Tính diện tích toàn phần của các hình chóp đều sau đây:
a) Hình chóp tứ giác đều OA = 8cm,BC = CD = 6cm
b) Hình chóp tứ giác đếu cạnh đáy 6cm, chiều cao hình chóp 5cm.
c) Hình chóp tứ giác đều cạnh đáỵ 20cm, chiều cao hình chóp 7cm
d) Hình chóp tứ giác đều cạnh đáỵ 1m, chiều cao hình chóp 50cm
Câu a.
Vì AO là đường cao hình chóp nên ΔAOM vuông tại O.
Ta có OM = \(\frac{1}{2}\) CD = 3 (cm)
Áp dụng định lí Pi-ta-go vào tam giác vuông AOM, ta có:
AM2 = AO2 + OM2 = 82 + 32 = 73
Suy ra: AM = \(\sqrt {73} \) (cm)
Ta có: Sxq = Pd = 6.2. \(\sqrt {73} \) = 12\(\sqrt {73} \) (cm2)
Sđáy = 6.6 = 36 (cm2)
Vậy STP = Sxq + Sđáy = 12\(\sqrt {73} \) +36 ≈ 138,5(cm2)
Câu b.
Hình chóp tứ giác đều cạnh đáy bằng 6cm, chiều cao hình chóp bằng 5cm.
Tương tự hình vẽ câu a ta có MA Δ BC.
Vì AO là đường cao của hình chóp nên ΔAOM vuông tại O.
Áp dụng định lí Pi-ta-go vào tam giác vuông AOM, ta có:
AM2 = OA2 + OM2 = 25 + 9 = 34
Suy ra: AM = \(\sqrt {34} \) cm
Ta có: Sxq=6.2. √34 =12\(\sqrt {34} \) (cm2)
Sđáy = 6.6 = 36 (cm2)
Vậy STP = Sxq + Sđáy = 12\(\sqrt {34} \) +36 ≈ 106 (cm2)
Câu c.
Hình chóp tứ giác đều, cạnh đáy bằng 20cm, chiều cao hình chóp bằng 7cm
Tương tự hình vẽ câu a ta có MA Δ BC
Vì AO là đường cao của hình chóp nên ΔAOM vuông tại O.
Áp dụng định lí Pi-ta-go vào tam giác vuông AOM, ta có:
AM2 = AO2 + MO2 = 72 + 102 = 149
Suy ra: AM = \(\sqrt {149} \) (cm)
Ta có: Sxq = 20.2. 49 = 40\(\sqrt {149} \) (cm2)
Sđáy = 20.20 = 400 (cm2)
Vậy STP = Sxq + Sđáy =40\(\sqrt {149} \) + 400 ≈ 888,3 (cm2)
Câu d.
Hình chóp tứ giác đều, cạnh đáy bằng 1m, chiếu cao hình chóp bằng 0,5m.
Tương tự hình vẽ câu a ta có AM Δ BC.
Vì AO là đường cao của hình chóp nên ΔAOM vuông tại O.
Áp dụng định li Pi-ta-go vào tam giác vuông AOM,ta có:
AM2 =AO2 +OM2 = (0,5)2+(0,5)2 = 0,5
Suy ra: AM =0.5 cm
Ta có: Sxq=1.2. \(\sqrt {0,5} \) =2\(\sqrt {0,5} \) (m2)
Sđáy = 1.1 = 1(m2)
Vậy STP=2\(\sqrt {0,5} \) +1 ≈ 2,4 (m2)
-- Mod Toán 8
Copyright © 2021 HOCTAP247