Trang chủ Đề thi & kiểm tra Vật lý Bộ đề ôn thi THPT Quốc gia môn Vật Lý cực hay, có lời giải !!

Bộ đề ôn thi THPT Quốc gia môn Vật Lý cực hay, có lời giải !!

Câu 1 : Lực kéo về tác dụng lên một chất điểm dao động điều hòa

A. Luôn hướng về vị trí mà nó đổi chiều.

B. Có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ.

C. Có độ lớn không đổi nhưng hướng thay đổi.

D. Có độ lớn và hướng không đổi

Câu 2 : Một vật nhx = Acos(ωt +φ)ỏ dao động điều hòa trên trục Ox theo phương trình  Vận tốc của vật có biểu thức là

A. v = ωAcos(ωt +φ)

B. v = -ωAsin(ωt +φ)

C. v = -Asin(ωt +φ)

D. v = ωAsin(ωt +φ)

Câu 3 : Cơ năng của một vật dao động điều hòa

A. Tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đôi.

B. Biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng chu kỳ dao động của vật.

C. Biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng một nửa chu kỳ dao động của vật.

D. Bằng động năng của vật khi vật tới vị trí gia tốc đổi chiều.

Câu 4 : Khi một vật dao động điều hòa thì

A. Lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

B. Gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

C. Lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ.

D. Vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí mà gia tốc của vật bằng 0.

Câu 5 : Hình chiếu của một chất điểm chuyển động tròn đều lên một đường kính quỹ đạo có chuyển động là dao động điều hòa. Phát biểu nào sau đây sai

A. Tần số góc của dao động diều hòa bằng tốc độ góc của chuyển động tròn đều.

B. Biên độ của dao động điều hòa bằng bán kính của chuyển động tròn đều.

C. Lực kéo về trong dao động điều hòa có độ lớn bằng độ lớn lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều.

D. Tốc độ cực đại của dao động điều hòa bằng tốc độ dài của chuyển động tròn đều.

Câu 6 : Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 6cosπt (x tính bằng cm, t tính bằng s). Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tốc độ cực đại của chất điểm là 16,58 cm/s.

B. Chu kì của dao động là 0,5 s.

C. Gia tốc của chất điểm có độ lớn cực đại là 59,22 cm/s2

D. Tần số của dao động là 2 Hz.

Câu 21 : Khi nói về một vật đang dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Vecto gia tốc của vật đổi chiều khi vật có li độ cực đại.

B. Vecto vận tốc và vecto gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật chuyển động về phía vị trí cân bằng.

C. Vecto gia tốc của vật luôn hướng ra xa vị trí cân bằng.

D. Vecto vận tốc và vecto gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật chuyển động ra xa vị trí cân bằng.

Câu 22 : Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Vecto gia tốc của chất điểm có

A. Độ lớn cực đại ở vị trí biên, chiều luôn hướng ra biên.

B. Độ lớn cực tiểu khi qua vị trí cân bằng luôn cùng chiều với vecto vận tốc.

C. Độ lớn không đổi, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng.

D. Độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng.

Câu 39 : Một con lắc lò xo gồm một lò xo có độ cứng k, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ khối lượng m. Con lắc này đang dao động điều hòa có cơ năng

A. Tỉ lệ với bình phương biên độ dao động.

B. Tỉ lệ với bình phương chu kì dao động.

C. Tỉ lệ nghịch với độ cứng k của lò xo.

D. Tỉ lệ nghịch với khối lượng m của viên bi.

Câu 40 : Nói về một chất điểm dao động điều hòa, phát biểu nào dưới đây đúng?

A. ở vị trí biên, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc bằng không.

B. ở vị trí cân bằng, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc cực đại.

C. khi động năng bằng 3 lần thế năng thì độ lớn gia tốc bằng nửa giá trị cực đại.

D. khi động năng bằng 2 lần thế năng thì độ lớn gia tốc bằng nửa giá trị cực đại.

Câu 41 : Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục Ox. Khi đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì

A. độ lớn vận tốc của chất điểm giảm.

B. động năng của chất điểm giảm.

C. độ lớn gia tốc của chất điểm giảm.

D. độ lớn li độ của chất điểm tăng.

Câu 42 : Con lắc lò xo dao động điều hòa. Lực kéo về tác dụng vào vật luôn

A. cùng chiều với chiều chuyển động của vật.

B. hướng về vị trí mà gia tốc bằng 0.

C. Cùng chiều với chiều biến dạng của lò xo.

D. Hướng về vị trí mà vận tốc bằng 0.

Câu 43 : Khi nói về dao động điều hòa của một chất điểm dao động điều hòa với chu kì T và biên độ A, phát biểu nào sau đây sai?

A. Khi động năng của chất điểm giảm thì thế năng của nó tăng.

B. Biên độ dao động của chất điểm không đổi trong quá trình dao động.

C. Quãng đường vật đi được trong T/6 có thể lớn hơn A.

D. Cơ năng của chất điểm được bảo toàn.

Câu 44 : Khi nói về dao động điều hòa của một vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Khi vật ở vị trí biên, gia tốc của vật bằng không.

B. Véctơ gia tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng.

C. Véctơ vận tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng.

D. Khi đi qua vị trí cân bằng, vận tốc của vật bằng không.

Câu 45 : Gia tốc của một chất điểm dao động điều hòa biến thiên

A. Khác tần số, cùng pha với li độ.

B. Cùng tần số, ngược pha với li độ.

C. Khác tần số, ngược pha với li độ.

D. Cùng tần số, ngược pha với li độ.

Câu 46 : Khi nói về một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây sai?

A. Lực kéo về tác dụng lên vật biến thiên điều hòa theo thời gian.

B. Động năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

C. Vận tốc của vật biến thiên điều hòa theo thời gian.

D. Cơ năng của vật có lúc tăng có lúc giảm.

Câu 47 : Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ. Con lắc này đang dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên

A. Viên bi luôn hướng theo chiều chuyển động của viên bi.

B. Điểm cố định luôn là lực kéo.

C. Viên bị luôn hướng theo chiều dương quy ước.

D. Điểm cố định có độ lớn tỉ lệ với độ lớn li độ.

Câu 48 : Vật dao động điều hòa theo trục Ox. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Đồ thị vận tốc của vật theo li độ là đường elip.

B. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi.

C. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình sin.

D. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động.

Câu 59 : Một con lắc lò xo dao động điều hòa với tần số góc ω . Cơ năng của con lắc:

A. Có độ lớn gấp 2 lần thế năng khi công suất lực kéo về cực đại.

B. Là một đại lượng biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tầm số góc ω.

C. Là một đại lượng biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số góc 2ω .

D. Là một đại lượng biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số góc 0,5 ω.

Câu 61 : Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình x = 8cos(πt +π/4) (x tính bằng cm, t tính bằng s) thì

A. quãng đường đi được từ t = 1,25 s đến t = 4,75 s là 56 cm.

B. chất điểm chuyển động trên đoạn thẳng dài 8 cm.

C. chu kì dao động là 4 s.

D. vận tốc của chất điểm tại vị trí cân bằng là 8 cm/s.

Câu 79 : Xét một con lắc đơn dao độn g tại một nơi nhất định (bỏ qua lực cản). Khilực căng của sợi dây có giá trị bằng độ lớn trọng lực tác dụng lên con lắc lúc đó

A. Lực căng sợi dây cân bằng với trọng lực.

B. Vận tốc của vật dao động cực tiểu.

C. Lực căng sợi dây không phải hướng thẳng đứng.

D. Động năng của vật dao động bằng nửa giá trị cực đại.

Câu 80 : Trong dao động điều hòa của con lắc đơn, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Lực kéo về phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng.

B. Lực kéo về phụ thuộc vào chiều dài của con lắc.

C. Tầm số góc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật.

D. Chu kỳ dao động của vật tỷ lệ thuận với biên độ.

Câu 81 : Khi nói về dao động điều hòa của con lắc lò xo, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Cơ năng của con lắc tỉ lệ thuận với biên độ dao động.

B. Tần số dao động tỉ lệ nghịch với khối lượng nhỏ của con lắc.

C. Chu kì dao động tỉ lệ thuận với độ cứng của lò xo.

D. Tần số góc của dao động không phụ thuộc vào biên độ dao động.

Câu 82 : Trong quá trình dao động điều hòa của con lắc đơn, nhận định nào sau đây là sai?

A. Khi quả nặng ở điểm giới hạn, lực căng dây treo có độ lớn nhỏ hơn trọng lượng của vật.

B. Khi góc hợp bởi phương dây treo và phương thẳng đứng giảm, tốc độ của quả nặng tăng.

C. Chu kỳ dao động bé của con lắc không phụ thuộc vào biên độ dao động của nó.

D. Độ lớn của lực căng dây treo con lắc luôn nhỏ hơn trọng lượng của vật.

Câu 118 : Khi nói về doa động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Lực cản của môi trường tác dụng lên vật càng nhỏ thì dao động tắt dần càng nhanh.

B. Cơ năng của vật không thay đổi theo thời gian.

C. Động năng của vật biến thiên theo hàm bậc nhất của thời gian.

D. Biên độ dao động của vật giảm dần theo thời gian.

Câu 119 : Dao động của con lắc đồng hồ là

A. Dao động cưỡng bức.

B. Dao động tắt dần

C. Dao động điện từ.

D. Dao động duy trì.

Câu 120 : Khi đưa một con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng (coi chiều dài của con lắc không đổi) thì tần số dao động điều hòa của nó sẽ

A. Giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo độ cao.

B. Tăng vì chu kì dao động điều hòa của nó giảm.

C. Tăng vì tần số dao động điều hòa của nó tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường. 

D. Không đổi vì chu kì dao động điều gòa của nó không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường.

Câu 121 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học?

A. Hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) xảy ra khi có tần số của ngoại lực điều hòa bằng tần số dao động riêng của hệ.

B. Biên độ dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) không phụ thuộc vào lực cản của môi trường.

C. Tần số dao động cưỡng bức của một hệ cơ học bằng tần số của ngoại lực điều hòa tác dụng lên hệ ấy.

D. Tần số dao động tự do của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ đó.

Câu 122 : Khi nói về dao động cơ, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động duy trì.

B. Dao động cưỡng bức có biên độ không phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.

C. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.

D. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.

Câu 147 : Kết luận nào sau đây là sai? Một con lắc đơn đang dao động xung quanh một điểm treo cố định, khi chuyển động qua vị trí cân bằng

A. Tốc độ cực đại.

B. li độ bằng 0.

C. Gia tốc bằng 0.

D. Lực căng dây lớn nhất.

Câu 157 : Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi. Con lắc này đang dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên

A. Viên bi luôn hướng về vị trí cân bằng của viên bi.

B. Điểm cố định luôn là lực kéo.

C. Viên bi luôn hướng theo chiều dương quy ước.

D. Điểm cố định có độ lớn tier lệ nghịch với độ lớn viên bi.

Câu 158 : Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.

B. Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ.

C. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số ngoại lực cưỡng bức.

D. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ ngoại lực cưỡng bức.

Câu 161 : Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình x = Acos(ωt +π) Nếu chọn gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng của vật thì gốc thời gian t = 0 là lúc vật.

A. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần dương của trục Ox.

B. Qua vị trí cân bằng O ngược chiều dương của trục Ox.

C. ở vị trí li độ cực tiểu thuộc phần âm của trục Ox.

D. Qua vị trí cân bằng O theo chiều dương của trục Ox.

Câu 164 : Khi nói về năng lượng của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Cứ mỗi chu kì dao động của vật, có 4 thời điểm thế năng bằng động năng.

B. Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

C. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.

D. Thế năng và động năng của vật biến thiên cùng tần số với tần số của li độ.

Câu 167 : Cơ năng của một vật dao động điều hòa

A. Biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng một nửa chu kỳ dao động của vật.

B. Tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đôi.

C. Bằng động năng của vật khi vật tới vị trí cân bằng.

D. Biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng chu kỳ dao động của vật.

Câu 169 : Khi xảy ra cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động

A. Với tần số bằng tần số dao động riêng.

B. Mà không chịu ngoại lực tác dụng.

C. Với tần số lớn hơn tần số dao động riêng.

D. Với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng.

Câu 171 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắc dần?

A. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.

B. Cơ năng của vật dao động tắt dần khôn đổi theo thời gian.

C. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương.

D. Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực.

Câu 173 : Khi một vật dao động điều hòa thì

A. Lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại khi vật đi qua vị trí cân bằng.

B. Gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

C. Lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ.

D. Vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật đi qua vị trí cân bằng.

Câu 174 : Một con lắc lò xo gồm một lò xo có độ cứng k, một đầu cố định  và mộtđầu gắn với ột viên bị nhỏ khối lượng m. Con lắc này đang dao động điều hòa có cơ năng 

A. Không phụ thuộc thời gian.

B. Tỉ lệ với bình phương chu kì dao động.

C. Không phụ thuộc vào độ cứng k của lò xo.

D. Tỉ lệ nghịch với khối lượng m của viên bi.

Câu 175 : Khi nói về dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Dao động của con lắc lò xo luôn là dao động điều hòa.

B. Cơ năng của dao động điều hòa không phụ thuộc vào biên độ dao động.

C. Hợp lực tác dụng lên vật dao động điều hòa luôn hướng về vị trí cân bằng.

D. Dao động của con lắc đơn luôn là dao động điều hòa.

Câu 186 : Vật dao điều hòa dọc theo trục Ox (với O là vị trí cân bằng), với chu kì 2 (s), với biên độ A. Sau khi dao động được 4,25 (s) vật ở li độ cực tiểu. tại thời điểm ban đầu vật đi theo chiều

A. Dương theo vị trí có li độ A/2

B. Âm qua vị trí có li độ -A/2

C. Dương qua vị trí có li độ A/2.

D. Âm qua vị trí có li độ A/2.

Câu 198 : Mối liên hệ giữa bước sóng λ vận tốc truyền sóng v, chu kì T và tần số f của một sóng là

A. f = 1T = vλ

B. v = 1f = Tλ

C. λ = Tv = fv

D. λ = vT = v.f

Câu 205 : Lực kéo về của một chất điểm dao động điều hòa biến thiên

A. Khác tần số, cùng pha với li độ.

B. Cùng tần số, ngược pha với li độ.

C. Khác tần số, ngược pha với li độ.

D. Cùng tần số, cùng pha với li độ.

Câu 207 : Khi nói về dao động điều hòa của một chất điểm dao động điều hòa với chu kì T và biên độ A, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Khi động năng của chất điểm giảm thì thế năng của nó tăng.

B. Biên độ dao động của chất điểm không đổi trong quá trình dao động.

C. Quãng đường vật đi được trong T/3 có thể nhỏ hơn A.

D. Cơ năng của chất điểm được bảo toàn.

Câu 208 : Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình x = Acos(ωt +π2). Nếu chọn gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng của vật thì gốc thời gian t = 0 là lúc vật

A. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần dương của trục Ox.

B. Qua vị trí cân bằng O ngược chiều dương của trục Ox.

C. Ở vị trí li độ cực tiểu thuộc phần âm của trục Ox.

D. Qua vị trí cân bằng O theo chiều dương của trục Ox.

Câu 209 : Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình lần lượt là x1 = 5cos100πt(mm) và x2 = 53cos100πt +π2 (mm). Phương trình dao động của vật là

A. x = 10cos(100πt - π/3) (mm)

B. x = 10cos(100πt + π/3) (mm)

C. x = 52cos(100πt - π/3) (mm)

D. x = 52cos(100πt + π/3) (mm)

Câu 217 : Một con lắc lò xo dao động điều hòa với tần số 2f1. Động năng của con lắc

A. Cơ năng luôn giảm dần theo thời gian.

B. Thế năng luôn giảm theo thời gian.

C. Li độ luôn giảm dần theo thời gian.

D. Pha dao động luôn giảm dần theo thời gian.

Câu 237 : Khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng gần nhau nhất và dao động cùng pha với nhau gọi là 

A. Vận tốc truyền sóng.

B. Bước sóng.

C. Độ lệch pha.

D. Chu kỳ.

Câu 238 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ học?

A. Sóng âm truyền được trong không khí.

B. Sóng dọc là sóng có phương dao động vuông góc với phương trình sóng.

C. Sóng dọc là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.

D. Sóng ngang là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.

Câu 240 : Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua vuông góc với phương truyền sóng.

B. Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua cùng truyền đi theo sóng.

C. Sóng cơ không truyền được trong chân không.

D. Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua trùng với phương truyền sóng.

Câu 241 : Khi nói về sóng cơ học phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sóng cơ học là sự lan truyền dao động cơ học trong môi trường vật chất.

B. Sóng cơ học truyền được trong tất cả các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không.

C. Sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc.

D. Sóng cơ học lan truyền trên mặt nước là sóng ngang.

Câu 242 : Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?

A. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha nhau.

B. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng gọi là sóng dọc.

C. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng là sóng ngang.

D. Tại mỗi điểm của môi trường có sóng truyền qua, biên độ của sóng là biên độ dao động của phần tử môi trường.

Câu 243 : Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?

A. Quá trình truyền sóng cơ là quá trình truyền năng lượng.

B. Sóng cơ không truyền được trong chân không.

C. Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.

D. Sóng cơ là quá trình lan truyền các phần tử vật chất trong một môi trường.

Câu 275 : Một vật thực hiện đồng thời ba dao động cùng phương:

A. 40 cm.

B. 15 cm.

C. 403 cm.

D. 50 cm.

Câu 278 : Chọn câu đúng?

A. Dao động của một điểm bất kì trên phương truyền sóng sẽ có biến độ cực đại khi nó cùng pha dao động với nguồn. 

B. Biên độ sóng tại một điểm là biên độ dao động của phần tử vật chất tại điểm đó khi có sóng truyền qua.

C. Tần số dao động của các phần tử vật chất có sóng truyền qua sẽ giảm dần theo thời gian do ma sát.

D. Sự truyền sóng là sự truyền pha dao động vì các phần tử vật chất khi có sóng truyền qua sẽ dao động cùng pha với nguồn.

Câu 279 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ?

A. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

B. Sóng cơ truyền trong chất rắn luôn là sóng dọc.

C. Sóng cơ truyền trong chất lỏng luôn là sóng ngang.

D. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

Câu 280 : Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động.

A. Cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

B. Cùng tần số, cùng phương.

C. Có cùng pha ban đầu và cùng biên độ.

D. Cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

Câu 281 : Khi nói về sự truyền sóng cơ trong một môi trường, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Những phần tử của môi trường cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha.

B. Hai phần tử của môi trường cách nhau một phần tư bước sóng thì dao động lệch pha nhau

C. Những phần tử của môi trường trên cùng một hướng truyền sóng và cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha.

D. Hai phần tử của môi trường cách nhau một nửa bước sóng thì dao động ngược pha.

Câu 282 : Một sóng dọc truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử môi trường

A. là phương ngang.

B. là phương thẳng đứng.

C. trùng với phương truyền sóng.

D. vuông góc với phương

Câu 283 : Tích điện cho quả cầu khối lượng m của một con lắc đơn điện tích Q rồi kích thích cho con lắc đơn dao động điều hòa trong điện trường đều cường độ E, gia tốc trọng trường g (sao cho |QE| < mg). Để chu kì dao động của con lắc trong điện trường giảm so với khi không có điện trường thì

A. điện trường hướng thẳng đứng từ dưới lên và Q > 0.

B. Điện trường nằm hướng nằm ngang và Q 0

C. Điện trường hướng thẳng đứng và từ trên xuống và Q < 0.

D. Điện trường hướng nằm ngang và Q = 0.

Câu 284 : Tích điện cho quả cầu khối lượng m của một con lắc đơn điện tích Q rồi

A. Lực căng dây có độ lớn cực đại và lớn hơn trọng lượng của vật.

B. Lực căng dây có độ lớn cực tiểu và nhỏ hơn trọng lượng của vật.

C. Lực căng dây có độ lớn cực đại và bằng trọng lượng của vật.

D. Lực căng dây có độ lớn cực tiểu và bằng trọng lượng của vật.

Câu 285 : Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong sóng cơ học chỉ có trạng thái dao động, tức là pha dao động được truyền đi, còn bản thân các phần tử môi trường thì dao động tại chỗ.

B. Quá trình truyền sóng cơ học là quá trình truyền năng lượng, còn quá trình truyền sóng điện từ thì không truyền năng lượng.

C. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng và dao động cùng pha.

D. Bước sóng của sóng cơ do một nguồn phát ra phụ thuộc vào bản chất môi trường còn chu kì thì không.

Câu 286 : Để duy trì hoạt động cho một cơ hệ mà không làm thay đổi chu kì riêng của nó ta phải

A. Tác dụng vào vật dao động một ngoại lực khống đổi theo thời gian.

B. Tác dụng vào vật dao động một ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

C. Làm nhẵn, bôi trơn để giảm ma sát.

D. Tác dụng ngoại lực vào vật dao động cùng chiều với chuyển động trong một phần của từng chu kì.

Câu 318 : Khi nói về sự phản xạ của sóng cơ trên vật cản cố định, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tần số của sóng phản xạ luôn lơn hơn tần số của sóng tới.

B. Sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ.

C. Tần số của sóng phản xạ luôn nhỏ hơn tần số của sóng tới.

D. Sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ.

Câu 319 : Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm

A. Trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha.

B. Gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

C. Gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

D. Trền cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

Câu 320 : Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động

A. Cùng biên độ, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

B. Cùng tần số, cùng phương.

C. Có cùng pha ban đầu và cùng biên độ.

D. Cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

Câu 321 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ?

A. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

B. Sóng cơ truyền trong chất rắng luôn là sóng dọc.

C. Sóng cơ truyền trong chất lỏng luôn là sóng ngang.

D. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

Câu 322 : Con lắc lò xo gồm một vật nhỏ gắn với lò xo nhẹ dao động điều hòa theo phương ngang. Lực kéo về tạc dụng vào vật luôn 

A. Hướng về vị trí cân bằng.

B. Cùng chiều với chiều biến dạng của lò xo.

C. Cùng chiều với chiều chuyển động của vật.

D. Hướng về vị trí biên.

Câu 323 : Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tần số dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức.

B. Biên độ của dao động cưỡng bức càng lớn khi tần số của lực cưỡng bức càng gần tần số riêng của hệ dao động.

C. Tần số của dao động cưỡng bức lớn hơn tần số của lực cưỡng bức.

D. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.

Câu 324 : Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi thì khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng

A. Một phần tư bước sóng.

B. một bước sóng.

C. Nửa bước sóng.

D. Hai bước sóng.

Câu 325 : Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến một nút gần nó nhất bằng.

A. Một số nguyên lần bước sóng. 

B. một nửa bước sóng.

C. Một bước sóng.

D. một phần tư bước sóng.

Câu 358 : Hai chất điểm dao động có li độ phụ thuộc theo thời gian được biểu diễn tương ứng bởi hai đồ thị (1) và (2) như hình vẽ. Nhận xét nào dưới đây đúng khi nói về dao động của hai chất điểm?

A. Hai chất điểm đều thực hiện dao động điều hòa với cùng chu kỳ.

B. Đồ thị (1) biểu diễn chất điểm dao động tắt dần cùng chu kỳ với chất điểm còn lại.

C. Hai chất điểm đều thực hiện dao động điều hòa và cùng pha ban đầu.

D. Đồ thị (1) biểu diễn chất điểm dao động cưỡng bức với tần số ngoại lực cưỡng bức bằng tần số dao động của chất điểm còn lại.

Câu 359 : Một con lắc đơn đang thực hiện dao động nhỏ, thì

A. Khi đi qua vị trí cân bằng lực căng của sợi dây có độ lớn bằng trọng lượng của vật.

B. Gia tốc của vật luôn vuông góc với sợi dây.

C. Khi đi qua vị trí cân bằng gia tốc của vật triệt tiêu.

D. Tại hai vị trí biên gia tốc của vật tiếp tuyến với quỹ đạo chuyển động.

Câu 360 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ?

A. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

B. Sóng cơ truyền trong chất rắn luôn là sóng dọc.

C. Sóng cơ truyền trong chất lỏng luôn là sóng ngang.

D. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

Câu 361 : Khi đưa một con lắc lên cao theo phương thẳng đứng (coi chiều dài của con lắc không đổi) thì tần số dao động điều hòa của nó sẽ

A. Giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo độ cao.

B. Tăng vị chu kỳ dao động điều hòa của nó giảm.

C. Tăng vì tần số dao động điều hòa của nó tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường.

D. Không đổi vì chu kỳ dao động điều hòa của nó không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường.

Câu 362 : Chọn câu sai. Khi sóng âm có tần số f truyền qua không khí.

A. Các phân tử khí dao động quanh vị trí cân bằng theo phương trùng với phương truyền sóng.

B. Làm cho áp suất không khí tại mỗi điểm dao động quanh giá trị trung bình.

C. Các phần tử khí dao động quanh vị trí cân bằng với tần số f.

D. Các phần tử khí dao động quanh vị trí cân bằng với biên độ giảm dần theo khoảng cách đến nguồn.

Câu 363 : Một sóng âm truyền từ không khí vào nước thì

A. Tần số và bước sóng đều thay đổi.

B. Tần số thay đổi, còn bước sóng không thay đổi.

C. Tần số không thay đổi, còn bước sóng thay đổi.

D. Tần số và bước sóng đều không thay đổi.

Câu 364 : Tại hai điểm A, B trên mặt nước ngang có hai nguồn sóng kết hợp, cùng biên độ, ngược pha, dao động theo phương thẳng đứng. Coi biên độ sóng lan truyền trên mặt nước không đổi trong quá trình truyền sóng. Phần tử nước thuộc trung điểm của đoạn AB.

A. Dao động với biên độ bằng nửa biên độ dao động của mỗi nguồn.

B. Dao động với biên độ cực đại.

C. Dao động với biên độ cực tiểu.

D. Dao động với biên độ bằng biên độ dao động của mỗi nguồn.

Câu 366 : Khi nói về siêu âm, phát biểu nào sau đây sai?

A. Siêu âm có thể truyền được trong chất rắn.

B. Siêu âm có tần số lớn hơn 20 kHz.

C. Siêu âm có thể truyền được trong chân không.

D. Siêu âm có thể bị phản xạ khi gặp vật cản.

Câu 368 : Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần

A. Cùng tần số với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch và có pha ban đầu luôn bằng 0.

B. Cùng tần số và cùng pha với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.

C. Luôn lệch pha so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.

D. Có giá trị hiệu dụng tỉ lệ thuận với điện trở của mạch.

Câu 370 : Sóng truyền trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do. Muốn có sóng dừng trên dây thì chiều dài của sợi dây phải bằng

A. Một số chẵn lần một phần tư bước sóng.

B. Một số lẻ phần nửa bước sóng.

C. Một số nguyên lần bước sóng.

D. Một số lẻ lần một phần tư bước sóng.

Câu 372 : Hai âm có cùng độ cao là hai âm có cùng

A. biên độ.

B. cường độ âm.

C. mức cường độ âm.

D. tần số.

Câu 373 : Khi nói về sự truyền âm, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Sóng âm truyền trong không khí với tốc độ nhỏ hơn trong chân không.

B. Trong một môi trường, tốc độ truyền âm không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.

C. Sóng âm không thể truyền được trong các môi trường rắn và cứng như đá, thép.

D. ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền âm trong nước lớn hơn tốc độ truyền âm trong không khí.

Câu 374 : Khi có sóng dừng trên dây thì khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là

A. một bước sóng.

B. một phần ba bước sóng.

C. một nửa bước sóng.

D. một phần tư bước sóng.

Câu 378 : Xét một con lắc đơn dao động tại một nơi nhất định (bỏ qua lực cản). Khi lực căng của sợi dây có giá trị bằng độ lớn trọng lực tác dụng lên con lắc thì lúc đó

A. Lực căng sợi dây cân bằng với trọng lực.

B. Vận tốc của vật dao động cực tiểu.

C. Lực căng sợi dây không phải hướng thẳng đứng.

D. Động năng của vật dao động bằng nửa giá trị cực đại.

Câu 398 : Khi nói về sóng cơ học, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sóng ân truyền trong không khí là sóng dọc.

B. Sóng cơ học là sự lan truyền dao động cơ học trong môi trường vật chất.

C. Sóng cơ học có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng là sóng ngang.

D. Sóng cơ học truyền truyền trên bề mặt chất lỏng là sóng dọc.

Câu 399 : Khi khảo sát dao động của con lắc đơn với biên độ góc nhỏ, ta phân tích trọng lực thành hai thành phần: P1  theo phương của sợi dây và P2  vuông góc với sợi dây thì

A.P1 luôn cân bằng với lực căng sợi dây do vật không chuyển động theo phương của sợi dây.

B.P1 Hai thành phần này không đổi theo thời gian.

C.P1 có độ lớn tỉ lệ thuận với góc lệch của sợi dây và phương thẳng đứng.

D.P1 nhỏ hơn hoặc bằng lực căng sợi dây.

Câu 400 : Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa, khi vật dao động đi từ vị trí cân bằng ra biên thì

A. Động năng tăng.

B. thế năng giảm.

C. Li độ tăng.

D. độ lớn gia tốc tăng.

Câu 404 : Cho các chất sau: không khí ở , không khí ở 250 , nước và sắt. Sóng âm truyền nhanh nhất trong

A. Không khí ở 250 .

B. nước.

C. không khí ở 00.

D. sắt.

Câu 405 : Sóng âm không truyền được trong

A. Chất khí.

B. chất rắn.

C. chất lỏng.

D. chân không.

Câu 406 : Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền sóng âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền sóng âm trong nước.

B. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí.

C. Sóng âm trong không khí là sóng dọc.

D. Sóng âm trong không khí là sóng ngang.

Câu 407 : Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Khoảng cách từ một nút đến một bụng kề nó bằng

A. Một nửa bước sóng.

B. hai bước sóng.

C. Một phần tư bước sóng.

D. một bước sóng.

Câu 408 : Sóng siêu âm không sử dụng được và các việc nào sau đây?

A. Dùng để soi các bộ phân cơ thể.

B. dùng để nội soi dạ dày.

C. Phát hiện khuyết tật trong khối kim loại.

D. thăm dò: đàn cá; đáy biển.

Câu 409 : Một dòng điện xoay chiều chạy trong một động cơ điện có biểu thức i = 2cos(100πt +π/2)  (trong đó t tính bằng giây) thì

A. Giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện i bằng 2A. 

B. Cường độ dòng điện I luôn sớm pha π/2 so với điện áp xoay chiều mà động cơ này sử dụng.

C. Chu kì dòng điện bằng 0,02 s.

D. Tần số dòng điện bằng 100π Hz.

Câu 410 : Phát biểu nào sau đây là đúng? Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì

A. Nguồn phát sóng ngừng dao động còn các điểm trên dây vẫn dao động.

B. Trên dây có các điểm dao động mạng xen kẽ với các điểm đứng yên.

C. Trên dây chỉ còn sóng phản xạ, còn sóng tới bị triệt tiêu.

D. Tất cả các điểm trên dây đều dừng lại không dao động

Câu 421 : Từ thông qua một vòng dây dẫn là ϕ = (20/π)cos(100πt + π/4) (mWb). Biểu thức của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây này là

A. e = -2sin(100πt + π/4) (V)

B. e = 2sin(100πt + π/4) (V)

C. e = -2sin(100πt ) (V)

D. e =2sin(100πt) (V)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247