Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khe hẹp S phát ra đồng thời

Câu hỏi :

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khe hẹp S phát ra đồng thời ba bức xạ đơn sắc có bước sóng là λ1 = 0,42μm, λ2 = 0,56μmλ3 = 0,63μm. Trên màn, trong khoảng giữa hai vân sáng liên tiếp có màu giống màu vân trung tâm, nếu hai vân sáng của hai bức xạ trùng nhau ta chỉ tính là một vân sáng thì số vân sáng quan sát được là

A. 21

B. 23

C. 26

D. 27

* Đáp án

A

* Hướng dẫn giải

Chọn A

Vân sáng có màu vân trung tâm là vị trí 3 vân sáng đơn sắc trùng nhau, ta phải có:

k1λ1=k2λ2=k3λ3k1=32k3;k2=98k3Vị trí vân trùng đầu tiên (từ vân trung tâm) ứng với k3 = 8.

→ Khoảng cách hai vân liên tiếp cùng màu vân trung tâm là: i=8λ3Da=5,04Da

Xét trên đoạn giữa hai vân này (xét cả hai vị trí ở hai đầu): dễ dàng tính được:

Khoảng vân với λ1: i1=λ1Da=0,42DaSố vân sáng λ1: N1=Δii1+1=13

Tương tự N2=Δii2+1=10;N3=Δii3+1=9

Khoảng vân λ1λ2 trùng:i12=1,68Dasố vân λ1λ2 trùng: N12=Δii12+1=4

Tương tự: N13=Δii13+1=5;N23=Δii23+1=2

Vì đề bài chỉ xét trong khoảng giữa hai vân liên tiếp cùng màu vân trung tâm (không tính vân ở hai đầu), do đó mỗi loại trên phải trừ đi 2:

Tổng số vân sáng của các bức xạ: (13 - 2) + (10 - 2) + (9 - 2) = 26.

Số vân trùng của hai bức xạ: (4 - 2) + (5 - 2) + (2 - 2) = 5 (ứng với 10 vân sáng đơn sắc)

Do mỗi vân trùng của hai bức xạ chỉ tính là một vân sáng (10 vân sáng đơn sắc trên chỉ tính là 5 vân)

→ số vân sáng quan sát được: 26 - 5 = 21

Copyright © 2021 HOCTAP247