Trang chủ Đề thi & kiểm tra Vật lý Đề thi thử THPTQG môn Vật Lí mới nhất cực hay có lời giải !!

Đề thi thử THPTQG môn Vật Lí mới nhất cực hay có lời giải !!

Câu 1 : Chuyển động cơ của một vật là sự thay đổi

A. vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian

B. kích thước của vật theo thời gian

C. quỹ đạo chuyển động của vật theo thời gian

D. vị trí của vật đó so với một vật khác

Câu 3 : Theo thứ tự tăng dần về tần số của các sóng vô tuyến, sắp xếp nào sau đây đúng?

A. Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung, sóng dài

B. Sóng dài, sóng ngắn, sóng trung, sóng cực ngắn

C. Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng dài, sóng trung

D. Sóng dài, sóng trung, sóng ngắn, sóng cực ngắn

Câu 8 : Siêu dẫn là hiện tượng

A. điện trở của vật dẫn giảm dần khi nhiệt độ giảm

B. điện trở của vật dẫn giảm đến bằng 0 khi nhiệt độ giảm xuống bằng 0

C. điện trở của vật dẫn tăng lên rất lớn khi nhiệt độ tăng lên đến nhiệt độ tới hạn đối với mỗi chất

D. điện trở của vật dẫn giảm đến bằng 0 khi nhiệt độ giảm xuống dưới nhiệt độ tới hạn đối với mỗi chất

Câu 13 : Nói về một chất điểm dao động điều hòa, phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc cực đại

B. Ở vị trí biên, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc bằng không

C. Ở vị trí biên, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc cực đại

D. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc bằng không

Câu 17 : Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tại mỗi điểm của môi trường có sóng truyền qua, biên độ của sóng là biên độ dao động của phần tử môi trường

B. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng gọi là sóng ngang

C. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha nhau

D. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng gọi là sóng dọc

Câu 19 : Tác dụng của cuộn cảm đối với dòng điện xoay chiều là

A. gây cảm kháng nhỏ nếu tần số dòng điện lớn

B. gây cảm kháng lớn nếu tần số dòng điện lớn

C. ngăn cản hoàn toàn dòng điện xoay chiều

D. chỉ cho phép dòng điện đi qua theo một chiều

Câu 20 : Máy biến áp là thiết bị

A. biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều

B. có khả năng biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều

C. làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều

D. biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều

Câu 26 : Trong chân không, bước sóng của một ánh sáng màu lục là

A. 0,55μm

B. 0,55pm

C. 0,55mm

D. 0,55nm

Câu 27 : Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là

A. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen

B. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơn-ghen, tia tử ngoại

C. ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen

D. tia Rơn-ghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại

Câu 30 : Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì năng lượng của

A. một phôtôn tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng tương ứng với phôtôn đó

B. một phôtôn bằng năng lượng nghỉ của một êlectron

C. một phôtôn phụ thuộc vào khoảng cách từ phôtôn đó tới nguồn phát ra nó

D. các phôtôn trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau

Câu 31 : Trong các tia sau, tia nào là dòng các hạt không mang điện tích?

A. Tia g

B. Tia β+

C. Tia α

D. Tia β-

Câu 32 : Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào?

A. Khi có lực tác dụng vào vật

B. Khi vật trượt trên mặt vật khác

C. Khi có lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc

D. Khi có lực tác dụng nhưng vật chưa chuyển động

Câu 38 : Vào mùa hanh khô, khi kéo áo len qua đầu đôi khi ta nghe tiếng nổ lách tách. Đó là do

A. hiện tượng nhiễm điện do cọ xát

B. hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng

C. hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc

D. cả ba hiện tượng nhiễm điện trên

Câu 40 : Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của

A. các êlectron ngược chiều điện trường

B. các ion âm theo chiều điện trường và ion dương ngược chiều điện trường

C. các ion dương theo chiều điện trường và ion âm ngược chiều điện trường

D. các ion dương theo chiều điện trường; các ion âm và êlectron ngược chiều điện trường

Câu 43 : Khi ánh sáng truyền từ không khí vào nước thì

A. góc tới bằng góc khúc xạ

B. góc tới lớn hơn góc khúc xạ

C. góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ

D. góc tới có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng góc khúc xạ tùy trường hợp cụ thể

Câu 44 : Một chất điểm dao động điều hòa trên đoạn thẳng AB. Khi qua vị trí cân bằng, vectơ vận tốc của chất điểm

A. luôn có chiều hướng đến A

B. có độ lớn cực đại

C. bằng 0

D. luôn có chiều hướng đến B

Câu 51 : Đặt điện áp u=U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Biết dung kháng của tụ điện bằng R3. Điều chỉnh L để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại, khi đó

A. điện áp giữa hai đầu điện trở lệch pha π6 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

B. điện áp giữa hai đầu tụ điện lệch pha π6 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

C. trong mạch có cộng hưởng điện

D. điện áp giữa hai đâu cuộn cảm lệch pha π6 so với điện áp giữa hai đâu đoạn mạch

Câu 58 : Quang phổ liên tục

A. phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát mà không phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát

B. phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát

C. không phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát

D. phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát mà không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát

Câu 60 : Giới hạn quang điện của kim loại natri là 0,50mm. Hiện tượng quang điện sẽ xảy ra khi chiếu vào kim loại đó

A. tia hồng ngoại

B. bức xạ màu đỏ có bước sóng λđ = 0,656mm

C. tia tử ngoại

D. bức xạ màu vàng có bước sóng λv = 0,589mm

Câu 61 : Khi có hiện tượng quang điện xảy ra trong tế bào quang điện, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Giữ nguyên cường độ chùm sáng kích thích và kim loại dùng làm catốt, giảm tần số của ánh sáng kích thích thì động năng ban đầu cực đại của êlectron quang điện giảm

B. Giữ nguyên chùm sáng kích thích, thay đổi kim loại làm catốt thì động năng ban đầu cực đại của êlectron quang điện thay đổi

C. Giữ nguyên tần số của ánh sáng kích thích và kim loại dùng làm catốt, tăng cường độ của chùm sáng kích thích thì động năng ban đầu cực đại của êlectron quang điện tăng

D. Giữ nguyên cường độ chùm sáng kích thích và kim loại dùng làm catốt, giảm bước sóng của ánh sáng kích thích thì động năng ban đầu cực đại của êlectron quang điện tăng

Câu 65 : Hạt nhân Triti T13

A. 3 nuclôn, trong đó có 1 prôtôn

B. 3 nơtrôn (nơtron) và 1 prôtôn

C. 3 nuclôn, trong đó có 1 nơtrôn (nơtron)

D. 3 prôtôn và 1 nơtrôn (nơtron)

Câu 70 : Mức vững vàng của cân bằng khi có mặt chân đế phụ thuộc vào

A. Độ cao trọng tâm của vật

B. Diện tích của mặt chân đế

C. Khối lượng của vật

D. Cả độ cao trọng tâm và diện tích chân đế

Câu 76 : Đặc điểm nào sau đây không đúng đối với đường sức điện (tĩnh)?

A. Tại mỗi đim trong điện trường ta chỉ vẽ được một đường sức mà thôi

B. Đường sức điện là những đường cong khép kín

C. Đường sức điện xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm

D. Hình ảnh đường sức cho ta biết cường độ của điện trường

Câu 78 : Quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí là quá trình dẫn điện

A. Không cần tạo ra hạt tải điện trong khối khí một cách liên tục

B. Chỉ tồn tại khi liên tục tạo ra các hạt tải điện trong khối khí

C. Được ứng dụng trong bugi của xe máy

D. Trong một từ trường đủ mạnh

Câu 80 : Khi nhìn một hòn sỏi trong chậu nước, ta thấy hòn sỏi như được “nâng lên”. Hiện tượng này liên quan đến

A. Sự truyền thẳng của ánh sáng

B. Sự khúc xạ của ánh sáng

C. Sự phản xạ của ánh sáng

D. Khả năng quan sát của mắt người

Câu 87 : Phát biếu nào sau đây là đúng với mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn thuần cảm hệ số tự cảm L, tần số góc của dòng điện là ω?

A. Điện áp giữa hai đầu mạch điện sớm pha hay trễ pha so với cường độ dòng điện tùy thuộc vào thời điểm ta xét

B. Tổng trở của mạch điện bằng 1ωL

C. Điện áp trễ pha π2 so với cường độ dòng điện

D. Mạch không tiêu thụ công suất

Câu 92 : Khi một mạch dao động lí tưởng (gồm cuộn cảm thuần và tụ điện) hoạt động mà không có tiêu hao năng lượng thì

A. Cường độ điện trường trong tụ điện tỉ lệ nghịch với điện tích của tụ điện

B. Ở thời điểm năng lượng điện trường của mạch cực đại, năng lượng từ trường của mạch bằng không.

C. Cảm ứng từ trong cuộn dây tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện qua cuộn dây

D. Ở mọi thời điểm, trong mạch chỉ có năng lượng điện trường

Câu 94 : Phát biểu nào sau đây sai?

A. Trong chân không, bước sóng của ánh sáng đỏ nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím

B. Trong chân không, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền với cùng tốc độ

C. Trong ánh sáng trắng có vô số ánh sáng đơn sắc

D. Trong chân không, mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định

Câu 95 : Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Tia hồng ngoại cũng có thể biến điệu được như sóng điện từ cao tần

B. Tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học

C. Tia hồng ngoại có tần số lớn hơn tần số của ánh sáng đỏ

D. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt

Câu 97 : Giới hạn quang điện của xedi là 0,66μm. Hiện tượng quang điện không xảy ra khi chiếu vào kim loại đó bức xạ

A. Hồng ngoại

B. Màu vàng có bước sóng 0,58μm

C. Màu đỏ có bước sóng 0,65μm

D. Tử ngoại

Câu 103 : Trong hệ thức của nguyên lí I nhiệt động lực học U = A+Q thì

A. Nội năng của vật tăng khi A>Q

B. Nội năng của vật tăng khi Q>A

C. Nội năng của vật tăng khi A và Q có một đại lượng có giá trị dương

D. Nội năng của vật tăng khi A+Q>0

Câu 105 : Khi nói về tia laze, phát biểu nào sau đây sai?

A. Tia laze là ánh sáng tắng

B. Tia laze có tính định hướng cao

C. Tia laze có tính kết hợp cao

D. Tia laze có cường độ lớn

Câu 106 : Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, để giảm công suất hao phí trên đường truyền tải thì người ta thường sử dụng biện pháp nào sau đây?

A. Giảm tiết diện dây dẫn

B. Tăng điện áp hiệu dụng ở nơi phát điện

C. Giảm điện áp hiệu dụng ở nơi phát điện

D. Tăng chiều dài dây dẫn

Câu 109 : Công của lực điện khi điện tích di chuyển trong điện trường thì bằng

A. thế năng của điện tích tại điểm đầu của quãng đường di chuyển

B. thế năng của điện tích tại điểm cuối của quãng đường di chuyển

C. độ giảm thế năng của điện tích

D. độ tăng thế năng của điện tích

Câu 110 : Trong chuyển động thẳng đều thì

A. quãng đường tỉ lệ thuận với vận tốc

B. quãng đường tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động

C. vận tốc tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động

D. tọa độ tỉ lệ thuận với quãng đường đi

Câu 112 : Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây sai?

A. Dao động cưỡng bức có chu kì luôn bằng chu kì của lực cưỡng bức

B. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức

C. Dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số riêng của hệ dao động

D. Biên độ của dao động cưởng bức phụ thuộc vào tần số của lực cưỡng bức

Câu 113 : Một bức xạ đơn sắc có tần số 3.1014Hz. Lấy c = 3.108 (m/s). Đây là

A. bức xạ tử ngoại

B. bức xạ hồng ngoại

C. ánh sáng đỏ

D. ánh sáng tím

Câu 116 : Khi độ lớn của điện tích thử trong điện trường tăng lên n lần thì thế năng của điện tích thử sẽ

A. không thay đổi

B. giảm đi n lần

C. tăng lên n lần

D. tăng lên n2 lần

Câu 119 : Xung quanh vật nào sau đây không có từ trường?

A. Một dây dẫn thẳng, dài

B. Một khung dây có dòng điện chạy qua

C. Một nam châm thẳng

D. Một kim nam châm

Câu 120 : Phản xạ toàn phần là hiện tượng tia sáng khi truyền đến mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt thì

A. tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách

B. tia sáng bị truyền qua một phần

C. tia sáng bị truyền qua hoàn toàn

D. tia sáng bị phản xạ hoàn toàn

Câu 122 : Đặt vào hai đầu cuộn dây có độ tự cảm L một điện áp u=U2cos2πft(V). Tăng cảm kháng của cuộn dây bằng cách

A. giảm tần số f của điện áp u

B. tăng độ tự cảm L của cuộn dây

C. tăng điện áp hiệu dụng U

D. giảm điện áp hiệu dụng U

Câu 132 : Một dòng điện xoay chiều chạy qua một dây dẫn. Xung quanh dây dẫn đó

A. chỉ có từ trường

B. có điện từ trường

C. chỉ có điện trường

D. không xuất hiện điện trường, từ trường

Câu 135 : Khi nói về ánh sáng đơn sắc, phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Tần số ánh sáng đỏ nhỏ hơn tần số ánh sáng tím

B. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính

C. Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau

D. Tần số ánh sáng đỏ lớn hơn tần số ánh sáng tím

Câu 136 : Chiếu ánh sáng trắng do một nguồn nóng sáng phát ra vào khe hẹp F của một máy quang phổ lăng kính thì trên tấm kính ảnh (hoặc tấm kính mờ) của buồng ảnh sẽ thu được

A. ánh sáng trắng

B. một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục

C. các vạch màu sáng, tối xen kẽ nhau

D. bảy vạch sáng từ đỏ đến tím, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối

Câu 139 : Lần lượt chiếu hai bức xạ có bước sóng λ1=0,75μm và λ2=0,25μmvào một tấm kẽm có giới hạn quang điện λ0=0,35μm. Bức xạ nào gây ra hiện tượng quang điện?

A. Cả hai bức xạ

B. Chỉ có bức xạ λ2

C. Không có bức xạ nào trong hai bức xạ trên

D. Chỉ có bức xạ λ1

Câu 141 : Các hạt nhân đồng vị là những hạt nhân có

A. cùng số nuclôn nhưng khác số prôtôn

B. cùng số prôtôn nhưng khác số nơtron

C. cùng số nơtron nhưng khác số prôtôn

D. cùng số nuclôn nhưng khác số nơtron

Câu 142 : Phương trình chuyển động của vật là x = 10 + 2t (x tính bằng m; t tính bằng s) cho biết

A. vật chuyển động cùng chiều với chiều (+) với vận tốc 10(m/s)

B. vật chuyển động ngược chiều với chiều (+) với vận tốc -10(m/s)

C. vật chuyển động cùng chiều với chiều (+) với vận tốc 2(m/s)

D. vật chuyển động ngược chiều với chiều (+) với vận tốc -2(m/s)

Câu 144 : Điện áp u=1002cos100πtV có giá trị hiệu dụng là

A. 110V

B. 1002

C. 100V

D. 100πV

Câu 145 : Một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Vận tốc của vật

A. là hàm bậc hai của thời gian

B. biến thiên điều hòa theo thời gian

C. luôn có giá trị không đổi

D. luôn có giá trị dương

Câu 148 : Hệ nào sau đây là một tụ điện?

A. Hai quả cầu kim loại đặt trong không khí

B. Hai quả cầu nhựa đặt trong nước

C. Hai tấm kim loại phẳng được nối với nhau bằng một đoạn dây dẫn

D. Hai tấm mica phẳng đặt trong không khí

Câu 149 : Hai điện tích q1=10-6C và q2=4.10-6C đặt cố định trong không khí tại hai điểm A và B cách nhau một khoảng a = 30cm. Để hệ cân bằng thì phải đặt một điện tích q0 ở:

A. trong đoạn AB, cách A l0cm

B. trong đoạn AB, cách B l0cm

C. ngoài đoạn AB, cách A l0cm

D. ngoài đoạn AB, cách B l0cm

Câu 151 : Đường sức từ không có tính chất nào sau đây?

A. Tại mỗi điểm trong không gian ta chỉ vẽ được một đường sức từ

B. Các đường sức từ là những đường cong hở hai đầu

C. Có thể dùng quy tắc “vào Nam ra Bắc” để xác định chiều đường sức từ

D. Mật độ đường sức từ cho biết độ mạnh yếu của từ trường

Câu 153 : Điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là

A. tia sáng phải đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và góc tới phải nhỏ hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần

B. tia sáng phải đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và góc tới phải lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần

C. tia sáng phải đi từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và góc tới phải nhỏ hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần

D. tia sáng phải đi từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và góc tới phải lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần

Câu 165 : Sóng điện từ

A. truyền đi với cùng một vận tốc trong mọi môi truờng

B. luôn không bị phản xạ, khúc xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường

C. là sóng dọc

D. mang năng lượng

Câu 170 : Trường họp nào sau đây là hiện tượng quang điện trong?

A. Chiếu tia tử ngoại vào chất bán dẫn làm tăng độ dẫn điện của chất bán dẫn này

B. Chiếu tia X (tia Rơn-ghen) vào kim loại làm electron bật ra khỏi bề mặt kim loại đó

C. Chiếu tia tử ngoại vào chất khí thì chất khí đó phát ra ánh sáng màu lục

D. Chiếu tia X (tia Rơn-ghen) vào tấm kim loại làm cho tấm kim loại này nóng lên

Câu 172 : Trong nguyên tử hiđrô, bán kính Bo là r0=5,3.10-11m. Bán kính quỹ đạo dừng N là

A. 47,7.10-11m

B. 84,8.10-11m

C. 21,2.10-11m

D. 132,5.10-11m

Câu 173 : Hạt pôzitrôn e+10

A. hạt β+

B. hạt H11

C. hạt β-

D. hạt n01

Câu 182 : Nội năng của vật là

A. tổng động năng và thế năng của vật

B. tổng động năng của vật và thế năng tương tác giữa các phân tử cấu tạo nên vật

C. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật

D. tổng động năng của các phân tử và thế năng tương tác giữa các phân tử với thành bình chứa

Câu 184 : Trong chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định thì các điểm trên vật luôn chuyển động cùng

A. tốc độ góc

B. tốc độ dài

C. gia tốc hướng tâm

D. tốc độ góc và tốc độ dài

Câu 186 : Một máy biến áp lí tưởng đang hoạt động ổn định. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Tần số của điện áp ở hai đầu cuộn sơ cấp và ở hai đầu cuộn thứ cấp luôn bằng nhau

B. Máy biến áp có tác dụng làm biến đổi điện áp xoay chiều

C. Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ

D. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong cuộn sơ cấp và trong cuộn thứ cấp luôn bằng nhau

Câu 187 : Trong chiếc điện thoại di động

A. chỉ có máy phát sóng vô tuyến

B. không có máy phát và máy thu sóng vô tuyến

C. chỉ có máy thu sóng vô tuyến

D. có cả máy phát và máy thu sóng vô tuyến

Câu 190 : Đơn vị nào sau đây có thể dùng để đo cường độ dòng điện?

A. mili vôn

B. mili ampe

C. oát

D. mili jun

Câu 192 : Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua cùng phương với đường sức từ

A. luôn cùng hướng với đường sức từ

B. luôn ngược hướng với đường sức từ

C. luôn vuông góc với đường sức từ

D. luôn bằng 0

Câu 194 : Ảnh của một vật (thật) qua thấu kính phân kì

A. luôn là ảnh thật

B. luôn là ảnh ảo nhỏ hơn vật

C. luôn là ảnh ảo lớn hơn vật

D. có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo

Câu 196 : Lực kéo về tác dụng lên một chất điểm dao động điều hòa có độ lớn

A. tỉ lệ với độ lớn của li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng

B. tỉ lệ với bình phương biên độ

C. không đổi nhưng hướng thay đổi

D. và hướng không đổi

Câu 200 : Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm

A. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha

B. gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha

C. gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha

D. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha

Câu 202 : Một dòng điện xoay chiều chạy trong một động cơ điện có biểu thức i=2cos100πt+π2(A) ( t tính bằng giây) thì

A. tần số dòng điện bằng 100p (Hz)

B. chu kì dòng điện bằng 0,02s

C. giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện i bằng 2A

D. cường độ dòng điện i luôn sớm pha hơn π2 so với điện áp xoay chiều mà động cơ này sử dụng

Câu 203 : Đặt điện áp u = U0coswt vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R và tụ điện C mắc nối tiếp. Biết điện áp giữa hai đầu điện trở thuần và điện áp giữa hai bản tụ điện có giá trị hiệu dụng bằng nhau. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Cường độ dòng điện qua mạch trễ pha π4 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

B. Điện áp giữa hai đầu điện trở thuần sớm pha π4so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

C. Cường độ dòng điện qua mạch sớm pha π4so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

D. Điện áp giữa hai đầu tụ điện trễ pha π4 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

Câu 207 : Trong mạch dao động LC lí tưởng có dao động điện từ tự do thì

A. năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm

B. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường luôn không đổi

C. năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện

D. năng lượng điện từ của mạch được bảo toàn

Câu 210 : Tia tử ngoại được dùng

A. để tìm khuyết tật bên trong sản phẩm bằng kim loại

B. để tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại

C. trong y tế để chụp điện, chiếu điện

D. để chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh

Câu 212 : Một nguồn phát ra ánh sáng có tần số f. Năng lượng một phôtôn của ánh sáng này tỉ lệ

A. nghịch với bình phương tần số f

B. nghịch với tần số f

C. thuận với bình phương tần số f

D. thuận với tần số f

Câu 213 : Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Năng lượng phôtôn càng nhỏ khi cường độ chùm ánh sáng càng nhỏ

B. Phôtôn có thể chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào nguồn sáng chuyển động hay đứng yên

C. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi tần số của ánh sáng ứng với phôtôn đó càng nhỏ

D. Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là phôtôn

Câu 216 : Số chỉ của tốc kế trên xe máy cho biết:

A. hướng vận tốc vật

B. tốc độ của vật tại thời điểm ta xét

C. tốc độ trung bình của quãng đường đã đi

D. tốc độ lớn nhất của vật trên quãng đường đã đi

Câu 222 : Để đo suất điện động của một nguồn điện người ta dùng:

A. ampe kế mắc nối tiếp với nguồn điện

B. ampe kế mắc song song với nguồn điện

C. vôn kế mắc song song với nguồn điện nối với dây dẫn thành mạch kín

D. vôn kế mắc song song với nguồn điện hở

Câu 224 : Chiều của lực Lo-ren-xơ tác dụng lên một điện tích q chuyển động tròn trong từ trường

A. luôn hướng về tâm của đường tròn quỹ đạo

B. hướng về tâm của đường tròn quỹ đạo khi q>0

C. hướng về tâm của đường tròn quỹ đạo khi q<0

D. chưa kết luận được vì chưa biết dấu của điện tích và chiều vectơ B

Câu 232 : Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động:

A. cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian

B. cùng tần số, cùng phương

C. có cùng pha ban đầu và cùng biên độ

D. cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian

Câu 239 : So với hạt nhân Ca2040, hạt nhân Co2756 có nhiều hơn

A. 7 nơtron và 9 prôtôn

B. 11 nơtron và 16 prôtôn

C. 9 nơtron và 7 prôtôn

D. 16 nơtron và 11 prôtôn

Câu 247 : Hệ thức nào dưới đây phù hợp với định luật Bôilơ – Mariôt?

A. p1V1=p2V2

B. p=V

C. pV=const

D. p1p2=V1V2

Câu 254 : Pin điện hóa có:

A. hai cực là hai vật dẫn cùng chất

B. hai cực là hai vật dẫn khác chất

C. một cực là vật dẫn, cực kia là vật cách điện

D. hai cực đều là các vật cách điện

Câu 255 : Từ thông là đại lượng vật lý luôn có giá trị:

A. dương

B. âm

C. có thể dương, âm hoặc bằng 0

D. luôn khác 0

Câu 259 : Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định (mốc thế năng ở vị trí cân bằng) thì:

A. động năng của vật cực đại khi gia tốc của vật có độ lớn cực đại

B. khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên, vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng dấu

C. khi ở vị trí cân bằng, thế năng của vật bằng cơ năng

D. thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên

Câu 266 : Tia lửa điện có thể hình thành trong không khí ở điều kiện

A. áp suất và nhiệt độ cao

B. nhiệt độ cao, có nước

C. nhiệt độ bình thường, điện trường mạnh

D. điểm phát sinh tia lửa điện ở khá cao so với mặt đất

Câu 274 : Tại hai điểm A, B trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng cơ kết hợp, cùng biên độ, cùng pha, dao động theo phương thẳng đứng. Coi biên độ sóng lan truyền trên mặt nước không đổi trong quá trình truyền sóng. Phần tử nước thuộc trung điểm của đoạn AB

A. dao động với biên độ nhỏ hơn biên độ dao động của mỗi nguồn

B. dao động với biên độ cực đại

C. không dao động

D. dao động với biên độ bằng biên độ dao động của mỗi nguồn

Câu 276 : Đặt điện áp u=U2cosωt(V) vào hai đầu một cuộc cảm thuần có độ tự cảm L thì cường độ dòng điện tức thời chạy trong cuộn cảm là i. Tại cùng một thời điểm thì

A. dòng điện i cùng pha với điện áp u

B. dòng điện i trễ pha π2 so với điện áp u

C. dòng điện i sớm pha π2so với điện áp u

D. dòng điện i ngược pha với điện áp u

Câu 277 : Trong đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp thì

A. điện áp giữa hai đầu tụ điện ngược pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

B. điện áp giữa hai cuộn cảm cùng pha với điện áp giữa hai đầu tụ điện

C. điện áp giữa hai đầu tụ điện trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

D. điện áp giữa hai đầu cuộn cảm trễ pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

Câu 281 : Một mạch dao động điện từ LC, có điện trở thuần không đáng kể. Điện áp giữa hai bản tụ điện biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số f. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Năng lượng điện từ biến thiên tuần hoàn với tần số f

B. Năng lượng điện trường biến thiên tuần hoàn với tần số 2f

C. Năng lượng điện từ bằng năng lượng điện trường cực đại

D. Năng lượng điện từ bằng năng lượng từ trường cực đại

Câu 284 : Trong các loại tia: Rơnghen, hồng ngoại, tử ngoại, đơn sắc màu lục; tia có tần số nhỏ nhất là

A. tia tử ngoại

B. tia hồng ngoại

C. tia đơn sắc màu lục

D. tia Rơnghen

Câu 289 : Trong hạt nhân nguyên tử P84210o

A. 84 prôtôn và 210 nơtron

B. 126 prôtôn và 84 nơtron

C. 84 prôtôn và 126 nơtron

D. 210 prôtôn và 84 nơtron

Câu 290 : Cho phản ứng hạt nhân:. Số Z và A của hạt nhân X lần lượt là

A. 7 và 15

B. 6 và 14

C. 7 và 14

D. 6 và 15

Câu 293 : Khi nói về tia laze, phát biểu nào sau đây sai?

A. Tia laze luôn truyền thẳng qua lăng kính

B. Tia laze được sử dụng trong thông tin liên lạc

C. Tia laze được dùng như một dao mổ trong y học

D. Tia laze có cùng bản chất với tia tử ngoại

Câu 295 : Biết số A-vô-ga-đrô là 6,02.1023mol-1, số nơtron có trong 1,5 mol L37i

A. 6,32.1024

B. 2,71.1024

C. 9,03.1024

D. 3,61.1024

Câu 297 : Công thức tính cường độ dòng điện theo định nghĩa là

A. I = qt

B. I=qt2

C. I=qt

D. I=tq

Câu 299 : Đơn vị đo cảm ứng từ là

A. V/m (vôn trên mét)

B. N (niu-tơn)

C. Wb (vê-be)

D. T (tesla)

Câu 300 : Ảnh của một vật (thật) qua thấu kính hội tụ

A. luôn là ảnh thật

B. luôn là ảnh ảo

C. có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo nhỏ hơn vật

D. có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo lớn hơn vật

Câu 301 : Một người có đim cực cận cách mắt l0cm; điểm cực viễn cách mắt 40cm. Đe khắc phục tật cận thị, người ấy phải đeo kính

A. phân kì có độ tụ - 2,5dp

B. hội tụ có độ tụ 10dp

C. phân kì có độ tụ - 10dp

D. hội tụ có độ tụ 2,5dp

Câu 303 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học

A. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian

B. Dao động tắt dần có cơ năng không đổi theo thời gian

C. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức

D. Khi tần số của ngoại lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ dao động thì xảy ra cộng hưởng

Câu 309 : Dòng điện xoay chiều i=3cos120πt+π4(A) 

A. giá trị hiệu dụng 3A

B. chu kì 0,2s

C. tần số 50Hz

D. tần số 60Hz

Câu 312 : Cho phản ứng hạt nhận . Trong phản ứng này, X là

A. hạt α

B. êlectron

C. prôtôn

D. pôzitron

Câu 342 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ

A. Sóng điện từ không truyền được trong chân không

B. Sóng điện từ truyền được trong chân không

C. Sóng điện từ mang năng lượng

D. Sóng điện từ là sóng ngang

Câu 344 : Với λ1, λ2, λ3 lần lượt là bước sóng của các bức xạ màu đỏ, màu vàng và màu tím thì

A. λ1> λ2> λ3

B. λ3> λ2> λ1

C. λ3> λ1> λ2

D. λ2> λ1> λ3

Câu 345 : Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Chất khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện cho quang phổ liên tục

B. Chất khí hay hơi được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện luôn cho quang phổ vạch

C. Quang phổ liên tục của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy

D. Quang ph vạch của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy

Câu 347 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về thuyết phôtôn ánh sáng (thuyết lượng tử ánh sáng)

A. Tần số ánh sáng càng lớn thì năng lượng của phôtôn ứng với ánh sáng đó càng nhỏ

B. Trong chân không, ánh sáng có bước sóng càng lớn thì năng lượng của phôtôn ứng với ánh sáng đó càng lớn

C. Năng lượng của phôtôn trong chùm sáng không phụ thuộc vào tần số ánh sáng đó

D. Tần số ánh sáng càng lớn thì năng lượng của phôtôn ứng với ánh sáng đó càng lớn

Câu 351 : Biết NA=6,02.1023mol-1. Trong 59,50g U92238 có số ncrtron xấp xỉ là

A. 2,38.1023

B. 2,20.1025

C. 1,19.1025

D. 9,21.1024

Câu 361 : Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Tia tử ngoại có tần số lớn hơn tần số của ánh sảng tím

B. Tia tử ngoại tác dụng rất mạnh lên kính ảnh

C. Tia tử ngoại có bản chất không phải là sóng điện từ

D. Tia tử ngoại bị thủy tinh và nước hấp thụ rất mạnh

Câu 362 : Quang phổ vạch phát xạ:

A. của các nguyên tố khác nhau, ở cùng một nhiệt độ thì như nhau về độ sáng tỉ đối của các vạch

B. do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng

C. là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục

D. là một hệ thống những vạch sáng (vạch màu) riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối

Câu 364 : Hiện tượng điện quang là hiện tượng:

A. êlectron tách ra từ anốt chuyển dời đến catốt trong tế bào quang điện khi chiếu ánh sáng vào catốt

B. êlectron bật ra khỏi bề mặt kim loại khi chiếu bức xạ thích hợp vào bề mặt của kim loại đó

C. tăng mạnh điện trở của thanh kim loại khi chiếu ánh sáng có bước sóng thích hợp vào bề mặt của nó

D. tăng mạnh điện trở của khối bán dẫn khi chiếu ánh sáng có bước sóng thích hợp vào bề mặt của khối

Câu 365 : Pin quang điện là nguồn điện, trong đó:

A. hóa năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng

B. quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng

C. cơ năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng

D. nhiệt năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng

Câu 367 : So với hạt nhân S1429i, hạt nhân C2040a có nhiều hơn:

A. 11 nơtrôn và 6 prôtôn

B. 5 nơtrôn và 6 prôtôn

C. 6 nơtrôn và 5 prôtôn

D. 5 nơtrôn và 12 prôtôn

Câu 377 : Đặt điện áp u=U0cosωt có ω thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Khi ω<1LC thì:

A. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở thuần R bằng điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch

B. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở thuần R nhỏ hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch

C. cường độ dòng điện trong đoạn mạch trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

D. cường độ dòng điện trong đoạn mạch cùng pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

Câu 381 : Trong mạch dao động LC có điện trở thuần bằng 0 thì

A. năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng nửa chu kì dao động riêng của mạch

B. năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch

C. năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng nửa chu kì dao động riêng của mạch

D. năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch

Câu 383 : Khi nói về tia Rơn-ghen (Tia X), phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Tia Rơn-ghen có tác dụng lên kính ảnh

B. Tia Rơn-ghen bị lệch trong điện trường và từ trường

C. Tần số tia Rơn-ghen nhỏ hơn tần số tia hồng ngoại

D. Trong chân không, bước sóng tia Rơn-ghen lớn hơn bước sóng tia tím

Câu 384 : Phát biểu nào sau đây là đúng? 

A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng bị tán sắc khi đi qua lăng kính

B. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên lên tục từ đỏ đến tím

C. Chỉ có ánh sáng trắng mới bị tán sắc khi truyền qua lăng kính

D. Tổng hợp của các ánh sáng đơn sắc sẽ luôn được ánh sáng trắng

Câu 386 : Động năng ban đầu cực đại của các êlectron quang điện:

A. tỉ lệ nghịch với cường độ của chùm ánh sáng kích thích

B. không phụ thuộc vào cường độ của chùm ánh sáng kích thích

C. tỉ lệ thuận với bình phương cường độ của chùm ánh sáng kích thích

D. tỉ lệ thuận với cường độ của chùm ánh sáng kích thích

Câu 387 : Dùng thuyết lượng tử ánh sáng không giải thích được:

A. hiện tượng quang – phát quang

B. hiện tượng giao thoa ánh sáng

C. hiện tượng quang điện ngoài

D. nguyên tắc hoạt động của pin quang điện

Câu 389 : Phát biểu nào là sai?

A. Các đồng vị phóng xạ đều không bền

B. Các đồng vị của cùng một nguyên tố có cùng vị trí trong bảng hệ thống tuần hoàn

C. Các đồng vị của cùng một nguyên tố có số nơtron khác nhau nên tính chất hóa học khác nhau

D. Các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số prôtôn nhưng có số nơtrôn (nơtron) khác nhau gọi là đồng vị

Câu 399 : Sự cộng hưởng xảy ra khi

A. biên độ dao động vật tăng lên do có ngoại lực tác dụng

B. tần số lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ

C. lực cản của môi trường rất nhỏ

D. biên độ dao động cưỡng bức bằng biên độ dao động của hệ

Câu 400 : Tốc độ truyền sóng cơ phụ thuộc

A. năng lượng của sóng

B. tần số dao động

C. môi trường truyền sóng

D. bước sóng λ

Câu 402 : Một vật dao động điều hòa có đồ thị vận tốc như hình vẽ. Nhận định nào sau đây đúng?

A. Li độ tại ΑΒ giống nhau

B. Vận tốc tại C cùng hướng với lực hồi phục

C. Tại D vật có li độ cực đại âm

D. Tại D vật có li độ bằng 0

Câu 403 : Biên độ dao động khi có sự cộng hưởng cơ phụ thuộc vào

Α. tần số ngoại lực tác dụng vào vật

Β. cường độ ngoại lực tác dụng vào vật

C. tần số riêng của hệ dao động

D. lực cản của môi trường

Câu 404 : Khi sóng cơ truyền từ môi trường này sang môi trường khác, đại lượng nào sau đây không thay đổi?

Α. Bước sóng λ

Β. vận tốc truyền sóng

C. Biên độ dao động

D. Tần số dao động

Câu 407 : Xét một sóng ngang truyền trên một sợi dây đàn hồi có bước sóng bằng chiều dài dây. Trên dây có sóng dừng nếu

A. một đầu cố định, đầu kia tự do với số nút sóng bằng 3

B. hai đầu cố định với số nút sóng bằng 3

C. hai đầu cố định với số nút sóng bằng 2

D. một đầu cố định, đầu kia tự do với số nút sóng bằng 2

Câu 408 : Trong quá trình dao động điều hòa của con lắc đơn. Nhận định nào sau đây sai?

A. Khi quả nặng ở điểm giới hạn, lực căng dây treo có độ lớn nhỏ hơn trọng lượng của vật

B. Độ lớn của lực căng dây treo con lắc luôn lớn hơn trọng lượng vật

C. Chu kỳ dao động của con lắc không phụ thuộc vào biên độ dao động của nó

D. Khi góc hợp bởi phương dây treo còn lắc và phương thẳng đứng giảm, tốc độ của quả nặng sẽ tăng

Câu 409 : Biên độ dao động khi có sự cộng hưởng cơ phụ thuộc vào

A. tần số ngoại lực tác dụng vào vật

B. pha ban đầu của ngoại lực tác dụng vào vật

C. sự chênh lệch giữa tần số cưỡng bức và tần số riêng của hệ dao động

D. lực cản của môi trường

Câu 431 : Một vật dao động điều hoà dọc theo trục Ox với phương trình x = Asinωt. Nếu chọn gốc toạ độ  O tại vị trí cân bằng của vật thì gốc thời gian t = 0 là lúc vật:

A. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần dương của trục Ox

B. qua vị trí cân bằng O ngược chiều dương của trục Ox

C. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần âm của trục Ox

D. qua vị trí cân bằng O theo chiều dương của trục Ox

Câu 432 : Cơ năng của một vật dao động điều hòa

A. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng một nửa chu kỳ dao động của vật

B. tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đô

C. bằng động năng của vật khi vật tới vị trí cân bằng

D. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng chu kỳ dao động của vật

Câu 449 : Khi đưa một con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng (coi chiều dài của con lắc không đổi) thì tần số dao động điều hoà của nó sẽ

A. giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo độ cao

B. tăng vì chu kỳ dao động điều hoà của nó giảm

C. tăng vì tần số dao động điều hoà của nó tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường

D. không đổi vì chu kỳ dao động điều hoà của nó không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường

Câu 452 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động của con lắc đơn (bỏ qua lực cản của môi trường)?

A. Khi vật nặng ở vị trí biên, cơ năng của con lắc bằng thế năng của nó

B. Chuyển động của con lắc từ vị trí biên về vị trí cân bằng là nhanh dần

C. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng, thì trọng lực tác dụng lên nó cân bằng với lực căng của dây

D. Với dao động nhỏ thì dao động của con lắc là dao động điều hòa

Câu 455 : Trong sóng cơ thì sóng ngang là sóng có phương dao động của các phần tử vật chất

A. có phương thẳng đứng

B. trùng phương truyền sóng

C. có phương ngang

D. vuông góc phương truyền sóng

Câu 456 : Vật dao động điều hòa. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Li độ có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí biên

B. Gia tốc có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí biên

C. Tốc độ của vật cực đại khi vật ở vị trí biên

D. Li độ, vận tốc và gia tốc biến thiên với cùng tần số

Câu 461 : Âm nghe được có tần số

A. nhỏ hơn 16 Hz

B. từ 16 Hz đến 20000 kHz

C. từ 16 Hz đến 20000 Hz

D. lớn hơn 20000 Hz

Câu 462 : Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số với phương trình:

A. A2=A12+A22-2A12A22cosφ2-φ1

B. A2=A12+A22-2A1A2cosφ2-φ1

C. A2=A12+A22+2A12A22cosφ2-φ1

D. A2=A12+A22+2A1A2cosφ2-φ1

Câu 464 : Một vật dao động tắt dần thì phát biểu nào sau đây sai?

A. Cơ năng giảm dần

B. Cơ năng giảm tỉ lệ với bình phương biên độ

C. Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng

D. Biên độ giảm dần

Câu 468 : Một vật dao động duy trì thì phát biểu nào sau đây sai?

A. Tần số bằng tần số riêng của hệ

B. Chu kì không đổi

C. Biên độ không đổi

D. Khi tần số ngoại lực càng gần tần số riêng thì biên độ càng tăng

Câu 471 : Khi phản xạ trên vật cản tự do, sóng phản xạ luôn luôn

A. ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ

B. cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ

C. vuông pha với sóng tới ở điểm phản xạ

D. lệch pha 600 với sóng tới ở điểm phản xạ

Câu 472 : Con lắc lò xo dao động điều hòa. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Cơ năng bằng động năng khi vật ở biên

B. Cơ năng tỉ lệ với biên độ dao động

C. Động năng và thế năng biến thiên cùng chu kì

D. Cơ năng bằng thế năng khi vật ở vị trí cân bằng

Câu 477 : Trong dao động điều hòa thì

A. vecto vận tốc và vecto gia tốc luôn là những vecto không đổi

B. vecto vận tốc luôn cùng hướng với chuyển động của vật, vecto gia tốc hướng về vị trí cân bằng

C. vecto vận tốc và vecto gia tốc luôn đổi chiều khi vật đi qua vị trí cân bằng

D. vecto vận tốc và vecto gia tốc luôn cùng hướng với chuyển động của vật

Câu 480 : Trong mạch dao động điện từ LC (L không đổi), nếu tần số của mạch phát ra tăng n lần thì cần

A. Tăng điện dung C lên n lần

B. giảm điện dung C xuống n2 lần

C. giảm điện dung C xuống n lần

D. Tăng điện dung C lên n2 lần

Câu 481 : Sóng cơ học dọc truyền được trong các môi trường:

A. Rắn và lỏng

B. Lỏng và khí

C. Rắn, lỏng và khí

D. Khí và rắn

Câu 482 : Sóng dọc là sóng

A. có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường luôn hướng theo phương thẳng đứng

B. có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường trùng với phương truyền sóng

C. có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường vuông góc với phương truyền sóng

D. Cả A và C

Câu 488 : Một vật đang dao động cưỡng bức thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng, vật sẽ tiếp tục dao động

A. với tần số lớn hơn tần số riêng

B. với tần số bằng tần số riêng

C. với tần số nhỏ hơn tần số riêng

D. không còn chịu tác dụng của ngoại lực

Câu 489 : Phương trình dao động của một vật dao động điều hòa có dạng x = 8cos(2πt + 0,5π) cm. Nhận xét nào sau đây về dao động điều hòa trên là sai?

A. Sau 0,5 s kể từ thời điểm ban đầu vật lại trở về vị trí cân bằng

B. Lúc t = 0, chất điểm đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương

C. Trong 0,25 s đầu tiên, chất điểm đi được một đoạn đường 8 cm

D. Tốc độ của vật sau 0,75 s kể từ lúc bắt đầu khảo sát, tốc độ của vật bằng không

Câu 491 : Chọn phát biểu đúng khi nói về sóng cơ học:

A. Sóng cơ học là quá trình lan truyền trong không gian của các phần tử vật chất

B. Sóng cơ học là quá trình lan truyền của dao động theo thời gian

C. Sóng cơ học là lan truyền dao động cơ học trong môi trường vật chất

D. Sóng cơ học là sự lan truyền của biên độ theo thời gian trong môi trường vật chất đàn hồi

Câu 492 : Phát biểu nào sai khi nói về sóng điện từ?

A. sóng điện từ là sự lan truyền trong không gian của điện từ trường biến thiên theo thời gian

B. trong sóng điện từ, điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kỳ

C. sóng điện từ dùng trong thông tin vô tuyến gọi là sóng vô tuyến

D. trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn dao động lệch pha nhau 0,5π

Câu 493 : Trong quá trình dao động điều hòa của con lắc lò xo thì

A. cơ năng và động năng biến thiên tuần hoàn cùng tần số, tần số đó gấp đôi tần số dao động

B. sau mỗi lần vật đổi chiều, có 2 thời điểm tại đó cơ năng gấp hai lần động năng

C. khi động năng tăng, cơ năng giảm và ngược lại, khi động năng giảm thì cơ năng tăng

D. cơ năng của vật bằng động năng khi vật đổi chiều chuyển động

Câu 499 : Trong đoạn mạch có 2 phần tử là X và Y mắc nối tiếp. Điện áp xoay chiều đặt vào X nhanh pha 0,5π với điện áp xoay chiều đặt vào hai đầu phần tử Y và cùng pha với dòng điện trong mạch.

A. X là điện trở, Y là cuộn dây thuần cảm

B. Y là tụ điện, X là điện trở

C. X là điện trở, Y là cuộn dây không thuần cảm

D. X là tụ điện, Y là cuộn dây thuần cảm

Câu 504 : Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Trong mạch điện chỉ chứa tụ điện, cường độ dòng điện chậm pha so với điện áp tức thời hai đầu mạch 0,5π rad

B. Trong mạch điện chỉ chứa cuộn cảm, cường độ dòng điện nhanh pha so với điện áp tức thời hai đầu mạch 0,5π rad

C. Cuộn cảm có độ tự cảm L lớn sẽ cản trở dòng điện xoay chiều lớn

D. Dòng điện xoay chiều có tần số cao chuyển qua mạch có tụ điện khó hơn dòng điện có tần số thấp

Câu 509 : Biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch là:

A. I=UAB+ERAB

B. I=UR

C. I=ER+r

D. I=UR+r

Câu 510 : Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm

A. gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha

B. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha

C. gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha

D. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha

Câu 512 : Dao động duy trì là dao động tắt dần mà ta đã

A. tác dụng ngoại lực biến đổi điều hoà theo thời gian vào vật

B. cung cấp thêm năng lượng để bù lại sự tiêu hao vì ma sát mà không làm thay đổi chu kì riêng của vật

C. kích thích lại dao động khi dao động bị tắt dần

D. làm mất lực cản môi trường đối với vật chuyển động

Câu 515 : Sóng dừng xảy ra trên dây AB = 20 cm với đầu B cố định, bước sóng bằng 8 cm. Trên dây có:

A. 5 bụng, 5 nút

B. 6 bụng, 5 nút

C. 6 bụng, 6 nút

D. 5 bụng, 6 nút

Câu 516 : Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là:

A. biên độ và tốc độ

B. biên độ và gia tốc

C. biên độ và năng lượng

D. li độ và tốc độ

Câu 520 : Biết hiệu điện thế UAB = 5 V. Nhận xét nào dưới đây là đúng?

A. VB = 5 V

B. VA = 5 V

C. VA-VB = 5V

D. VB-VA = 5V

Câu 522 : Phát biểu nào sau đây là sai: Cơ năng của dao động điều hòa bằng

A. tổng động năng và thế năng ở thời điểm bất kỳ

B. động năng vào thời điểm ban đầu

C. động năng của vật khi nó qua vị trí cân bằng

D. thế năng của vật ở vị trí biên

Câu 523 : Cường độ dòng điện được đo bằng dụng cụ nào sau đây?

A. ampe kế

B. Công tơ điện

C. Lực kế

D. nhiệt kế

Câu 525 : Đơn vị của độ tự cảm L là

A. Wb (Vê be)

B. H (Hen ri)

C. T (Tes la)

D. V (Volt)

Câu 529 : Điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần là:

A. Tia sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và i  < igh

B. Tia sáng đi từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và i  > igh

C. Tia sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và i  ≥ igh

D. Tia sáng đi từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và i  < igh

Câu 530 : Qua một thấu kính, ảnh thật của một vật thật cao hơn vật 2 lần và cách vật 36 cm. Đây là thấu kính

A. hội tụ có tiêu cự 8 cm

B. phân kì có tiêu cự 24 cm.hội tụ có tiêu cự 12 cm

C. hội tụ có tiêu cự 12 cm

D. phân kì có tiêu cự 8 cm

Câu 534 : Tại hai điểm AB trên phương truyền sóng cách nhau 4 cm có phương trình lần lượt như sau:

A. Truyền từ M đến N với vận tốc 96 m/s

B. Truyền từ N đến M với vận tốc 0,96 m/s

C. Truyền từ M đến N với vận tốc 0,96 m/s.

D. Truyền từ N đến M với vận tốc 96 m/s

Câu 540 : Hãy chọn phát biểu đúng. Độ lớn lực tương tác điện giữa hai điện tích điểm trong không khí

A. tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích

B. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích điểm

C. tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa hai điện tích

D. tỉ lệ thuận với tích khối lượng của hai điện tích

Câu 542 : Công thức tính tần số dao động điều hòa của con lắc lò xo là

A. f=12πmk

B. f=12πkm

C. f=2πmk

D. f=2πkm

Câu 547 : Từ thông qua một diện tích S đặt trong từ trường không phụ thuộc vào

A. độ lớn cảm ứng từ

B. góc tạo bởi pháp tuyến và véc tơ cảm ứng từ

C. nhiệt độ môi trường

D. diện tích đang xét

Câu 552 : Đồ thị biểu diễn sự thay đổi của gia tốc theo thời gian trong dao động điều hòa có hình dạng là

A. đường tròn

B. đường elíp

C. đoạn thẳng

D. đường hình sin

Câu 553 : Chọn câu sai. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây có dòng điện đặt trong từ tường đều tỉ lệ với

A. cảm ứng từ tại điểm đặt đoạn dây

B. chiều dài của đoạn dây

C. góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ

D. cường độ dòng điện đặt trong đoạn dây

Câu 554 : Tốc độ truyền sóng cơ học trong một môi trường phụ thuộc vào

A. tần số sóng và bước sóng

B. bản chất của môi trường truyền sóng

C. bước sóng

D. biên độ của sóng, chu kì và bước sóng

Câu 555 : Trong hiện tượng khúc xạ

A. góc khúc xạ luôn nhỏ hơn góc tới

B. mọi tia sáng truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt đều bị đổi hướng

C. khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới

D. khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn thì  góc khúc xạ lớn hơn góc tới

Câu 560 : Một người có điểm cực cận cách mắt 25 cm và điểm cực viễn ở vô cực quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ +10 điốp. Mắt đặt sau kính 1 cm. Hỏi phải đặt vật trong khoảng nào trước kính?

A. Vật cách kính từ 7,14 cm đến 11 cm

B. Vật cách kính từ 7,06 cm đến 10 cm

C. Vật cách kính từ 7,14 cm đến 10 cm

D. Vật cách kính từ 16,7 cm đến 10 cm

Câu 561 : Hai âm có cùng độ cao là hai âm có cùng

A. cường độ âm

B. mức cường độ âm

C. biên độ

D. tần số

Câu 563 : Chọn câu phát biểu đúng?

A. Ảnh của vật nhìn qua kính hiển vi là ảnh ảo ngược chiều với vật

B. Ảnh của vật nhìn qua kính thiên văn ngược chiều và lớn hơn vật

C. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính của kính hiển vi thay đổi được

D. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính của kính thiên văn không thay đổi được

Câu 564 : Phát biểu nào sau đây là sai? Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số

A. lớn nhất khi hai dao động thành phần cùng pha

B. phụ thuộc vào tần số của hai dao động thành phần

C. phụ thuộc vào độ lệch pha của hai dao động thành phần

D. nhỏ nhất khi hai dao động thành phần ngược pha

Câu 565 : Dao động duy trì là dao động tắt dần mà ta đã

A. cung cấp thêm năng lượng để bù lại sự tiêu hao vì ma sát mà không làm thay đổi chu kì riêng của vật

B. làm mất lực cản môi trường đối với vật chuyển động

C. tác dụng ngoại lực biến đổi điều hoà theo thời gian vào vật

D. kích thích lại dao động khi dao động bị tắt dần

Câu 568 : Phát biểu nào sau đây về dao động cưỡng bức là đúng?

A. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ

B. Dao động cưỡng bức là dao động  có tần số thay đổi theo thời gian

C. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực tuần hoàn

D. Biên độ của dao động cưỡng bức bằng biên độ của ngoại lực tuần hoàn

Câu 573 : Một sóng dừng trên dây có dạng

A. 120 cm/s

B. 40 mm/s

C. 40 cm/s

D. 80 cm/s

Câu 577 : Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển có hướng

A. của các ion dương ngược chiều điện trường

B. của các electron tự do ngược chiều điện trường

C. của các electron tự do cùng chiều điện trường

D. của các ion dương theo chiều điện trường, của các ion âm và electron tự do ngược chiều điện trường

Câu 586 : Tại một nơi xác định, chu kỳ của con lắc đơn tỉ lệ thuận với

A. gia tốc trọng trường

B. chiều dài con lắc

C. căn bậc hai gia tốc trọng trường

D. căn bậc hai chiều dài con lắc

Câu 587 : Nói về một chất điểm dao động điều hòa, phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Ở vị trí biên, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc bằng không

B. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc cực đại

C. Ở vị trí biên, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc cực đại

D. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc bằng không

Câu 597 : Điều nào sau đây không đúng về dao động điều hòa?

A. Pha của dao động điều hòa được dùng để xác định trạng thái dao động

B. Dao động điều hòa là dao động có tọa độ là một hàm số dạng cos hoặc sin theo thời gian

C. Biên độ của dao động điều hòa là li độ lớn nhất của dao động. Biên độ không đổi theo thời gian

D. Tần số là số giây thực hiện xong một dao động điều hòa

Câu 599 : Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Công thức E=12kA2 cho thấy cơ năng của con lắc lò xo dao động điều hòa không đổi theo thời gian

B. Con lắc lò xo gồm một vật khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa có chu kì T=2πmk

C. Một con lắc lò xo dao động điều hòa với phương trình x = A.cosωt và có cơ năng là W. Động năng của vật tại thời điểm t là Wđ = Wsin2ωt

D. Một con lắc lò xo dao động điều hòa với phương trình x = A.sinωt và có cơ năng là W. Động năng của vật tại thời điểm t là Wđ = Wsin2ωt

Câu 606 : Hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình dao động là

A. x=42cos10πt-π12cm

B. x=8cos10πt-π12cm

C. x=8cos10πt-π6cm

D. x=42cos10πt-π6

Câu 607 : Chọn câu đúng khi nói về sự tổng hợp dao động

A. Biên độ dao động tổng hợp cực tiểu, khi độ lệch pha của hai dao động thành phần bằng một số chẵn của π2

B. Biên độ dao động tổng hợp của cực tiểu, khi độ lệch pha của hai dao động thành phần bằng một số chẵn của π

C. Biên độ dao động tổng hợp của cực đại, khi độ lệch pha của hai dao động thành phần bằng một số chẵn của π

D. Biên độ dao động tổng hợp của cực đại, khi độ lệch pha của hai dao động thành phần bằng một số lẻ của π

Câu 608 : Đáp án nào đúng?

A. Sóng dọc là sóng có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường luôn trùng với phương truyền sóng. Âm thanh trong không khí là sóng dọc

B. Sóng cơ học là quá trình lan truyền trong không gian của các phần tử vật chất

C. Sóng ngang là sóng có phương dao động nằm ngang

D. Sóng ngang là sóng có phương truyền dao động nằm ngang

Câu 610 : Đáp án nào chưa chuẩn?

A. Giao thoa sóng là hiện tượng xảy ra khi hai sóng phát ra từ hai nguồn dao động cùng phương, cùng tần số, có độ lệch pha không đổi theo thời gian đan xen vào nhau

B. Đề hai sóng giao thoa được với nhau thì chúng phải là hai sóng kết hợp

C. Sóng dừng xuất hiện do sự chồng chất của các sóng có cùng phương truyền sóng

D. Điều kiện về chiều dài để có sóng dừng trên dây khi một đầu dây cố định và đầu còn lại tự do là l=2k+1λ4

Câu 611 : Đáp án nào sai?

A. Trong hiện tượng giao thoa sóng, những điểm trong môi trường là cực tiểu giao thoa khi hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn kết hợp cùng pha tới là  d2-d1=2k+1λ2 với kN

B. Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây mà hai đầu được giữ cố định, bước sóng bằng khoảng cách giữa hai nút sóng hay hai bụng sóng liên tiếp

C. Ở cả giao thoa và sóng, dừng điểm cực đại là điểm mà ở đó hai sóng cùng pha

D. Trong giao thoa sóng, trên mặt nước họ các đường cực đại, cực tiểu giao thoa cùng có tiêu điểm là vị trí hai nguồn sóng

Câu 614 : Chọn đáp án đúng

A. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không

B. Tốc độ âm cơ bản gấp đôi tốc độ họa âm bậc 2

C. Để tăng độ cao của âm thanh do một dây đàn phát ra ta phải kéo căng dây đàn hơn

D. Âm nghe được, siêu âm, hạ âm khác nhau cả về bản chất vật lý và tác dụng sinh lý

Câu 615 : Đáp án nào sai

A. Tại sao người phân biệt tiếng nói của những người khác nhau là do âm sắc của những người đó khác nhau

B. Tại người phân biệt tiếng nói của những người khác nhau là do độ cao của âm ở những người đó khác nhau

C. Tần số là một đặc trưng vật lí của âm

D. Âm lượng là một đặc tính sinh lí của âm

Câu 616 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về về dao động cơ học?

A. Biên độ dao động cưỡng bức của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ ấy

B. Tần số dao động cưỡng bức của một hệ cơ học bằng tần số của ngoại lực điều hòa tác dụng lên hệ ấy

C. Tần số dao động tự do của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ ấy

D. Hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) xảy ra khi tần số của ngoại lực điều hòa bằng tần số dao động riêng của hệ

Câu 626 : Trong hệ SI, cảm kháng của cuộn cảm được tính bằng đơn vị

A. culông (C)

B. ôm (Ω)

C. fara (F)

D. henry (H)

Câu 634 : Đặt hiệu điện thế u = U2cosωt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện C thì cường độ dòng điện tức thời chạy trong mạch là i. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Ở cùng thời điểm, dòng điện i chậm pha π2 so với hiệu điện thế u

B. Dòng điện i luôn ngược pha với hiệu điện thế u

C. Dòng điện i luôn cùng pha với hiệu điện thế u

D. Ở cùng thời điểm, hiệu điện thế u chậm pha π2 so với dòng điện

Câu 638 : Cho hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình lần lượt là

 

B. x=52cos100πt+3π4cm

C. x=10cos100πt+3π4cm

D. x=52cos100πt-3π4cm

Câu 640 : Bước sóng là

A. khoảng cách giữa hai phần tử gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha

B. khoảng cách giữa hai phần tử gần nhau nhất dao động cùng pha

C. khoảng cách giữa hai phần tử của sóng dao động cùng pha

D. quãng đường mà mỗi phần tử của môi trường đi được trong 1s

Câu 643 : Con lắc lò xo gồm vật nhỏ gắn với lò xo nhẹ dao động điều hòa. Gia tốc của vật luôn

A. cùng chiều với chiều chuyển động của vật

B. hướng về vị trí cân bằng

C. hướng về vị trí biên

D. ngược chiều với chiều chuyển động của vật

Câu 648 : Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Động năng của vật biến thiên theo hàm bậc nhất của thời gian

B. Cơ năng của vật không thay đổi theo thời gian

C. Lực cản của môi trường tác dụng lên vật càng nhỏ thì dao động tắt dần càng nhanh

D. Biên độ dao động của vật giảm dần theo thời gian

Câu 649 : Chọn câu trả lời đúng. Sóng dọc

A. chỉ truyền được trong chất rắn

B. truyền được trong chất rắn, chất lỏng và chất khí

C. truyền được trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không

D. không truyền được trong chất rắn

Câu 651 : Một sóng cơ học lan truyền trong một môi trường A với vận tốc vA và khi truyền trong môi trường B có vận tốc vB=2vA. Bước sóng trong môi trường B sẽ 

A. lớn gấp hai lần bước sóng trong môi trường A

B. bằng bước sóng trong môi trường A

C. lớn gấp bốn lần bước sóng trong môi trường A

D. bằng một nửa bước sóng trong môi trường A

Câu 654 : Nói về một chất điểm đang dao động điều hòa, phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Ở vị trí biên, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc cực đại

B. Ở vị trí biên, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc bằng không

C. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc bằng không

D. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc cực đại

Câu 657 : Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí biên về vị trí cân bằng là chuyển động

A. thẳng nhanh dần đều

B. thẳng chậm dần đều

C. thẳng nhanh dần

D. thẳng chậm dần

Câu 659 : Chọn câu trả lời đúng. Để phân loại sóng ngang hay sóng dọc người ta dựa vào

A. tốc độ truyền sóng và bước sóng

B. phương dao động và phương truyền sóng

C. phương truyền sóng và tần số sóng

D. phương truyền sóng và tốc độ truyền sóng

Câu 662 : Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tần số của dao động cưỡng bức lớn hơn tần số của lực cưỡng bức

B. Biên độ của dao động cưỡng bức càng lớn khi tần số của lực cưỡng bức càng gần tần số riêng của hệ dao động

C. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức

D. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức

Câu 666 : Trong dao động điều hoà

A. Gia tốc biến đổi điều hoà cùng pha so với li độ

B. Gia tốc biến đổi điều hoà trễ pha π2 so với li độ

C. Gia tốc biến đổi điều hoà ngược pha so với li độ

D. Gia tốc biến đổi điều hoà sớm pha π2 so với li độ

Câu 674 : Sóng cơ là

A. dao động cơ

B. chuyển động của vật dao động điều hòa

C. dao động cơ lan truyền trong môi trường

D. sự truyền chuyển động cơ trong không khí

Câu 681 : Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm

A. gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha

B. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha

C. gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha

D. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha

Câu 685 : Khi nói về siêu âm, phát biểu nào sau đây sai?

A. Siêu âm có tần số lớn hơn 20 KHz

B. Siêu âm có thể bị phản xạ khi gặp vật cản

C. Siêu âm có thể truyền được trong chất rắn

D. Siêu âm có thể truyền được trong chân

Câu 689 : Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là

A. biên độ và gia tốc

B. biên độ và năng lượng

C. li độ và tốc độ

D. biên độ và tốc độ

Câu 692 : Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định (mốc thế năng ở vị trí cân bằng) thì

A. động năng của vật cực đại khi gia tốc của vật có độ lớn cực đại

B. thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên

C. khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên, vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng dấu

D. khi ở vị trí cân bằng, thế năng của vật bằng cơ năng

Câu 703 : Một electron chuyển động trong một từ trường đều có cám ứng từ hướng từ trên xuống, electron chuyển động từ trái qua phải. Chiều của lực Lo – ren – xơ

A. hướng từ phải sang trái

B. hướng từ dưới lên trên

C. hướng  từ ngoài vào trong

D. hướng từ trong ra ngoài

Câu 706 : Một mạch điện R, L, C mắc nối tiếp. Biết hệ số công suất của mạch này là 1. Nhận xét nào sau đây là sai?

A. Cường độ dòng điện qua mạch đạt cực đại

B. Mạch tiêu thụ công suất lớn nhất

C. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu mạch bằng điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn dây

D. Điện áp ở hai đầu mạch cùng pha với cường độ dòng điện

Câu 715 : Một sợi dây đàn hồi, hai đầu cố định có sóng dừng. Khi tần số sóng trên dây là 20 Hz thì trên dây có 3 bụng sóng. Muốn trên dây có 4 bụng thì phải

A. tăng tần số thêm 30 Hz

B. giảm tần số đi 10 Hz

C. giảm tần số đi còn 20/3 Hz

D. tăng tần số thêm 20/3 Hz

Câu 729 : Gọi T là chu kỳ của một vật nhỏ đang dao động điều hòa. Năng lượng của vật

A. biến thiên điều hòa theo thời gian với chu kì T

B. bằng thế năng của vật khi vật đi qua vị trí cân bằng

C. biến thiên điều hòa theo thời gian với chu kì 0,5T

D. bằng động năng của vật khi vật đi qua vị trí cân bằng

Câu 730 : Một vật dao động điều hoà dọc theo trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Vectơ gia tốc của vật

A. có độ lớn tỉ lệ thuận với độ lớn li độ của vật

B. luôn hướng theo chiều chuyển động của vật

C. luôn hướng ngược chiều chuyển động của vật

D. có độ lớn tỉ lệ nghịch với tốc độ của vật

Câu 735 : Một sóng ngang lan truyền trên bề mặt của một chất lỏng, phương dao động của các phần tử môi trường

A. là phương ngang

B. vuông góc với phương truyền sóng

C. trùng với phương truyền sóng

D. là phương thẳng đứng

Câu 747 : Một hệ dao động cơ đang thực hiện dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi

A. tần số của lực cưỡng bức lớn hơn tần số dao động riêng của hệ

B. tần số của lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ

C. chu kì của lực cưỡng bức lớn hơn chu kì dao động riêng của hệ

D. chu kì của lực cưỡng bức nhỏ hơn chu kì dao động riêng của hệ

Câu 749 : Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động

B. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng có chiều dài gấp hai lần biên độ dao động

C. Lực kéo về tác dụng vào vật luôn không đổi

D. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng có chiều dài bằng biên độ dao động

Câu 750 : Một sóng cơ hình sin truyền trong một môi trường. Xét trên một hướng truyền sóng, khoảng cách giữa hai phần tử môi trường

A. dao động cùng pha là một phần tư bước sóng

B. gần nhau nhất dao động cùng pha là một bước sóng

C. dao động ngược pha là một phần tư bước sóng

D. gần nhau nhất dao động ngược pha là một bước sóng

Câu 751 : Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là

A. tốc độ lan truyền dao động trong môi trường truyền sóng

B. tốc độ cực tiểu của các phần tử môi trường truyền sóng

C. tốc độ chuyển động của các phần tử môi trường truyền sóng

D. tốc độ cực đại của các phần tử môi trường truyền sóng

Câu 754 : Dao động tắt dần

A. luôn có lợi

B. có năng lượng giảm dần theo thời gian

C. có năng lượng không đổi theo thời gian

D. luôn có hại

Câu 757 : Một chất điểm dao động điều hòa dọc theo trục Ox quanh vị trí cân bằng O, có phương trình li độ x=3cosπt+π2 (x tính bằng cm; t tính bằng s). Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Chu kỳ dao động của chất điểm bằng 1 s

B. Tại vị trí cân bằng, vận tốc của chất điểm có độ lớn bằng 3 cm/s

C. Chiều dài quỹ đạo của chất điểm bằng 3 cm

D. Tại thời điểm t = 0, chất điểm chuyển động theo chiều âm của trục Ox

Câu 772 : Khi một đoạn mạch điện xoay chiều RLC đang có cộng hưởng điện, nếu chỉ điện trở R giảm thì

A. hệ số công suất của mạch giảm

B. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở giảm

C. công suất tiêu thụ của mạch giảm

D. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở không đổi

Câu 777 : Âm la do dây đàn ghita và do dây đàn viôlon phát không thể có cùng

A. tần số

B. độ cao

C. âm sắc

D. độ to

Câu 778 : Khi tăng tần số dòng điện xoay chiều lên 3 lần thì dung kháng của tụ điện

A. giảm 3 lần

B. tăng 3 lần

C. giảm 3 lần

D. tăng 3 lần

Câu 781 : Lực kéo về tác dụng lên vật dao động điều hòa luôn

A. đổi chiều tác dụng khi vật đến vị trí biên

B. không đổi về cả hướng và độ lớn

C. hướng theo chiều chuyển động của vật

D. hướng về vị trí cân bằng

Câu 783 : Trong sóng dừng, những điểm nằm giữa hai nút liền kề sẽ

A. luôn đứng yên

B. dao động cùng pha

C. dao động cùng tốc độ cực đại

D. dao động cùng biên độ

Câu 787 : Bước sóng là

A. khoảng cách giữa hai phần tử sóng gần nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha

B. khoảng cách giữa hai phần tử sóng trên phương truyền sóng dao động cùng pha

C. khoảng cách gần nhất giữa hai phần tử của sóng dao động cùng pha

D. quãng đường mà mỗi phần tử của môi trường đi được trong 1 giây

Câu 793 : Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào đại lượng nào dưới đây?

A. Pha ban đầu của ngoại lực

B. Tần số ngoại lực

C. Ma sát của môi trường

D. Biên độ của ngoại lực

Câu 796 : Năng lượng của con lắc lò xo dao động điều hòa

A. không phụ thuộc độ cứng của lò xo

B. tỉ lệ thuận với khối lượng vật nặng

C. không phụ thuộc khối lượng vật nặng

D. tỉ lệ thuận với biên độ dao động

Câu 808 : Phát biểu nào sau đây về sóng cơ học là không đúng?

A. Sóng cơ học là quá trình lan truyền dao động cơ học trong một môi trường liên tục

B. Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động theo phương ngang

C. Sóng dọc là sóng có các phần tử dao động theo phương trùng với phương truyền sóng

D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kỳ

Câu 811 : Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, biên độ A1A2 luôn luôn cùng pha nhau khi

A. một dao động đạt gia tốc cực đại thì li độ của dao động kia bằng 0

B. hiệu số pha bằng một số nguyên lẻ lần π

C. hiệu số pha bằng một số nguyên lẻ lần 0,5π

D. hai vật đi qua vị trí cân bằng tại một thời điểm theo cùng một chiều

Câu 812 : Thấu kính có độ tụ D = -5 điôp đó là thấu kính

A. phân kì có tiêu cự f = -5 cm

B. hội tụ có tiêu cự f = 20 cm

C. phân kì có tiêu cự f = -20 cm

D. hội tụ có tiêu cự f = 5 cm

Câu 814 : Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. gia tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian

B. biên độ dao động giảm dần theo thời gian

C. li độ của vật luôn giảm dần theo thời gian

D. vận tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian

Câu 815 : Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng

A. tạo ra hiệu điện thế lớn hay nhỏ của nguồn điện

B. thực hiện công của nguồn điện

C. di chuyển điện tích nhanh hay chậm của nguồn điện

D. dự trữ diện tích ở các cực của nguồn điện

Câu 817 : Đơn vị của từ thông là

A. tesla (T)

B. vôn (V)

C. vebe (Wb)

D. henry (H)

Câu 823 : Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của một tụ điện là

A. hiệu điện thế giữa hai bản tụ

B. điện dung của tụ điện

C. điện tích của tụ điện

D. cường độ điện trường giữa hai bản tụ

Câu 824 : Trong sóng dừng, khoảng cách giữa hai nút sóng gần nhau nhất bằng

A. một phần tư bước sóng

B. hai lần bước sóng

C. một nửa bước sóng

D. một bước sóng

Câu 827 : Âm do hai loại nhạc cụ phát ra luôn khác nhau về

A. độ cao

B. âm sắc

C. độ to

D. mức cường độ âm

Câu 831 : Chọn phát biểu sai? Dòng điện xoay chiều có biểu thức: i = 2cos100πt (A) thì có

A. cường độ cực đại là 2A

B. chu kì là 0,02 s

C. tần số 50 Hz

D. cường độ hiệu dụng là 22A

Câu 833 : Tính chất cơ bản của từ trường là gây ra

A. lực hấp dẫn lên vật đặt trong nó

B. sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh

C. lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và các nam châm đặt trong nó

D. lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện khác đặt trong nó

Câu 852 : Đối với dao động điều hòa, khoảng thời gian ngắn nhất sau đó trạng thái dao động lặp lại như cũ gọi là

A. tần số dao động

B. pha ban đầu

C. chu kỳ dao động

D. tần số góc

Câu 853 : Công thức tính tần số dao động của con lắc lò xo

A. 2πmk

B. 12πmk

C. 2πkm

D. 12πkm

Câu 854 : Kết quả cuối cùng của quá trình điện phân dung dịch muối đồng sun phát CuSO4 với điện cực bằng đồng là

A. đồng bám vào catot

B. không có thay đổi gì ở bình điện phân

C. anot bị ăn mòn

D. đồng chạy từ anot sang catot

Câu 855 : Hai sóng kết hợp (là hai sóng sinh ra từ hai nguồn kết hợp) có

A. cùng phương, cùng tần số và độ lệch pha không đổi

B. cùng tần số. Cùng phương

C. cùng biên độ. Cùng tần số

D. cùng phương, hiệu số pha không đổi theo thời gian

Câu 857 : Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ với môi trường tới

A. luôn nhỏ hơn 1

B. bằng tỉ số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới

C. bằng hiệu số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới

D. luôn lớn hơn 1

Câu 860 : Tốc độ truyền sóng cơ sắp xếp theo thứ tự giảm dần trong các môi trường

A. rắn, lỏng, khí

B. khí, lỏng, rắn

C. rắn, khí, lỏng

D. lỏng, khí, rắn

Câu 861 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần?

A. Dao động có biên độ giảm dần theo thời gian

B. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương

C. Cơ năng của dao động tắt dần không đổi theo thời gian

D. Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực

Câu 862 : Phát biểu nào dưới đây là đúng. Từ trường không tác dụng với

A. các điện tích đứng yên

B. nam châm đứng yên

C. các điện tích chuyển động

D. nam châm chuyển động

Câu 866 : Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh ảo

B. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật

C. Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật

D. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh thật

Câu 868 : Trong trường hợp nào dao động của con lắc đơn được coi như là dao động điều hòa.

A. Khối lượng quả nặng nhỏ

B. Không có ma sát

C. Biên độ dao động nhỏ

D. Bỏ qua ma sát, lực cản môi trường và biên độ dao động nhỏ

Câu 869 : Một con lắc lò xo dao động điều hoà có

A. chu kỳ tỉ lệ với khối lượng vật

B. chu kỳ tỉ lệ với độ cứng lò xo

C. chu kỳ tỉ lệ với căn bậc hai của khối lượng vật

D. chu kỳ tỉ lệ với căn bậc hai của độ cứng của lò xo

Câu 870 : Để xác định được sự biến đổi của điện trở theo nhiệt độ ta cần các dụng cụ đo gồm:

A. Ôm kế và đồng hồ đo thời gian

B. Vôn kê, cặp nhiệt độ, đồng hồ đo thời gian

C. Vôn kê, ampe kế, đồng hồ đo thời gian

D. Vôn kế, ampe kế, cặp nhiệt độ

Câu 871 : Trong dao động điều hoà của con lắc lò xo, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Vật đổi chiều dao động khi đi qua vị trí biên

B. Véc tơ gia tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng

C. Vật đổi chiều dao động khi véc tơ lực hồi phục đổi chiều

D. Véc tơ vận tốc đổi chiều khi vật qua vị trí biên

Câu 875 : Phương trình vận tốc của vật dao động điều hòa dọc trục Ox là v = Aωcos(ωt). Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Gốc thời gian lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm

B. Gốc thời gian lúc vật có li độ x = A

C. Gốc thời gian lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương

D. Gốc thời gian lúc vật có li độ x = – A

Câu 879 : Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Hiện tượng tự cảm là một trường hợp đặc biệt của hiện tượng cảm ứng điện từ

B. Suất điện động được sinh ra do hiện tượng tự cảm gọi là suất điện động tự cảm

C. Hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do chính sự biến đổi của dòng điện trong mạch đó gây ra gọi là hiện tượng tự cảm

D. Suất điện động cảm ứng cũng là suất điện động tự cảm

Câu 890 : Một chất điểm dao động điều hòa có vận tốc được mô tả theo đồ thị bên. Phương trình dao động của vật là

A. x=103cosπt-π3cm

B. x=53cos2πt+π3cm

C. x=53cos2πt-π3cm

D. x=103cosπt+π3cm

Câu 894 : Khi một con lắc lò xo dao động điều hòa thì:

A. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ

B. gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng

C. vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng

D. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng

Câu 901 : Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương có các phương trình dao động thành phần là

A. x=5cos10πt+π6cm

B. x=53cos10πt+π6cm

C. x=53cos10πt+π4cm

D. x=5cos10πt+π2cm

Câu 906 : Một vật dao động tắt dần

A. Lực kéo về giảm dần theo thời gian

B. Li độ giảm dần theo thời gian

C. Động năng giảm dần theo thời gian

D. Biên độ giảm dần theo thời gian

Câu 911 : Âm nghe được là sóng cơ học có tần số khoảng

A. 16 Hz đến 20 kHz

B. 16 Hz đến 20 MHz

C. 16 Hz đến 20000 kHz

D. 16 Hz đến 200 kHz

Câu 912 : Điều kiện để có hiện tượng giao thoa sóng là

A. hai sóng gặp nhau có cùng biên độ, cùng tốc độ giao nhau

B. hai sóng gặp nhau có cùng phương, cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian

C. hai sóng gặp nhau có cùng phương, cùng bước sóng giao thoa nhau

D. hai sóng gặp nhau chuyển động ngược chiều nhau

Câu 913 : Khi xảy ra cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động

A. mà không chịu ngoại lực tác dụng

B. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng

C. với tần số bằng tần số dao động riêng

D. với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng

Câu 919 : Trong dao động điều hòa, thời gian vật thực hiện một dao động toàn phần được gọi là

A. chu kì dao động

B. tần số dao động

C. pha ban đầu của dao động

D. tần số góc của dao động

Câu 926 : Trong dao động điều hòa, vận tốc biến đổi

A. sớm pha 0,5π so với li độ

B. ngược pha với li độ

C. cùng pha với li độ

D. trễ pha 0,5π so với li độ

Câu 930 : Mức cường độ âm của một âm có cường độ âm là I được xác định bởi công thức:

A. L(dB)=10logII0

B. L(dB)=10lnII0

C. L(dB)=lnII0

D. L(dB)=logII0

Câu 931 : Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm

A. trên cùng phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha nhau

B. gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha

C. gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó vuông pha

D. trên cùng phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha

Câu 932 : Một electron bay vào không gian có từ trường đều với véc tơ vận tốc ban đầu v0 vuông góc với véc tơ cảm ứng từ B. Quỹ đạo của electron trong từ trường là một đường tròn có bán kính R. Khi tăng độ lớn của cảm ứng từ lên gấp đôi thì:

A. bán kính quỹ đạo của electron trong từ trường giảm đi một nửa

B. bán kính quỹ đạo của electron trong từ trường giảm đi 4 lần

C. bán kính quỹ đạo của electron trong từ trường tăng lên gấp đôi

D. bán kính quỹ đạo của electron trong từ trường tăng lên 4 lần

Câu 933 : Chiếu một chùm sáng song song tới lăng kính. Tăng dần góc tới i từ giá trị nhỏ nhất thì

A. góc lệch D tăng theo i

B. góc lệch D giảm dần

C. góc lệch D giảm tới một giá trị xác định rồi tăng dần

D. góc lệch D tăng tới một giá trị xác định rồi giảm dần

Câu 934 : Một người nhìn thẳng góc xuống mặt nước thấy ảnh của con cá ở dưới nước bị

A. dịch ngang song song với mặt nước một đoạn

B. dịch lại gần mặt nước một đoạn

C. dịch ra xa mặt nước một đoạn

D. không bị dịch chuyển

Câu 936 : Câu nào sau đây là không đúng?

A. Khi nạp điện cho bình ắc quy, tác dụng nhiệt là chủ yếu nên bình nóng lên

B. Tác dụng đặc trưng của dòng điện là tác dụng từ

C. Dòng điện làm nóng dây dẫn là tác dụng nhiệt

D. Hiện tượng người bị điện giật là tác dụng sinh lý

Câu 937 : Độ từ thiên D là

A. góc lệch giữa kinh tuyến từ và mặt phẳng nằm ngang

B. góc lệch giữa kinh tuyến từ và mặt phẳng xích đạo của trái đất

C. góc lệch giữa kinh tuyến từ và vĩ tuyến địa lý

D. góc lệch giữa kinh tuyến từ và kinh tuyến địa lý

Câu 938 : Những người đi biển thường thấy ảnh của những con tàu trên bầu trời (ảo ảnh) là do

A. càng lên cao chiết suất của không khí càng tăng, tia sáng từ tàu đến mắt bị uốn cong vồng lên

B. càng lên cao chiết suất của không khí càng giảm, tia sáng từ tàu đến mắt bị uốn cong võng xuống

C. càng lên cao chiết suất của không khí càng giảm, tia sáng từ tàu đến mắt bị uốn cong vồng lên

D. càng lên cao chiết suất của không khí càng tăng, tia sáng từ tàu đến mắt bị uốn cong võng xuống

Câu 940 : Chọn phát biểu sai

A. Hiện tượng xuất hiện dòng Fu – cô thực chất là hiện tượng cảm ứng điện từ

B. Dòng Fu – cô xuất hiện trong một tấm kim loại dao động giữa hai cực nam châm

C. Dòng Fu – cô trong lõi máy biến thế là dòng điện có hại

D. Một tấm kim loại nối với hai cực của một nguồn điện, thì trong tấm kim loại xuất hiên dòng Fu – cô

Câu 941 : Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là biến trở R thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện

A. không đổi khi cường độ dòng điện trong mạch tăng

B. giảm khi cường độ dòng điện trong mạch tăng

C. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch

D. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch

Câu 942 : Những hôm trời mưa có hiện tượng sấm sét là vì giữa các đám mây với nhau hay giữa đám mây với mặt đất có

A. hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng

B. hiện tượng nhiễm điện do ma sát

C. hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc

D. hiện tượng cảm ứng điện từ

Câu 944 : Khi sử dụng điện, dòng điện Fucô không xuất hiện trong:

A. Bếp từ

B. Nồi cơm điện

C. Lò vi sóng

D. Quạt điện

Câu 946 : Có bốn quả cầu nhỏ A, B, C, D, nhiễm điện. Biết rằng quả A hút quả B nhưng lại đẩy quả C. Quả C hút quả D. Khẳng định nào sau đây là không đúng?

A. Điện tích của quả A và D cùng dấu

B. Điện tích của quả B và D cùng dấu

C. Điện tích của quả A và C cùng dấu

D. Điện tích của quả A và D trái dấu

Câu 951 : Trong dao động điều hòa, những đại lượng biến thiên cùng tần số với tần số của vận tốc là

A. li độ, gia tốc và động năng

B. động năng, thế năng và lực kéo về

C. li độ, gia tốc và lực kéo về

D. li độ, động năng và thế năng

Câu 953 : Đồ thị dao động âm do dây thanh đới của người khi nói

A. có dạng bất kỳ nhưng vẫn có tính chất tuần hoàn

B. có dạng Parabol

C. có dạng đường thẳng

D. có dang hình sin

Câu 954 : Hai âm có âm sắc khác nhau là do

A. chúng có độ cao và độ to khác nhau

B. chúng khác nhau về tần số

C. các hoạ âm của chúng có tần số, biên độ khác nhau

D. chúng có cường độ khác

Câu 957 : Đồ thị biểu diễn lực kéo về trong dao động tự do của con lắc lò xo theo thời gian có dạng

A. đường sin

B. đường thẳng

C. đường parabol

D. đường elíp

Câu 958 : Hai vật dao động điều hòa cùng phương cùng tần số, gia tốc của vật thứ nhất biến thiên cùng pha với vận tốc của vật thứ hai. Khi vật thứ nhất qua vị trí cân bằng thì vật thứ hai sẽ

A. có độ lớn gia tốc cực đại

B. đạt tốc độ cực đại

C. có thế năng gấp đôi động năng

D. có động năng bằng thế năng

Câu 959 : Một sóng dừng trên sợi dây có dạng

A. 8cm/s

B. 80 cm/s

C. 18 cm/s

D. 160 cm/s

Câu 960 : Trong dao động điều hòa thì véc tơ vận tốc và véc tơ lực kéo về ngược chiều với nhau khi vật đi từ

A. vị trí biên âm đến vị trí biên dương

B. vị trí cân bằng đến vị trí biên

C. vị trí biên dương đên vị trí biên âm

D. vị trí biên đến vị trí cân bằng

Câu 961 : Năng lượng mà sóng truyền trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm tại một điểm gọi là

A. biên độ của âm

B. cường độ âm tại điểm đó

C. mức cường độ âm

D. mức cường độ âm

Câu 962 : Vật dao động tắt dần có:

A. biên độ luôn giảm dần theo thời gian

B. động năng luôn giảm dần theo thời gian

C. li độ luôn giảm dần theo thời gian

D. tốc độ luôn giảm dần theo thời gian

Câu 963 : Xét dao động điều hòa của con lắc đơn tại một điểm trên mặt đất. Khi con lắc đơn đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì

A. độ lớn li độ tăng

B. tốc độ giảm

C. độ lớn lực phục hồi giảm

D. thế năng tăng

Câu 964 : Hai dao động điều hòa có phương trình lần lượt là x1 = A1cos(ωt) cm và x2 = -A2cos(ωt) cm. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hai dao động ngược pha

B. hai dao động vuông pha

C. Hai dao động cùng pha

D. Hai dao động lệch pha nhau một góc 0,25π

Câu 967 : Tốc độ lan truyền sóng trong một môi trường phụ thuộc vào:

A. chu kì sóng

B. bản chất của môi trường

C. bước sóng

D. tần số sóng

Câu 973 : Khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng gần nhau nhất và dao động cùng pha với nhau gọi là:

A. tốc độ truyền sóng

B. bước sóng

C. tần số sóng

D. chu kì sóng

Câu 975 : Tại một nơi chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn tỉ lệ thuận với:

A. căn bậc hai chiều dài con lắc

B. gia tốc trọng trường

C. căn bậc hai gia tốc trọng trường

D. chiều dài con lắc

Câu 976 : Dao động cưỡng bức có tần số:

A. nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức

B. bằng tần số của lực cưỡng bức

C. lớn hơn tần số của lực cưỡng bức

D. bằng tần số dao động riêng của hệ

Câu 981 : Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + 0,5π). Mốc thời gian được chọn là lúc chất điểm:

A. qua vị trí cân bằng theo chiều dương

B. qua li độ 0,5A theo chiều dương

C. qua li độ 0,5A theo chiều âm

D. qua vị trí cân bằng theo chiều âm

Câu 986 : Vận tốc của một vật dao động điều hòa phụ thuộc vào thời gian theo đồ thị như hình vẽ. Mốc thời gian được chọn là lúc chất điểm

A. qua vị trí cân bằng theo chiều âm

B. qua vị trí cân bằng theo chiều dương

C. ở biên âm

D. ở biên dương

Câu 993 : Cho hai dao động điều hòa có phương trình lần lượt là x1 = 10cos(ωt) cm và x2 = 8cos(ωt – π/2) cm. Tại thời điểm t, dao động thứ nhất có li độ 53 cm và chuyển động nhanh dần. Khi đó dao động thứ hai:

A. có li độ -4 và chuyển động nhanh dần đều

B. có li độ -4 và chuyển động chậm dần đều

C. có li độ 4 và chuyển động chậm dần đều

D. có li độ 4 và chuyển động nhanh dần đều

Câu 994 : Cầu vồng sau cơn mưa được tạo ra do hiện tượng

A. quang điện trong

B. quang – phát quang

C. cảm ứng điện từ

D. tán sắc ánh sáng

Câu 996 : Phát biểu nào sau đây về dao động cưỡng bức là không đúng?

A. Chu kì có thể không bằng chu kì dao động riêng của hệ

B. Tần số luôn bằng tần số dao động riêng của hệ

C. Chu kì luôn bằng chu kì của ngoại lực cưỡng bức

D. Tần số bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức

Câu 997 : Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động

A. cùng tần số, cùng phương

B. cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian

C. có cùng pha ban đầu và cùng biên độ

D. cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian

Câu 998 : Sóng ngang không truyền được trong môi trường

A. khí

B. rắn, lỏng và khí

C. rắn và lỏng

D. rắn và khí

Câu 999 : Quạt trần trong lớp học là một

A. động cơ điện ba pha

B. máy phát điện xoay chiều

C. động cơ điện một pha

D. điện trở thuần

Câu 1000 : Ở nước ta, mạng điện dân dụng sử dụng điện áp

A. xoay chiều với giá trị hiệu dụng là 220V

B. một chiều với giá trị là 220 V

C. xoay chiều với giá trị hiệu dụng là 2202V

D. xoay chiều với giá trị cực đại là 220V

Câu 1001 : Đại lượng đặc trưng cho mức độ bền vững của hạt nhân là

A. năng lượng liên kết

B. năng lượng liên kết riêng

C. điện tích hạt nhân

D. khối lượng hạt nhân

Câu 1002 : Phản ứng hạt nhân không tuân theo định luật bảo toàn

A. khối lượng

B. năng lượng

C. động lượng

D. số nuclon

Câu 1003 : Hoạt động của quang điện trở dựa vào hiện tượng

A. ion hóa

B. quang điện ngoài

C. quang điện trong

D. phát quang của các chất rắn

Câu 1005 : Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí

A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích

B. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích

C. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích

D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích

Câu 1006 : Một vật dao động điều hòa thì

A. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ

B. gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật qua vị trí cân bằng

C. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại khi vật qua vị trí cân bằng

D. động năng của vật có giá trị cực đại khi vật qua vị trí cân bằng

Câu 1007 : Sóng vô tuyến sử dụng trong thông tin bằng điện thoại di động là

A. sóng trung

B. sóng dài

C. sóng ngắn

D. sóng cực ngắn

Câu 1008 : Trường hợp nào sau đây không gây ra hiệu ứng quang điện đối với canxi (có giới hạn quang điện f0=23.1015Hz)?

A. 108 photon của bước sóng 400 nm (màu tím)

B. 105 photon của bước sóng 2 nm (tia X)

C. 106 photon của bước sóng 5 mm (tia hồng ngoại)

D. 102 photon của bước sóng 1 pm (tia gamma)

Câu 1010 : Ảnh của một vật thật được tạo bởi thấu kính phân kì không thể

A. cùng chiều

B. là ảnh ảo

C. là ảnh thật

D. nhỏ hơn vật

Câu 1011 : Nhận xét nào sau đây là không đúng?

A. Tia Rơn–ghen là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn tia tử ngoại

B. Tia hồng ngoại có màu đỏ

C. Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt mạnh

D. Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại và tia Rơn–ghen đều là sóng điện từ

Câu 1013 : Đơn vị của từ thông là

A. Vôn

B. Ampe

C. Tesla

D. Vêbe

Câu 1014 : Điều kiện có sóng dừng trên sợi dây đàn hồi có hai đầu cố định là chiều dài của sợi dây bằng:

A. một phần tư bước sóng

B. số nguyên lần nửa bước sóng

C. số nguyên lần một phần tư bước sóng

D. số lẻ lần một phần tư bước sóng

Câu 1021 : Dòng điện chạy qua một đoạn mạch có cường độ . Đại lượng T được gọi là:

A. tần số góc của dòng điện

B. chu kì của dòng điện

C. tần số của dòng điện

D. pha ban đầu của dòng điện

Câu 1023 : Âm sắc là một đặc tính sinh lí của âm, gắn liền với:

A. mức cường độ âm

B. biên độ âm

C. tần số âm

D. đồ thị dao động âm

Câu 1029 : Dao động cưỡng bức có biên độ càng lớn khi:

A. tần số dao động cưỡng bức càng lớn

B. tần số ngoại lực càng gần tần số riêng của hệ

C. biên độ dao động cưỡng bức càng lớn

D. biên độ lực cưỡng bức bằng biên độ dao động riêng

Câu 1031 : Dòng điện xoay chiều chạy qua mạch chỉ có cuộn dây thuần cảm luôn:

A. có pha ban đầu bằng 0

B. trễ pha hơn điện áp hai đầu mạch góc π/2

C. có pha ban đầu bằng -π/2

D. sớm pha hơn điện áp hai đầu mạch góc π/2

Câu 1035 : Chọn phát biểu sai khi nói về sóng âm:

A. tốc độ truyền sóng âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền sóng âm trong nước

B. sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí

C. năng lượng sóng âm tỉ lệ với bình phương biên độ sóng

D. sóng âm trong không khí là sóng ngang

Câu 1037 : Sóng cơ là:

A. dao động lan truyền trong một môi trường

B. dao động mọi điểm trong môi trường

C. dạng chuyển động đặc biệt của môi trường

D. sự truyền chuyển động của các phần tử trong môi trườn

Câu 1039 : Tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào:

A. bước sóng

B. môi trường truyền sóng

C. năng lượng sóng

D. tần số dao động

Câu 1058 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học?

A. Hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) xảy ra khi tần số của ngoại lực điều hoà bằng tần số dao động riêng của hệ

B. Biên độ dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) không phụ thuộc vào lực cản của môi trường

C. Tần số dao động cưỡng bức của một hệ cơ học bằng tần số của ngoại lực điều hoà tác dụng lên hệ ấy

D. Tần số dao động tự do của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ ấy

Câu 1059 : Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động

A. với tần số bằng tần số dao động riêng

B. mà không chịu ngoại lực tác dụng

C. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng

D. với tần số nhỏ hơn tần số dao động

Câu 1060 : Nhận định nào sau đây sai khi nói về dao động cơ học tắt dần?

A. Dao động tắt dần có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều hòa

B. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian

C. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt càng nhanh

D. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian

Câu 1062 : Một vật dao động tắt dần, các đại lượng nào sau đây giảm dần theo thời gian?

A. biên độ và gia tốc

B. li độ và tốc độ

C. biên độ và năng lượng

D. biên độ và tốc độ

Câu 1066 : Hai dao động cùng phương lần lượt có phương trình

A.  φ=-π6rad

B. φ=πrad

C. φ=-π3rad

D. φ = 0 rad

Câu 1071 : Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là biến trở R thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện

A. không đổi khi cường độ dòng điện trong mạch tăng

B. giảm khi cường độ dòng điện trong mạch tăng

C. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch

D. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch

Câu 1105 : Phát biểu nào sau đây là sai? Biên độ của dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số

A. phụ thuộc vào độ lệch pha của hai dao động thành phần

B. nhỏ nhất khi hai dao động thành phần ngược pha

C. phụ thuộc vào tần số của hai dao động thành phần

D. lớn nhất khi hai dao động thành phần cùng pha

Câu 1106 : Phát biểu nào sau đây là không đúng? Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo, gia tốc của vật

A. có độ lớn tỉ lệ với độ lớn li độ của vật

B. luôn ngược pha với li độ của vật

C. luôn hướng về vị trí cân bằng

D. có giá trị nhỏ nhất khi vật đổi chiều chuyển động

Câu 1107 : Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo một trục cố định. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng

B. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi

C. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động

D. Quỹ đạo chuyển động  của vật là một đường hình sin

Câu 1108 : Khoảng thời gian ngắn nhất mà trạng thái một vật dao động tuần hoàn lặp lại như cũ gọi là

A. chu kì dao động

B. biên độ dao động

C. tần số dao động

D. pha dao động

Câu 1110 : Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về năng lượng của vật dao động điều hòa? Năng lượng của vật dao động điều hòa

A. bằng với động năng của vật khi vật ở vị trí cân bằng

B. bằng với thế năng của vật khi vật ở vị trí biên

C. tỉ lệ nghịch với bình phương của chu kì dao động

D. tỉ lệ với biên độ dao động

Câu 1115 : Để tăng chu kì dao động nhỏ của con lắc đơn lên hai lần, phải thực hiện cách nào sau đây?

A. Giảm biên độ dao động đi 2 lần

B. Tăng vận tốc dao động lên 4 lần

C. Tăng khối lượng vật lên 4 lần

D. Tăng chiều dài dây treo lên 4 lần

Câu 1116 : Biên độ sóng cơ tăng lên 2 lần thì năng lượng sóng

A. tăng 2 lần

B. tăng 4 lần

C. giảm 2 lần

D. giảm 4 lần

Câu 1118 : Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của vận tốc theo li độ trong dao động điều hòa có dạng là

A. đường tròn

B. đường elip

C. đường parabol

D. đường hypebol

Câu 1121 : Trong dao động cơ học, khi nói về vật dao động cưỡng bức (giai đoạn đã ổn định), phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Chu kì của dao động cưỡng bức bằng chu kì của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật

B. Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào tần số của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật

C. Chu kì của dao động cưỡng bức luôn bằng chu kì dao động riêng của vật

D. Biên độ của dao động cưỡng bức luôn bằng biên độ của ngoại lực tuần hoàn

Câu 1122 : Vận tốc truyền sóng là

A. vận tốc dao động của các phần tử vật chất

B. vận tốc truyền pha dao động và cũng chính là vận tốc dao động của các phần tử vật chất

C. vận tốc truyền pha dao động

D. vận tốc dao động của nguồn

Câu 1123 : Hiện tượng cộng hưởng thể hiện rõ nét nhất khi

A. biên độ của lực cưỡng bức nhỏ

B. tần số của lực cưỡng bức lớn

C. lực ma sát của môi trường lớn

D. lực ma sát của môi trường nhỏ

Câu 1129 : Pha ban đầu của vật dao động điều hòa phụ thuộc vào

A. đặc tính của hệ dao động

B. biên độ của vật dao động

C. gốc thời gian và chiều dương của hệ tọa độ

D. kích thích ban đầu

Câu 1134 : Một vật thực hiện đồng thời hai ba dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình

A. x=2cos3t-2π3cm

B. x=2cos3t+π3cm

C. x=3cos3t+πcm

D. x=2cos3t-π6cm

Câu 1138 : Một vật dao động điều hòa trên một đoạn đường thẳng. Nó lần lượt rời xa và sau đó tiến lại gần điểm A. Tại thời điểm t1 vật xuất hiện gần điểm A nhất và tại thời điểm t2 xa điểm A nhất. Như vậy

A. tại thời điểm t1vật có vận tốc lớn nhất, thời điểm t2 có vận tốc nhỏ nhất

B. tại thời điểm t2vật có vận tốc lớn nhất, thời điểm t1có vận tốc nhỏ nhất

C. vật có vận tốc lớn nhất tại cả t1và t2

D. tại cả 2 thời điểm t1và t2vật đều có vận tốc bằng không

Câu 1140 : Chu kì của dao động điều hòa là

A. khoảng thời gian ngắn nhất để gia tốc của vật có giá trị như ban đầu

B. khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở về vị trí ban đầu

C. khoảng thời gian ngắn nhất để vận tốc của vật có giá trị như ban đầu

D. khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở về trạng thái ban đầu

Câu 1144 : Khi con lắc đơn dao động

A. tại vị trí cân bằng lực căng nhỏ nhất, gia tốc lớn nhất

B. tại vị trí cân bằng lực căng nhỏ nhất, gia tốc nhỏ nhất

C. tại vị trí biên lực căng nhỏ nhất, gia tốc lớn nhất

D. tại vị trí biên lực căng nhỏ nhất, gia tốc nhỏ nhất nhất

Câu 1147 : Phương trình dao động của một chất điểm có dạng x=Acosπt-π2cm. Gốc thời gian đã được chọn lúc nào?

A. Lúc vật qua vị trí x = + A

B. Lúc vật qua vị trí x = - A

C. Lúc vật qua vị trí cân bằng theo chiều âm

D. Lúc vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương

Câu 1156 : Một con lắc đơn dao động với biên độ góc nhỏ. Chu kì của con lắc không thay đổi khi

A. Thay đổi chiều dài của con lắc

B. Thay đổi gia tốc trọng trường

C. Tăng biên độ góc lên đến 300

D. Thay đổi vị trí địa lý đặt con lắc

Câu 1159 : Để phân biệt âm do các nguồn khác nhau phát ra ta dựa vào đặc trưng sinh lí nào sau đây?

A. Độ to

B. Tần số

C. Âm sắc

D. Độ to và tần số

Câu 1160 : Một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không đổi?

A. Tần số

B. Biên độ

C. Bước sóng

D. Tốc độ truyền sóng

Câu 1161 : Ở trên mặt nước có hai nguồn sóng cùng tần số, cùng pha và dao động theo phương vuông góc với mặt nước. Trong vùng giao thoa, những điểm không dao động có hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn truyền đến bằng

A. một số bán nguyên lần bước sóng

B. một số nguyên lần bước sóng

C. một số bán nguyên lần nửa bước sóng

D. một số nguyên lần nửa bước sóng

Câu 1174 : Vật dao động điều hòa. Vận tốc biến thiên với đồ thị như hình vẽ. Phương trình gia tốc là

A. a=4πcos2πt+π2 cm/s2

B. a=4π2cosπt+π2 cm/s2

C. a=4πcos2πt+π cm/s2

D. a=4π2cosπt cm/s2

Câu 1178 : Hai dòng điện cường độ I1 = 6 A, I2 = 9 A chạy trong hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn có chiều ngược nhau, được đặt trong chân không cách nhau một khoảng a = 10 cm. Qũy tích những điểm mà tại đó véc tơ cảm ứng từ tổng hợp bằng 0 là

A. đường thẳng song song với hai dòng điện, cách I130 cm, cách I2 20 cm

B. đường thẳng vuông góc với hai dòng điện, cách I1 30 cm, cách I2 30 cm

C. đường thẳng song song với hai dòng điện, cách I1 20 cm, cách I2 30 cm

D. đường thẳng vuông góc với hai dòng điện, cách I1 20 cm, cách I2 30 cm

Câu 1202 : Chỉ ra câu đúng. Âm La của cây đàn ghita và của cái kèn không thể cùng

A. Mức cường độ âm

B. Đồ thị dao động âm

C. Cường độ âm

D. Tần số

Câu 1206 : Trên mặt một chất lỏng có hai nguồn kết hợp

A. AM = 3,38 cm

B. AM = 3,04 cm

C. AM = 3,91 cm

D. AM = 2,5 cm

Câu 1207 : Chọn câu sai.Trên thân một tụ điện có ghi: 470µF – 16V

A. 470µF giá trị điện dung của tụ

B. Trong thực tế khi lắp tụ vào một mạch điện có điện áp U người ta chọn tụ có điện áp giới hạn cao gấp khoảng 1,4 lần. Ví dụ: mạch 12V lắp tụ 16V, mạch 24V lắp tụ 35V…

C. Số liệu này cho biết khi nạp tụ với điện áp 16V thì điện dung của tụ bằng 470 µF

D. 16V là giá trị điện áp cực đại mà tụ chịu được, quá điện áp này tụ sẽ hỏng

Câu 1210 : Trong âm nhạc các nốt Đồ Rê Mi Fa Sol La Si Đô được sắp xếp theo thứ tự:

A. tăng dần độ cao (tần số)

B. giảm dần độ cao (tần số)

C. tăng dần độ to

D. giảm dần độ to

Câu 1211 : Sóng âm truyền từ không khí vào kim loại thì

A. tần số và vận tốc giảm

B. tần số và vận tốc tăng

C. tần số không đổi, vận tốc tăng

D. tần số không đổi, vận tốc giảm

Câu 1228 : Xét một vectơ quay OM có những đặc điểm sau:

A. x=2cost-300

B. x=2cost+π3

C. x=2cost+π6

D. x=2cost-π3

Câu 1237 : Chọn câu sai về khả năng cảm nhận sóng âm của các loài vật sau:

A. chó nghe được siêu âm

B. cá voi và voi đều giao tiếp được bằng hạ âm

C. dơi có khả năng phát sóng siêu âm và nghe phản xạ để định vị

D. rắn chỉ nghe được siêu âm

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247