Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Toán học Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Toán Trường THPT Cầu Giấy

Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Toán Trường THPT Cầu Giấy

Câu 1 : Tìm tất cả các giá trị của \(x\) để biểu thức \(\sqrt {x - 2} \) có nghĩa.

A.

\(x \ge 2\)  

B. \(x > 2\)    

C. \(x \le 2\)    

D. \(x \ge 0\) 

Câu 2 : Hàm số nào dưới đây là hàm số bậc nhất?

A. \(y = \sqrt {x + 2} \)       

B. \(y = \dfrac{2}{x} + 1\)   

C. \(y =  - 2x + 1\)       

D. \(y = {x^2}\) 

Câu 3 : Tìm \(m\) biết điểm \(A\left( {1;\; - 2} \right)\) thuộc đường thẳng có phương trình \(y = \left( {2m - 1} \right)x + 3 + m.\)

A. \(m =  - \dfrac{4}{3}\)        

B. \(m = \dfrac{4}{3}\)     

C. \(m = \dfrac{5}{3}\)     

D. \(m =  - \dfrac{5}{3}\)  

Câu 4 : Tìm tất cả các giá trị của \(m\) để hàm số \(y = \left( {2m - 1} \right)x + m + 2\) đồng biến trên \(R.\) 

A. \(m < \dfrac{1}{2}\)    

B. \(m > \dfrac{1}{2}\)    

C. \(m > 0\)      

D. \(m < 0\)   

Câu 5 : Hàm số nào dưới đây đồng biến khi \(x < 0\) và nghịch biến khi \(x > 0?\)  

A. \(y =  - 3x + 1\)     

B. \(y = x - 3\)               

C. \(y = {x^2}\)           

D. \(y =  - 3{x^2}\) 

Câu 6 : Tìm tất cả các giá trị của \(m\) để phương trình \({x^2} - 2\left( {m + 1} \right)x + {m^2} - 3 = 0\) vô nghiệm.

A. \(m \ge  - 2\)   

B. \(m = - 2\)

C. \(m >  - 2\)      

D. \(m <  - 2\)   

Câu 7 : Phương trình nào dưới đây có tổng hai nghiệm bằng 3?

A. \(2{x^2} + 6x + 1 = 0\)        

B. \(2{x^2} - 6x + 1 = 0\)    

C. \({x^2} - 3x + 4 = 0\)      

D. \({x^2} + 3x - 2 = 0\) 

Câu 8 : Cho tam giác ABC  vuông tại A. Khẳng định nào dưới đây đúng?  

A. \(\cos B = \dfrac{{AB}}{{BC}}\) 

B. \(\cos B = \dfrac{{AC}}{{BC}}\)    

C. \(\cos B = \dfrac{{AB}}{{AC}}\)   

D. \(\cos B = \dfrac{{AC}}{{AB}}\)  

Câu 9 : Khẳng định nào dưới đây sai?

A. Mọi hình vuông đều là tứ giác nội tiếp.  

B. Mọi hình chữ nhật đều là tứ giác nội tiếp. 

C. Mọi hình thoi đều là tứ giác nội tiếp.      

D. Mọi hình thang cân đều là tứ giác nội tiếp.

Câu 10 : Cho đường tròn tâm \(O,\) bán kính \(R = 5\;cm\) có dây cung \(AB = 6\;cm.\) Tính khoảng cách  \(d\) từ \(O\) tới đường thẳng \(AB.\)   

A. \(d = 1\;cm.\)   

B. \(d = 2\;cm.\)       

C. \(d = 4 \;cm\) 

D. \(d = \sqrt {34} \;cm\) 

Câu 11 : Hai bạn Hòa và Bình có 100 quyển sách. Nếu Hòa cho Bình 10 quyển sách thì số quyển sách của Hòa bằng \(\dfrac{3}{2}\) số quyển sách của Bình. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu quyển sách?

A. Hòa có \(70\) quyển sách  Bình có \(30\) quyển sách 

B. Hòa có \(80\) quyển sách  Bình có \(20\) quyển sách 

C. Hòa có \(60\) quyển sách  Bình có \(40\) quyển sách 

D. Hòa có \(30\) quyển sách  Bình có \(70\) quyển sách 

Câu 13 : Rút gọn biểu thức: \(A = 2\sqrt 5  + 3\sqrt {45} .\)

A. \(A = 11\sqrt 3 \) 

B. \(A = 11\sqrt 5 \) 

C. \(A = 7\sqrt 5 \) 

D. \(A = 7\sqrt 3 \) 

Câu 14 : Giải phương trình \({x^2} - 6x + 5 = 0.\) 

A. \(S = \left\{ {1;\;5} \right\}\) 

B. \(S = \left\{ {-1;\;5} \right\}\) 

C. \(S = \left\{ {1;\;-5} \right\}\) 

D. \(S = \left\{ {-1;\;-5} \right\}\) 

Câu 17 : Giải phương trình: \(2{x^2} - 5x + 2 = 0.\) 

A. \(S = \left\{ {\dfrac{1}{2};\;\;2} \right\}\) 

B. \(S = \left\{ {\dfrac{1}{3};\;\;3} \right\}\) 

C. \(S = \left\{ {\dfrac{1}{3};\;\;2} \right\}\) 

D. \(S = \left\{ {\dfrac{1}{2};\;\;3} \right\}\) 

Câu 18 : Giải hệ phương trình sau: \(\left\{ \begin{array}{l}2x + y = 1\\3x - 2y = 5\end{array} \right..\) 

A. \(\left( {x;\;y} \right) = \left( {1; 1} \right)\) 

B. \(\left( {x;\;y} \right) = \left( {1; - 1} \right)\) 

C. \(\left( {x;\;y} \right) = \left( {- 1; - 1} \right)\) 

D. \(\left( {x;\;y} \right) = \left( {- 1; 1} \right)\) 

Câu 19 : Tìm \(x\) để biểu thức sau có nghĩa: \(P = \sqrt {5x + 3}  + 2018\sqrt[3]{x}.\) 

A. \(x \ge  - \dfrac{1}{5}\)

B. \(x \ge   \dfrac{1}{5}\)

C. \(x \ge  \dfrac{3}{5}\)

D. \(x \ge  - \dfrac{3}{5}\)

Câu 20 : Cho hàm số \(y = \dfrac{1}{2}{x^2}.\) Điểm \(D\) có hoành độ \(x =  - 2\) thuộc đồ thị hàm số. Tìm tọa độ điểm \(D.\)

A. \(D\left( { - 2;\;2} \right)\) 

B. \(D\left( { 2;\;2} \right)\) 

C. \(D\left( { 2;\;- 2} \right)\) 

D. \(D\left( { - 2;\;- 2} \right)\) 

Câu 21 : Tìm giá trị của \(a\) và \(b\) để đường thẳng \(d:\;\;y = ax + b - 1\) đi qua hai điểm \(A\left( {1;\;1} \right)\) và \(B\left( {2;\;3} \right).\) 

A. \(a = 1\) và \(b = 2\) 

B. \(a = 2\) và \(b = 1\) 

C. \(a = 0\) và \(b = 2\) 

D. \(a = 2\) và \(b = 0\) 

Câu 23 : Cho phương trình \({x^2} - 4mx + 4{m^2} - 2 = 0\;\;\;\left( 1 \right)\). Giải phương trình \(\left( 1 \right)\) khi \(m = 1.\)

A. \(S = \left\{ {1 - \sqrt 2 ;\;\;1 + \sqrt 2 } \right\}\) 

B. \(S = \left\{ {-1 - \sqrt 2 ;\;\;-1 + \sqrt 2 } \right\}\) 

C. \(S = \left\{ {2 - \sqrt 2 ;\;\;2 + \sqrt 2 } \right\}\) 

D. \(S = \left\{ {-2 - \sqrt 2 ;\;\;-2 + \sqrt 2 } \right\}\) 

Câu 24 : Hãy giải phương trình: \(\left( {x - 2018} \right)\left( {x - 2020} \right) = 2018 - x.\)

A. \(S = \left\{ {2018;\;2020} \right\}\) 

B. \(S = \left\{ {2020;\;2021} \right\}\) 

C. \(S = \left\{ {2018;\;2019} \right\}\) 

D. \(S = \left\{ {2019;\;2018} \right\}\) 

Câu 26 : Rút gọn biểu thức: \(P = \left( {\dfrac{{3\sqrt x }}{{\sqrt x  + 2}} + \dfrac{{\sqrt x }}{{\sqrt x  - 2}} - \dfrac{{x - \sqrt x }}{{x - 4}}} \right):\dfrac{{3\sqrt x }}{{\sqrt x  + 2}}\)  với \(x > 0,\;\;x \ne 4.\)  

A. \(\frac{{\sqrt x  - 1}}{{\sqrt x  + 2}}\) 

B. \(\frac{{\sqrt x  + 1}}{{\sqrt x  + 2}}\) 

C. \(\frac{{\sqrt x  + 1}}{{\sqrt x  - 2}}\) 

D. \(\frac{{\sqrt x  - 1}}{{\sqrt x  - 2}}\) 

Câu 27 : Giải hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}3\left( {x + 1} \right) + 2\left( {x + 2y} \right) = 4\\4\left( {x + 1} \right) - \left( {x + 2y} \right) = 9\end{array} \right..\) 

A. \(\left( {x;\;y} \right) = \left( {- 1;\; - 1} \right)\) 

B. \(\left( {x;\;y} \right) = \left( {- 1;\; 1} \right)\) 

C. \(\left( {x;\;y} \right) = \left( {1;\; 1} \right)\) 

D. \(\left( {x;\;y} \right) = \left( {1;\; - 1} \right)\) 

Câu 32 : Giải phương trình: \({x^4} + {x^2} - 20 = 0\) 

A. \(S = \left\{ { - 2;\;- 2} \right\}\) 

B. \(S = \left\{ { 2;\;-2} \right\}\) 

C. \(S = \left\{ { 2;\;2} \right\}\) 

D. \(S = \left\{ { - 2;\;2} \right\}\) 

Câu 33 : Giải hệ phương trình sau: \(\left\{ \begin{array}{l}3x - y = 11\\2x + y = 9\end{array} \right..\)   

A. \(\left( {x;\;y} \right) = \left( {-4;1} \right)\)  

B. \(\left( {x;\;y} \right) = \left( {4;1} \right)\)  

C. \(\left( {x;\;y} \right) = \left( {4;-1} \right)\)  

D. \(\left( {x;\;y} \right) = \left( {-4;-1} \right)\)  

Câu 36 : Giải phương trình: \({x^2} + 8x + 7 = 0\) 

A. \(S = \left\{ { - 1; 7} \right\}\).

B. \(S = \left\{ { 1; 7} \right\}\).

C. \(S = \left\{ {  1; - 7} \right\}\).

D. \(S = \left\{ { - 1; - 7} \right\}\) 

Câu 37 : Giải hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}2x - y =  - 6\\5x + y = 20\end{array} \right.\)

A. \(\left( {x;y} \right) = \left( {2;10} \right)\) 

B. \(\left( {x;y} \right) = \left( {-2;10} \right)\) 

C. \(\left( {x;y} \right) = \left( {2;-10} \right)\) 

D. \(\left( {x;y} \right) = \left( {-2;-10} \right)\) 

Câu 38 : Cho biểu thức \(A = \dfrac{{\sqrt x  + 1}}{{x + 4\sqrt x  + 4}}:\left( {\dfrac{x}{{x + 2\sqrt x }} + \dfrac{x}{{\sqrt x  + 2}}} \right),\) với \(x > 0\). Rút gọn biểu thức A.

A. \({\frac{1}{{\sqrt x \left( {\sqrt x  - 2} \right)}}}\) 

B. \({\frac{1}{{\sqrt x \left( {\sqrt x  + 2} \right)}}}\) 

C. \({\frac{1}{{\sqrt x \left( {\sqrt x  + 1} \right)}}}\) 

D. \({\frac{1}{{\sqrt x \left( {\sqrt x  - 1} \right)}}}\) 

Câu 41 : Tính giá trị biểu thức: \(A = 3\sqrt {27}  - 2\sqrt {12}  + 4\sqrt {48} .\)     

A. \(A = 20\sqrt 3\) 

B. \(A = 20\sqrt 2\) 

C. \(A = 21\sqrt 2\) 

D. \(A = 21\sqrt 3\) 

Câu 43 : Giải các phương trình: \({x^2} - 3x + 2 = 0\)   

A. \(S = \left\{ {2;2} \right\}\) 

B. \(S = \left\{ {2;3} \right\}\) 

C. \(S = \left\{ {1;2} \right\}\) 

D. \(S = \left\{ {1;3} \right\}\) 

Câu 44 : Giải các phương trình: \({x^2} - 2\sqrt 3 x + 3 = 0\) 

A. \(S = 3\) 

B. \(S = 2\) 

C. \(S = \left\{ {\sqrt 3 } \right\}\) 

D. \(S = \left\{ {\sqrt 2 } \right\}\)

Câu 45 : Giải hệ phương trình sau: \(\left\{ \begin{array}{l}x - y = 3\\3x - 2y = 8\end{array} \right.\) 

A. \(\left( {x;y} \right) = \left( {2; 1} \right)\)  

B. \(\left( {x;y} \right) = \left( {2; - 1} \right)\)  

C. \(\left( {x;y} \right) = \left( {- 2; - 1} \right)\)  

D. \(\left( {x;y} \right) = \left( { -2; 1} \right)\)  

Câu 47 : Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi M là trung điểm của BC. Biết AB = 3 cm, AC = 4cm. Tính độ dài đường cao AH và diện tích tam giác ABM. 

A. \({S_{ABM}} = 3\left( {c{m^2}} \right)\) 

B. \({S_{ABM}} = 2\left( {c{m^2}} \right)\) 

C. \({S_{ABM}} = 4\left( {c{m^2}} \right)\) 

D. \({S_{ABM}} = 5\left( {c{m^2}} \right)\) 

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247