Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Nguyễn Trung Trực

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Nguyễn Trung Trực

Câu 2 : Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ

A. Các electron, proton, notron.

B. Các electron, proton.

C. Các proton, notron.  

D. Các electron và notron.

Câu 4 : Máy biến áp là một thiết bị:

A. Biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều.

B. Biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều.

C. Làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều.

D. Biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều.

Câu 5 : Trong việc chiếu và chụp ảnh nội tạng bằng tia X, người ta phải hết sức tránh tác dụng nào dưới đây của tia X?

A. Khả năng đâm xuyên. 

B. Làm đen kính ảnh.

C. Làm phát quang một số chất. 

D. Hủy diệt tế bào.

Câu 7 : Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì năng lượng của

A. Các photon trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau.

B. Một photon bằng năng lượng nghỉ của một electron.

C. Một photon phụ thuộc vào khoảng cách từ photon đó tới nguồn phát ra nó.

D. Một photon tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng tương ứng với photon đó.

Câu 8 : Hạt proton có năng lượng toàn phần lớn gấp 3 lần năng lượng nghỉ của nó. Tốc độ của hạt proton này là:

A. \({{2.10}^{8}}m/s.\) 

B. \(\sqrt{3}{{.10}^{8}}m/s.\)

C. \(2\sqrt{2}{{.10}^{8}}m/s.\)

D. \(\sqrt{6}{{.10}^{8}}m/s.\)

Câu 10 : Đại lương nào không thay đổi khi sóng cơ truyền từ môi trường đàn hồi này sang môi tường đàn hồi khác?

A. Tần số của sóng.

B. Bước sóng và tốc độ truyền sóng.

C. Tốc độ truyền sóng. 

D. Bước sóng và tần số của sóng.

Câu 11 : Chọn câu đúng nhất. Sóng điện từ

A. Là sóng dọc và truyền được trong chân không.

B. Là sóng ngang và truyền được trong chân không.

C. Là sóng dọc và không truyền được trong chân không.

D. Là sóng ngang và không truyền được trong chân không.

Câu 16 : Khi nói về sự phóng xạ, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Sự phóng xạ phụ thuộc vào áp suất tác dụng lên bề mặt của khối chất phóng xạ.

B. Sự phóng xạ phụ thuộc vào nhiệt độ của chất phóng xạ.

C. Chu kì phóng xạ của một chất phụ thuộc vào khối lượng của chất đó.

D. Phóng xạ là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

Câu 22 : Đoạn mạch AB gồm ba linh kiện mắc nối tiếp là điện trở thuần \(R=50\Omega \), cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(\frac{1}{\pi }H\) và tụ điện C có điện dung \(\frac{{{2.10}^{-4}}}{\pi }F\). Đặt điện áp xoay chiều \(u=120\sqrt{2}\cos 100\pi t\left( V \right)\) vào đoạn mạch AB. Biểu thức cường độ dòng điện chạy trong mạch là

A. \(i=2,4\sin \left( 100\pi t-\frac{\pi }{4} \right)\left( A \right).\)

B. \(i=\frac{6\sqrt{2}}{5}\sin \left( 100\pi t-\frac{\pi }{4} \right)\left( A \right).\)

C. \(i=2,4\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{4} \right)\left( A \right).\) 

D. \(i=\frac{6\sqrt{2}}{5}\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{4} \right)\left( A \right).\)

Câu 32 : Cho mạch gồm R, L, C mắc nối tiếp. Đặt điện áp xoay chiều u vào đoạn mạch. Gọi \({{u}_{1}},{{u}_{2}},{{u}_{3}}\) lần lượt là điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở thuần, cuộn dây, tụ điện. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. \(u={{u}_{1}}+{{u}_{2}}+{{u}_{3}}.\)  

B. \({{u}^{2}}=u_{1}^{2}+{{\left( {{u}_{2}}-{{u}_{3}} \right)}^{2}}.\)

C. \({{u}^{2}}=u_{1}^{2}+u_{2}^{2}+u_{3}^{2}.\) 

D. \(u={{u}_{1}}+{{u}_{2}}-{{u}_{3}}.\) 

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247