = 6\pi\left( {c{m^2}} \right); V = 6\pi\left( {c{m^3}} \right)\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247