Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề kiểm tra Vật lí 12 học kì 1 có đáp án (Mới nhất) !!

Đề kiểm tra Vật lí 12 học kì 1 có đáp án (Mới nhất) !!

Câu 2 :
Vận tốc tức thời trong dao động điều hòa biến đổi

A. cùng pha với li độ.

B. ngược pha với li độ.

C. vuông góc so với li độ

D. lệch pha π/4 so với li độ.

Câu 3 :
Chọn phát biểu sai: Lực kéo về tác dụng lên vật dao động điều hòa

A. luôn biến thiên điều hòa theo thời gian.

B. luôn hướng về vị trí cân bằng.

C. có biểu thức F = - kx.

D. có độ lớn không đổi theo thời gian.

Câu 5 :
Dao động tắt dần là dao động

A. chịu tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hòa.

B. có tính điều hòa.

C. có biên độ giảm dần theo thời gian.

D. có tần số và biên độ không đổi theo thời gian.

Câu 6 :
Khi tần số dao động của ngoại lực bằng tần số dao động riêng của hệ dao động thì :

A. Biên độ dao động không đổi.

B. Biên độ dao động tăng .

C. Năng lượng dao động không đổi.

D. Biên độ dao động đạt cực đại.

Câu 15 :

Dao động tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương x1 = 42cos(10πt+π3) cm và x2=42cos(10πt - π6) cm có phương trình:


A. x = 8 cos(10πt - π6).            


B. x = 42 cos(10πt - π6).

C. x = 42 cos(10πt + π12).

D. x = 8cos(10πt +π12).

Câu 27 :
Trong dao động điều hòa những đại lượng dao động cùng tần số với tần số li độ là

A. vận tốc, gia tốc và cơ năng

B. vận tốc, động năng và thế năng

C. vận tốc, gia tốc và lực phục hồi

D. động năng, thế năng và lực phục hồi

Câu 29 :
Khi cho dòng điện không đổi qua cuộn sơ cấp của máy biến áp thì trong mạch kín của cuộn thứ cấp

A. có dòng điện một chiều chạy qua

B. không có dòng điện chạy qua.

C. có dòng điện không đổi chạy qua.

D. có dòng điện xoay chiều chạy qua.

Câu 33 :
Trong hiện tượng sóng dừng trên dây. Khoảng cách giữa hai nút hay hai bụng sóng liên tiếp bằng

A. một số nguyên lần bước sóng.

B. một phần tư bước sóng.

C. một nửa bước sóng.

D. một bước sóng.

Câu 34 :
Chọn phát biểu sai khi nói về dao động cơ.

A. Dao động tắt dần càng nhanh nếu lực cản môi trường càng lớn.

B. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào tần số của lực cưỡng bức.

C. Dao động duy trì có chu kì có chu kì bằng chu kì dao động riêng của hệ.

D. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.

Câu 39 :

Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình x=Acosωt-π3 cm,ts, động năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số 10Hz, giá trị lớn nhất của động năng là 0,125J. Tìm phát biểu sai

A. Tại thời điểm ban đầu t = 0, vật qua vị trí có động năng bằng ba lần thế năng theo chiều dương trục tọa độ

B. Tại thời điểm t = 0,05s, thế năng của vật có giá trị 93,75mJ

C. Chu kì dao động của vật là 0,2s

D. Tại thời điểm t = 0,05s, thế năng của vật có giá trị 62,5mJ

Câu 41 :
Điều kiện nào sau đây phải thỏa mãn để con lắc đơn dao động điều hòa

A. Biên độ nhỏ và không có ma sát.

B. Chu kì không thay đổi.

C. Không có ma sát.

D. Biên độ dao động nhỏ.

Câu 51 :
Tìm phát biểu sai.

A. Biên độ của sóng là biên độ dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền qua

B. Chu kì của sóng là chu kì dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền qua


C. Năng lượng sóng là năng lượng dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền qua


D. Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kì

Câu 53 :
Trong mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện, phát biểu không đúng là:


A. Công suất tiêu thụ trong mạch bằng không.



B. Tần số dòng điện càng lớn thì dòng điện càng dễ qua tụ.


C. Điện áp tức thời sớm pha π/2 so với cường độ dòng điện.

D. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là I = U.Cω.

Câu 54 :
Chọn câu sai:

A. Sóng ngang là sóng truyền theo phương ngang.

B. Sóng dọc là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.

C. Sóng trên mặt nước là một sóng ngang.

D. Sóng âm truyền trong chất khí là sóng dọc.

Câu 55 :
Một sóng ngang truyền trên mặt nước, nguồn sóng đặt tại điểm O có phương trình u=acos20πt+π6mm,ts, tốc độ truyền sóng v = 20m/s. Một điểm M cách nguồn sóng một đoạn 100cm trên phương truyền sóng có sóng truyền qua. Tìm phát biểu đúng

A. Tại cùng một thời điểm, dao động tại điểm M ngược pha với dao động tại O.

B. Tại cùng một thời điểm, dao động tại O sớm pha hơn dao động tại M một góc π2.

C. Tại cùng một thời điểm, dao động tại điểm M chậm pha hơn dao động tại O một góc π2.

D. Tại cùng một thời điểm, dao động tại điểm M cùng pha với dao động tại O.

Câu 56 :
Một vật dao động có gia tốc biến đổi theo thời gian: a = 6sin20t (m/s2). Biểu thức vận tốc của vật là

A. v = 30cos(20t + π) (cm/s).

B. v = 0,3cos20t (cm/s).

C. v = 0,012cos(20t + π/2) (cm/s).

D. v = 120cos20t (cm/s).

Câu 57 :
Khi sóng truyền đi từ môi trường này sang môi trường khác, đại lượng nào sao đây là không thay đổi?

A. Tốc độ truyền sóng.

B. Biên độ dao động.

C. Bước sóng.

D. Tần số dao động.

Câu 63 :
Sóng truyền trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do. Muốn có sóng dừng trên dây thì chiều dài của sợi dây phải bằng

A. một số chẵn lần một phần tư bước sóng.

B. một số lẻ lần một phần tư bước sóng.

C. một số lẻ lần nửa bước sóng.

D. một số nguyên lần bước sóng.

Câu 66 :
Dao động điều hoà là

A. Chuyển động có giới hạn được lặp đi lặp lại nhiều lần quanh một vị trí cân bằng.

B. Dao động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau.

C. Dao động điều hoà là dao động được mô tả bằng định luật hình sin hoặc cosin.

D. Dao động tuân theo định luật hình tan hoặc cotan.

Câu 71 :
Dao động tắt dần

A. luôn có hại.

B. luôn có lợi.

C. có biên độ không đổi theo thời gian.

D. có biên độ giảm dần theo thời gian.

Câu 75 :
Phát biểu nào trong các phát biểu dưới đây là đúng nhất khi nói về dao động của con lắc đơn.

A. Đối với các dao động nhỏ thì chu kì dao động của con ℓắc đơn không phụ thuộc vào biên độ dao động.

B. Chu kì dao động của con ℓắc đơn phụ thuộc vào độ ℓớn của gia tốc trọng trường.

C. Khi gia tốc trọng trường không đổi thì dao động nhỏ của con ℓắc đơn cũng được coi là dao động tự do.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 81 :

Bước sóng λ của sóng cơ học ℓà:

A. là quãng đường sóng truyền đi trong thời gian 1 chu kỳ sóng

B. là khoảng cách giữa hai điểm dao động đồng pha trên phương truyền sóng

C. là quãng đường sóng truyền được trong 1s.

D. là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm vuông pha trên phương truyền sóng

Câu 82 :
Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi thì khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng

A. một phần tư bước sóng.

B. một bước sóng.

C. nửa bước sóng.

D. hai bước sóng.

Câu 83 :
Sóng âm là sóng cơ học có tần số khoảng

A. 16 Hz đến 20 kHz.

B. 16Hz đến 20 MHz.

C. 16 Hz đến 200 kHz.

D. 16Hz đến 200 kHz

Câu 87 :
Đơn vị thường dùng để đo mức cường độ âm là

A. Ben (B).

B. Đề xi ben (dB).

C. J/s.

D. W/m2.

Câu 93 :
Bước sóng là

A. khoảng cách giữa hai vị trí xa nhau nhất của mỗi phần tử sóng.

B. khoảng cách giữa hai phần tử của sóng dao động ngược pha.

C. khoảng cách giữa hai phần tử sóng gần nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha.

D. quãng đường mà mỗi phần tử của môi trường đi được trong 1s.

Câu 95 :
Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với

A. dao động riêng .

B. dao động cưỡng bức.

C. dao động tắt dần.

D. dao động điều hòa.

Câu 96 :
Hai nguồn kết hợp là hai nguồn dao động có

A. cùng pha ban đầu.

B. cùng biên độ.

C. cùng phương, cùng tần số và độ lệch pha không đổi.


D. cùng tần số.


Câu 97 :
Trong dao động điều hoà, gia tốc biến đổi điều hoà

A. chậm pha π2 so với li độ.

B. sớm pha π2 so với li độ.

C. cùng pha so với li độ.

D. ngược pha so với li độ.

Câu 101 :
Sóng dọc

A. chỉ truyền được trong chất rắn.

B. truyền được trong chất rắn, chất lỏng và chất khí.

C. truyền được trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và cả trong chân không .

D. không truyền được trong chất rắn.

Câu 102 :

Một con lắc đơn gồm vật nặng gắn vào dây treo dao động điều hoà với biên độ góc nhỏ. Chu kì của nó không phụ thuộc vào

A. gia tốc trọng trường.

B. chiều dài dây treo.

C. vĩ độ địa lí.

D. khối lượng vật nặng.

Câu 103 :
Sóng dừng là

A. sóng được tạo thành do sự giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ.

B. sóng được tạo thành giữa hai điểm cố định trong một môi trường.

C. sóng trên sợi dây mà hai đầu được giữ cố định.

D. sóng không lan truyền nữa do bị một vật cản chặn lại.

Câu 105 :

Gọi λ là bước sóng thì hai điểm trên cùng một phương truyền sóng sẽ dao động cùng pha khi chúng cách nhau một khoảng


A. d = (2k +1)λ với k = 0, 1, 2, …          


B. d = kλ với k = 1, 2, 3, …

C.  d = (k + 0,5)λ với k = 0, 1, 2, …


D. d = kλ2 với k = 1, 2, 3, …


Câu 108 :
Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của gia tốc theo li độ trong dao động điều hòa có dạng là

A. đường parabol.

B. đoạn thẳng.

C. đường tròn.

D. đường thẳng.

Câu 109 :
Nhận định nào sau đây sai khi nói về dao động cơ học tắt dần?

A. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt càng nhanh.

B. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian.

C. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.

D. Dao động tắt dần có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều hòa.

Câu 115 :

Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương: x1 = 3cos(4πt) cm, x2 = 3cos(4πt + π3) cm. Dao động tổng hợp của vật có phương trình

A. x = 32cos(4πt + π3) cm.


B. x = 32cos(4πt +π6) cm.


C. x = 3cos(4πt + π6) cm.


D. x = 32cos(4πt – π3) cm.


Câu 121 :
 Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng vật lí của âm?

A. Đồ thị dao động của âm

B. Tần số âm.

C. Âm sắc.

D. Cường độ (hoặc mức cường độ âm).

Câu 122 :
Gia tốc của một chất điểm dao động điều hòa biến thiên

A. cùng tần số và cùng pha với li độ.

B. cùng tần số và ngược pha với li độ.

C. khác tần số và cùng pha với li độ.

D. khác tần số và ngược pha với li độ.

Câu 123 :
Theo định nghĩa. Dao động điều hoà là


A. chuyển động có phương trình li độ được mô tả bởi hàm sin hoặc cosin theo thời gian.


B. hình chiếu của chuyển động tròn đều lên một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo.

C. chuyển động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau.

D. chuyển động của một vật dưới tác dụng của một lực không đổi.

Câu 124 :
Một sóng dọc truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử môi trường

A. trùng với phương truyền sóng.

B. vuông góc với phương truyền sóng.

C. là phương ngang.

D. là phương thẳng đứng.

Câu 125 :
Điều kiện để có giao thoa sóng là

A. có hai sóng cùng biên độ, cùng tốc độ giao nhau.

B. có hai sóng chuyển động ngược chiều giao nhau.

C. có hai sóng cùng bước sóng giao nhau.

D. có sự gặp nhau của hai sóng kết hợp.

Câu 126 :
Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào

A. biên độ của ngoại lực tuần hoàn.

B. tần số của ngoại lực tuần hoàn.

C. hệ số lực cản tác dụng lên hệ dao động

D. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn.

Câu 128 :
Nhận định nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học tắt dần?

A. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.

B. Dao động tắt dần có vận tốc giảm dần theo thời gian.

C. Dao động tắt dần có cơ năng giảm dần theo thời gian.


D. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt càng nhanh.


Câu 129 :
Hai âm có cùng độ cao là hai âm có

A. cùng bước sóng.

B. cùng biên độ.

C. cùng biên độ và tần số.

D. cùng tần số.

Câu 130 :
Phương trình dao động điều hòa của một chất điểm là x=A.cosωt-π2cm. Hỏi gốc thời gian được chọn lúc nào?

A. Lúc chất điểm ở vị trí biên x = - A

B. Lúc chất điểm đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương


C. Lúc chất điểm ở vị trí biên x = +A


D. Lúc chất điểm đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm

Câu 144 :
Tại thời điểm t thì tích của li độ và vận tốc của vật dao động điều hòa âm (xv < 0), khi đó:

A. vật đang chuyển động nhanh dần về vị trí cân bằng.

B. vật đang chuyển động chậm dần về biên.

C. vật đang chuyển động nhanh dần theo chiều dương.

D. vật đang chuyển động chậm dần theo chiều âm.

Câu 151 :
Trong đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp, dòng điện và hiệu điện thế cùng pha khi

A. trong đoạn mạch dung kháng lớn hơn cảm kháng.

B. đoạn mạch chỉ có điện trở thuần.


C. trong đoạn mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện.


D. đoạn mạch chỉ có điện trở thuần hoặc trong mạch xảy ra cộng hưởng.

Câu 152 :
Trong dao động tắt dần thì đại lượng nào sau đây giảm dần theo thời gian.

A. Vận tốc và động năng.

B. Biên độ và cơ năng.

C. Biên độ và động năng.

D. li độ và thế năng.

Câu 158 :
Mạch dao động LC dao động điều hòa với tần số f, khi đó

A. f = 2πLC

B. f = 2πLC

C. f = 12πLC

D. f = LC2π

Câu 159 :
Điện trường xoáy là điện trường

A. của các điện tích đứng yên.

B. có các đường sức không khép kín.

C. giữa hai bản tụ điện có điện tích không đổi.

D. có các đường sức bao quanh các đường sức từ.

Câu 161 :
Trong một mạch dao động LC gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Chu kỳ dao động riêng của mạch

A. tăng khi tăng điện dung C của tụ điện.

B. không đổi khi điện dung C của tụ điện thay đổi.

C. giảm khi tăng điện dung C của tụ điện.

D. tăng gấp đôi khi điện dung C của tụ điện tăng gấp đôi.

Câu 165 :
Chu kì dao động là khoảng thời gian

A. ngắn nhất để trạng thái dao động lặp lại như cũ.

B. vật đi hết đoạn đường bằng quỹ đạo.

C. giữa hai lần liên tiếp vật dao động qua cùng một vị trí.

D. nhất định để trạng thái dao động lặp lại như cũ.

Câu 174 :
Trong dao động điều hòa thì

A. véctơ vận tốc và véctơ gia tốc là những véctơ không đổi.

B. véctơ vận tốc và véctơ gia tốc luôn cùng hướng với hướng chuyển động của vật.

C. véctơ vận tốc và véctơ gia tốc luôn đổi hướng khi đi qua vị trí cân bằng.

D. véctơ vận tốc luôn cùng hướng với hướng chuyển động của vật, véctơ gia tốc luôn hướng về vị trí cân bằng.

Câu 175 :
Máy biến áp là thiết bị

A. biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều.

B. có khả năng biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều.

C. làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều.

D. biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.

Câu 176 :
Trong đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp thì

A. điện áp giữa hai đầu tụ điện ngược pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

B. điện áp giữa hai đầu cuộn cảm cùng pha với điện áp giữa hai đầu tụ điện.

C. điện áp giữa hai đầu tụ điện trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

D. điện áp giữa hai đầu cuộn cảm trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

Câu 182 :

Công thức cảm kháng của cuộn cảm L đối với tần số f là

A. ZL = 2πfL

B. ZL = πfL

C. ZL = 0,5πfL

D. ZL =1πfL

Câu 183 :
Phát biểu nào sau đây là sai về sóng điện từ ?

A. Giống như sóng cơ, sóng điện từ cần môi trường vật chất đàn hồi để lan truyền.

B. Sóng điện từ có đầy đủ các tính chất giống sóng cơ.

C. Sóng điện từ là sóng ngang.

D. Sóng điện từ mang năng lượng tỉ lệ với lũy thừa bậc 4 của tần số.

Câu 191 :
Chọn câu đúng. Độ cao của âm

A. là một đặc trưng sinh lí của âm.

B. là tần số của âm.

C. vừa là đặc trưng vật lí, vừa là đặc trưng sinh lí của âm.

D. là một đặc trưng vật lí của âm.

Câu 196 :
Con lắc đơn chiều dài l dao động điều hòa với chu kì.

A. T=12πgl

B. T=2πlg

C. T=12πlg

D. T=2πgl

Câu 197 :
Điểm M nằm trong vùng giao thoa của hai sóng kết hợp cùng pha. Điều kiện để M dao động với biên độ cực đại là

A. d2 – d1 = (2k + 1)λ4 .

B. d2 – d1 = (2k + 1)λ2 .

C. d2 – d1 = kλ2 .

D. d2 – d1 = kλ.

Câu 199 :
Theo định nghĩa. Dao động điều hoà là

A. chuyển động của một vật dưới tác dụng của một lực không đổi.

B. chuyển động có phương trình mô tả bởi hàm sin hoặc cosin theo thời gian.

C. hình chiếu của chuyển động tròn đều lên một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo.

D. chuyển động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau.

Câu 201 :
Sóng ngang là sóng có phương dao động của phần tử vật chất môi trường

A. vuông góc với phương truyền sóng.

B. thẳng đứng.

C. trùng với phương truyền sóng.

D. nằm ngang.

Câu 206 :
Sóng cơ

A. là sự truyền chuyển động của các phần tử.

B. là dao động cơ của mọi điểm trong môi trường.

C. là một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường.

D. là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.

Câu 209 :
Dao động tắt dần là một dao động có

A. biên độ giảm dần theo thời gian.

B. tần số giảm dần theo thời gian.

C. vận tốc giảm dần theo thời gian.

D. chu kỳ giảm dần theo thời gian.

Câu 210 :
Để có sóng dừng xảy ra trên một sợi dây đàn hồi với một đầu dây cố định và một đầu tự do thì chiều dài của dây phải bằng

A. Một số nguyên lần phần tư bước sóng.


B. Một số lẻ lần một phần tư bước sóng.


C. Một số nguyên lần bước sóng.

D. Một số nguyên lần nửa bước sóng.

Câu 211 :
Chọn đáp án đúng. Tại một nơi trên mặt đất, chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn:

A. tăng khi chiều dài dây treo của con lắc giảm.

B. không đổi khi chiều dài dây treo của con lắc thay đổi.

C. tăng khi khối lượng vật nặng của con lắc tăng.

D. không đổi khi khối lượng vật nặng của con lắc thay đổi.

Câu 216 :
Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn dao động cùng phương, có

A. cùng tần số và hiệu số pha không đổi theo thời gian.

B. cùng biên độ và hiệu số pha không đổi theo thời gian.

C. cùng biên độ và cùng chu kì.


D. cùng tần số và cùng biên độ.


Câu 219 :
Một vật dao động điều hòa, đại lượng không thay đổi theo thời gian là

A. li độ.

B. biên độ.

C. gia tốc.

D. vận tốc.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247