Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề kiểm tra học kì 1 Hóa 12 có đáp án (Mới nhất) !!

Đề kiểm tra học kì 1 Hóa 12 có đáp án (Mới nhất) !!

Câu 4 :
Chọn khẳng định đúng?


A. Chất béo là este của glixerol với axit béo.



B. Chất béo là trieste của glixerol với axit hữu cơ.



C. Chất béo là trieste của ancol đơn chức với axit ba chức



D. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.


Câu 9 :
Glyxin phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây:


A. Quì tím, HCl, Al(OH)3, C2H5OH.



B. KOH, HCl, etanol, O2



C. H2, HCl, C2H5OH, NaOH.


D. HCl, KOH, nước Br2, CH3OH.

Câu 11 :

Dãy gồm các phân tử có cấu trúc mạch nhánh là


A. amilopectin, thủy tinh hữu cơ, xenlulozơ.



B. amilopectin, glicogen.



C. amilozơ, poli(vinyl clorua), tơ nitron.



D. amilopectin, polistiren, cao su thiên nhiên.


Câu 12 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?


A. Đốt cháy protein cũng như đốt cháy xenlulozơ đều sinh ra N2.



B. Khi đun nóng dung dịch Ala-Gly-Val-Phe có kết tủa gọi là sự đông tụ của protein.



C. Số amino axit ứng với công thức phân tử C3H7O2N là hai.



D. Polipeptit là polime.


Câu 13 :

Câu nào sai trong các câu sau:


A. Iot tạo với tinh bột hợp chất màu xanh tím còn xenlulozơ thì không.



B. Có thể phân biệt glucozơ với saccarozơ bằng nước brom.



C. fructozơ, etyl fomat; glucozơ đều tham gia phản ứng tráng bạc.



D. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau vì đều có công thức (C6H10O5)n


Câu 15 :

Mô tả nào dưới đây không đúng với glucozơ?


A. Còn có tên gọi là đường nho.



B. Chất rắn, không màu, tan nhiều trong nước và không có vị ngọt.



C. Có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây, nhất là trong quả chín.



D. Có 0,1% trong máu người bình thường.


Câu 16 :

Phản ứng chuyển glucozơ, fructozơ thành những sản phẩm giống nhau là


A. phản ứng với Na.



B. phản ứng với H2/Ni. to.



C. phản ứng với Cu(OH)2.


D. phản ứng tráng gương.

Câu 18 :
Tên gọi của C6H5NH2 ( C6H5-: phenyl) là


A. Alanin


B. Anilin

C. Benzyl amin

D. Phenyl amino

Câu 19 :

Trong các cặp chất sau, cặp chất nào tham gia phản ứng trùng ngưng?


A. CH2=CH-CH=CH2 và C6H5-CH=CH2



B. CH2=CH-Cl và CH2=CH-COO-CH3



C. H2N-[CH2]6-NH2 và HOOC-[CH2]4-COOH



D. CH2=CH-CH=CH2 và CH2=CH-CN


Câu 20 :

Triolein có công thức là


A. (C17H35COO)3C3H5



B. (C15H31COO)3C3H5



C. (C17H33COO)3C3H5


D. C17H31COO)3C3H5

Câu 26 :

Ngâm một lá Niken trong dung dịch loãng của các muối: MgCl2, NaCl, Cu(NO3)2, AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2. Niken khử được các muối là


A.AlCl3,ZnCl2, Pb(NO3)2


B. AlCl3, MgCl2, Pb(NO3)2

C. MgCl2, NaCl, Cu(NO3)2

D. Cu(NO3)2, Pb(NO3)2

Câu 29 :

Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)

A. Bông

B. Tơ visco

C. Nilon-6

D. Tơ capron

Câu 32 :

Dãy các kim loại được xếp theo chiều tính khử tăng dần là


A. Mg, Al, Fe


B. Al, Mg, Fe

C. Fe, Mg, Al

D. Fe, Al, Mg

Câu 33 :
Chất có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là


A. H2N-CH2-COOH


B. CH2 = C(CH3)COOCH3

C. HCOOCH=CH2

D. CH3COOCH=CH2

Câu 34 :

Thủy phân đến cùng protein đơn giản thu được


A. Các chuỗi polipeptit


B. Các aminoaxit khác nhau

C. Các aminoaxit

D. Các aminoaxit giống nhau

Câu 35 :

Dùng thuốc thử AgNO3/NH3 đun nóng có thể phân biệt được cặp chất nào sau đây?


A. Glucozơ và mantozơ



B. Glucozơ và glixerol



C. Saccarozơ và glixerol



D. Glucozơ và fructozơ


Câu 39 :

Dãy gồm các kim loại tan trong dung dịch HCl 2M là


A. Al, Cu, Fe


B. Ba, Zn, Na

C. Mg, Ni, Ag

D. K, Ba, Hg

Câu 44 :
Metyl propionat là tên gọi của hợp chất có công thức cấu tạo là


A. C2H5COOCH3


B. CH3COOC2H5

C. HCOOC3H7.

D. CH3COO C2H5

Câu 47 :
Protein phản ứng với Cu(OH)2/OH- tạo sản phẩm có màu đặc trưng là


A. Màu đỏ


B. Màu vàng

C. Màu da cam

D. Màu tím

Câu 49 :

Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là

A. Tính bazơ

B. Tính oxi hóa và tính khử

C. Tính oxi hóa

D. Tính khử

Câu 50 :

Để biến một số dầu thành mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình


A. Cô cạn ở nhiệt độ cao


B . Làm lạnh

C. Hiđro hóa (xúc tác Ni, t0)

D. Xà phòng hóa

Câu 51 :

Đồng phân của glucozơ là

A. Saccarozơ

B. Fructozơ

C. Tinh bột

D. Xenlulozơ

Câu 53 :

Fructozơ không phản ứng với chất nào sau đây


A. dd Br2


B. H2/Ni,t0

C. Cu(OH)2

D. dd AgNO3/NH3

Câu 55 :
Hợp chất nào dưới đây có lực bazơ yếu nhất


A. amoniăc


B. Anilin

C. đimetyl amin

D. metylamin

Câu 57 :

Khi thủy phân tinh bột thu được sản phẩm cuối cùng là


A. Xenlulozơ


B. Glucozơ

C. Saccarozơ

D. Fructozơ

Câu 59 :

Công thức tổng quát của etse tạo bởi một axit cacboxylic no, đơn chức và một ancol no, đơn chức là


A. CnH2nO2 (n≥2)



B. CnH2nO (n≥1)



C. CnH2n+2O2 (n≥2)


D. CnH2n-2O2 (n≥3)

Câu 62 :

Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra:


A. Sự oxi hóa Fe và sự khử Cu


B. Sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+

C. Sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu

D. Sự oxi hóa Fe2+ và sự khử Cu2+

Câu 66 :

Trong các loại tơ sau: Tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo:


A. Tơ visco và tơ axetat


B. Tơ visco và tơ nilon-6,6

C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron

D. Tơ tằm và tơ enang

Câu 71 :

Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất:


A. C2H5OH


B. CH3COOCH3

C. CH3COOH

D. HCOOH

Câu 74 :
Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là:


A. Dung dịch NaCl.


B. Dung dịch NaOH

C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

D. Dung dịch HCl.

Câu 75 :

Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3COOCH2CH3. Tên gọi của X là:


A. metyl axetat


B. metyl propionat

C. propyl axetat

D. etyl axetat

Câu 76 :

Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh:


A. CH3COOH


B. C6H5NH2

C. C2H5NH2

D. C2H5OH

Câu 79 :

Phát biểu nào sau đây đúng:


A. Dung dịch etylamin và anilin đều làm quỳ tím hóa xanh


B. Có thể phân biệt các dung dịch: C2H5NH2, NH2CH2COOH và CH3COOH bằng quỳ tím

C. Có thể phân biệt phenol và anilin bằng dung dịch brom

D. Glucozơ bị khử khi tác dụng với dd AgNO3/NH3

Câu 83 :

Dãy kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là:


A. K, Na, Ca, Ba



B. Cu, Pb, Rb, Ag



C. Fe, Zn, Li, Sn


D. Al, Hg, Cs, Sr

Câu 84 :

Công thức cấu tạo của glixin là:


A. CH2(OH)-CH(OH)-CH2OH


B. H2N-CH2-COOH

C. CH3-CH(NH2)-COOH

D. H2N-CH2-CH2-COOH

Câu 88 :
Trong các chất dưới đây chất nào có lực bazơ mạnh nhất:


A. NH3


B. C6H5NH2

C. (CH3)2NH

D. C6H5CH2NH2

Câu 89 :

Chất béo là tri este của axit béo với:


A. ancol metylic


B. etylen glicol

C. glixerol

D. ancol etylic

Câu 92 :
CH3COOCH3 và CH3COOH đều tác dụng được với:


A. HCl


B. Zn

C. NaOH

D. CaCO3

Câu 97 :
Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng:


A. Tráng gương



B. Cu(OH)2



C. Tráng gương


D. Thủy phân

Câu 99 :

Phản ứng điều chế kim loại nào dưới đây thuộc phương pháp thủy luyện:


A. MgCl2 → Mg + Cl2


B. C + ZnO → Zn + CO

C. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

D. 2Al2O3 → 4Al + 3O2

Câu 100 :

Những cacbohiđrat không tham gia phản ứng thủy phân là:


A. glucozơ, xenlulozơ


B. glucozơ, tinh bột

C. xenlulozơ, tinh bột.

D. glucozơ, fructozơ

Câu 102 :

Hợp chất HCOOCH2CH3 có tên gọi là:


A. Metyl axetat


B. Metyl propionat

C. Etyl axetat

D. Etyl fomat

Câu 106 :
Este no, đơn chức mạch hở có công thức tổng quát là:


A. CnH2n+1O2 (n≥1)



B. CnH2n+1O2 (n≥2)



C. CnH2nO2 (n≥1)


D. CnH2nO2 (n≥2)

Câu 112 :

Dãy các chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?


A. Glucozơ, fructozơ



B. Glucozơ, saccarozơ



C. Tinh bột, saccarozơ


D. Xelulozơ, tinh bột

Câu 119 :

Dãy chất nào sau đây sắp xếp theo thứ tự lực bazơ tăng?


A. C6H5NH2, CH3NH2, NH3, (CH3)2NH



B. C6H5NH2, NH3, CH3NH2, (CH3)2NH



C. C6H5NH2, NH3, (CH3)2NH, CH3NH2



D. CH3NH2, NH3, C6H5NH2, (CH3)2NH


Câu 120 :

Hợp chất CH3-NH-CH2CH3 có tên là:


A. Etyl metyl amin



B. Etyl metan amin



C. Metyl etan amin


D. Metyl etyl amin

Câu 121 :
Amino axit nào sau đây có tên thường là glixin?


A. CH2(NH2)CH2COOH



B. CH3CH(NH2)COOH



C. NH2CH2COOH


D. CH3CH2CH(NH2)COOH

Câu 123 :

X là một α - amino axit có 1 nhóm -NH2, 1 nhóm -COOH và có mC : mO = 3 : 2. CTCT của X là:

A. CH2(NH2)CH2COOH

B. CH3CH(NH2)COOH

C. CH2(NH2)CH2CH2COOH

D. CH3CH2CH(NH2)COOH

Câu 124 :

Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?


A. H2N-CH2CH2-CONH-CH2CH2COOH



B. H2N-CH(CH3)-CONH-CH2COOH



C. H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2COOH



D. H2N-CH2-CONH-CH(CH3)CH2-COOH


Câu 125 :

Tơ visco thuộc loại tơ nào dưới đây?


A. Tơ nhân tạo


B. Tơ thiên nhiên.

C. Tơ tổng hợp

D. Tơ polieste.

Câu 127 :

Chất nào dưới đây không tham gia phản ứng trùng hợp?


A. Stiren



B. Axit α-aminopropionic



C. Vinyl clorua


D. Axit acrylic

Câu 128 :

Polime X có hệ số trùng hợp là 560 và phân tử khối là 35000. Công thức một mắt xích của X là :


A. –CH2–CHCl– .



B.–CH=CCl– .



C.–CCl=CCl– .


D. –CHCl–CHCl– .

Câu 131 :
Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Mỡ động vật chủ yếu cấu thành từ các gốc axit béo chưa no.

B. Dầu mỡ sau khi rán có thể được dùng để tái chế thành nhiên liệu


C. Chất béo tan tốt trong nước và trong dung dịch axit clohiđric.



D. Hiđro hóa dầu thực vật lỏng thu được mỡ động vật rắn.


Câu 133 :
Chất nào sau đây thuộc đisaccarit?

A. Tinh bột.

B. Fructozơ

C. Saccarozơ.

D. Glucozơ.

Câu 134 :
Dung dịch đường dùng để tiêm hoặc truyền vào tĩnh mạch cho bệnh nhân là

A. glucozơ.

B. fructozơ.

C. amilozơ.

D. saccarozơ.

Câu 136 :

Nhận định nào sau đây là đúng?


A. Các amin đều phản ứng với dung dịch HCl.



B. Các amin đều tan tốt trong nước.



C. Các nguyên tử H của amin đơn chức là số chẵn.



D. Các amin đều làm quỳ tím hóa xanh.


Câu 137 :

Amin nào sau đây là amin bậc ba?


A. (C6H5)2NH.



B. (CH3)2CHNH2.



C. (CH3)3N.


D. (CH3)3CNH2.

Câu 140 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?


A. Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là chất lỏng.



B. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt,



C. Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.



D. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các -amino axit.


Câu 144 :

Loại tơ nào sau đây được đều chế bằng phản ứng trùng ngưng?


A. Tơ visco


B. Tơ nitron.

C. Tơ nilon–6,6

D. Tơ xenlulozơ axetat

Câu 145 :
Tơ được sản xuất từ xenlulozơ?


A. to tằm


B. tơ capron

C. tơ nilon-6,6

D. tơ visco

Câu 147 :
Thủy phân đến cùng protein thu được

 A. glucozơ.

B. aminoaxit.

C. axit béo.

D. chất béo.

Câu 149 :

Liên kết kim loại là liên kết sinh ra do


A. Lực hút tĩnh điện giữa ion dương và ion âm.



B. Các electron tự do trong tinh thể kim loại.



C. Có sự dùng chung các cặp electron.



D. Lực hút Vanđevan giữa các tinh thể kim loại.


Câu 153 :

Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là


A. 1s22s22p63s2.



B. 1s22s22p53s2.



C. 1s22s22p43s1.


D. 1s22s22p63s1.

Câu 157 :

Thép inoc là tên gọi của hợp kim nào?


A. Fe-Cr-Mn



B. Fe-Mg-Cr



C. Fe-Mg-Cu


D. Fe-Zn-Cu

Câu 161 :

Thủy phân tristearin ((C17H35COO)3C3H5) trong dung dịch NaOH, thu được muối có công thức là


A. C2H3COONa.



 B. HCOONa.



C. C17H33COONa.


D. C17H35COONa.

Câu 162 :
Số nguyên tử oxi trong phân tử glucozơ là


A. 12.


B. 6.

C. 5.

D. 10

Câu 163 :

Cho 3 chất: Glucozơ, axit axetic, glixerol. Để phân biệt 3 chất trên chỉ cần dùng 2 hoá chất là


A. Dung dịch Na2CO3 và Na.



B. quỳ tím và dung dịch AgNO3/ NH3, đun nóng.



C. Dung dịch NaHCO3 và dung dịch AgNO3.



D. Quỳ tím và Na.


Câu 164 :

Phản ứng nào không thể hiện tính khử của glucozơ?


A. Phản ứng tráng gương glucozơ.



B. Cho glucozơ cộng H2 (Ni, ).



C. Cho glucozơ cháy hoàn toàn trong oxi dư.



D. Cho glucozơ tác dụng với nước brôm.


Câu 165 :

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 0,5% vào ống nghiệm sạch.

Bước 2: Thêm 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm, lắc đều; gạn phần dung dịch, giữ lại kết tủa.

Bước 3: Thêm tiếp 2 ml dung dịch glucozơ 1% vào ống nghiệm, lắc đều.

Phát biểu nào sau đây sai?


A. Sau bước 3, kết tủa đã bị hòa tan, thu được dung dịch màu xanh lam.



B. Ở bước 2, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh.



C. Ở bước 3, glucozơ bị oxi hóa thành axit gluconic.



D. Thí nghiệm trên chứng minh glucozơ có nhiều nhóm OH liền kề nhau.


Câu 167 :

Polime nào sau đây thuộc loại polime bán tổng hợp?


A. Tơ visco.



B. Poli(vinyl clorua).



C. Polietilen.


D. Xenlulozơ.

Câu 168 :

Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?


A. Polipropilen.



B. Poli(hexametylen- ađipamit).



C. Poli(metyl metacrylat).


D. Polietilen.

Câu 169 :

Dãy nào sau đây gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp?


A. etan, etilen, toluen



B. propilen, stiren, vinyl clorua



C. propan, etilen, stiren



D. stiren, clobenzen, isopren


Câu 170 :

Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là


A. 1s22s22p63s2.



B. 1s22s22p53s2.



C. 1s22s22p43s1.


D. 1s22s22p63s1.

Câu 171 :

Kết luận nào sau đây sai?


A. Các nguyên tố nhóm A có cấu hình e lớp ngoài cùng ns2 đều là các kim loại.



B. Nguyên tố có Z = 19 có bán kính lớn hơn nguyên tố có Z = 11



C. Li là kim loại có độ âm điện lớn nhất trong số các kim loại kiềm



D. Các nguyên tố nhóm B đều là kim loại


Câu 172 :

Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lí chung của kim loại?


A. Dẫn nhiệt


B. Cứng

C. Dẫn điện

D. Ánh kim

Câu 176 :

Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác



B. Không có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo và ánh kim 



C. Hay bị gỉ, mềm, chịu nhiệt tốt, chịu ma sát tốt



D. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa hai kim loại cơ bản


Câu 177 :

Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?


A. Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng.



B. Thép cacbon để trong không khí ẩm.



C. Đốt dây sắt trong khí oxi khô.



D. Kim loại kẽm trong dung dịch HCl.


Câu 179 :

Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất


A. khử


B. cho proton

C. bị khử

D. nhận proton

Câu 180 :
Để điều chế Al kim loại ta có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau đây?


A. Dùng Zn đẩy AlCl3 ra khỏi muối



B. Dùng CO khử Al2O3



C. Điện phân nóng chảy Al2O3



D. Điện phân dung dịch AlCl3


Câu 181 :

Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?


A. Glyxin.


B. Metylamin.

C. Anilin.

D. Glucozơ.

Câu 186 :

Chất có phản ứng màu biure là


A. saccarozơ



B. anbumin (protein)



C. tinh bột


D. chất béo

Câu 187 :

Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nỗi lên là do


A. phản ứng thủy phân của protein.



B. phản ứng màu của protein,



C. sự đông tụ của lipit.



D. sự đông tụ của protein do nhiệt độ.


Câu 188 :

Nhóm kim loại không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc nguội là


A. Fe, Cr, Al.



B. Cr, Pb, Mn.



C. Al, Ag, Pb.


D. Ag, Pt, Au.

Câu 191 :

Este có mùi dứa là


A. isoamyl axetat.



B. etyl butirat.



C. etyl axetat.


D. geranyl axctat.

Câu 192 :

Trong chế tạo ruột phích người ta thường dùng phương pháp nào sau đây:


A. Cho axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3



B. Cho anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3



C. Cho axit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3



D. Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.


Câu 195 :

Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?


A. Glyxin.


B. Metylamin.

C. Anilin.

D. Glucozơ.

Câu 196 :

Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?


A. Glyxin.


B. Lysin.

C. Metylamin.

D. Axit glutamic.

Câu 198 :

Phân tử polime nào sau đây có chứa nitơ?


A. Polietilen.



B. Poli(vinyl clorua).



C. Poli(metyl metacrylat).


D. Poliacrilonitrin.

Câu 199 :

Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Tơ poliamit rất bền trong môi trường axit.



B. Tơ xenlulozơ axetat thuộc loại tơ bán tổng hợp.



C. Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng etilen.



D. Cao su lưu hóa có tính đàn hồi kém hơn cao su thường.


Câu 201 :

Chất nào sau đây là tripeptit?


A. Gly-Gly.


B. Gly-Ala.

C. Ala-Ala-Gly.

D. Ala-Gly.

Câu 202 :
Chất nào dưới đây tạo phức màu tím với Cu(OH)2?


A. Gly-Val


B. Glucozơ

C. Ala-Gly-Val

D. metylamin

Câu 203 :
Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?


A. Axit glutamic.


B. Alanin.

C. Glyxin.

D. Metylamin.

Câu 204 :

Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là


A. (4), (1), (5), (2), (3).



B. (3), (1), (5), (2), (4).



C. (4), (2), (3), (1), (5).


D. (4), (2), (5), (1), (3).

Câu 208 :

Polime nào sau đây thuộc loại polime tổng hợp?


A. Tinh bột.



B. Poli(vinyl clorua).



C. Xenlulozơ.


D. Tơ visco.

Câu 209 :

Loại tơ nào sau đây được đều chế bằng phản ứng trùng ngưng?


A. Tơ visco



B. Tơ nitron.



C. Tơ nilon–6,6


D. Tơ xenlulozơ axetat

Câu 210 :
So với nguyên tử phi kim ở cùng chu kì, nguyên tử kim loại:


A. Thường có bán kính nguyên tử nhỏ hơn



B. Thường có số electron ở các phân lớp ngoài cùng nhiều hơn.



C. Thường dễ nhường electron trong các phản ứng hóa học



D. Thường dễ nhận electron trong các phản ứng hóa học


Câu 211 :

Hợp kim dẫn điện và dẫn nhiệt kém kim loại nguyên chất vì liên kết hóa học trong hợp kim là?


A. Liên kết kim loại.



B. Liên kết ion.



C. Liên kết cộng hóa trị.


D. Liên kết ion và cộng hóa trị.

Câu 212 :

Kim loại Al không tan trong dung dịch


A. HNO3 loãng


B. HCl đặc

C. NaOH đặc

D. HNO3 đặc, nguội

Câu 213 :

Cặp oxi hóa - khử của kim loại là?


A. Dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại.



B. Dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một hợp chất của kim loại.



C. Dạng oxi hóa và dạng khử của các dạng thù hình của một nguyên tố kim loại.



D. Dạng oxi hóa và dạng khử của một cation kim loại và kim loại đó.


Câu 214 :

Kết luận nào sau đây là sai?


A. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg.



B. Kim loại dẻo nhất là natri.



C. Kim loại dẫn điện tốt nhất là bạc.



D. Kim loại nhẹ nhất là liti.


Câu 215 :

Trong hợp kim Al-Ni, cứ 10 mol Al thì có 1 mol Ni. Thành phần phần trăm về khối lượng của hợp kim này là


A. 81% Al và 19% Ni



B. 82% Al và 18% Ni



C. 83% Al và 17% Ni


D. 84% Al và 16% Ni.

Câu 216 :

Phát biểu nào sau đây sai?


A. Hợp kim có tính dẫn điện



B. Hợp kim có tính dẫn nhiệt



C. Hợp kim có tính dẻo



D. Hợp kim mềm hơn so với các kim loại thành phần


Câu 221 :
Công thức của triolein là

A. (C17H33COO)3C3H5.

B. (HCOO)3C3H5.

B. (C2H5COO)3C3H5.

D. (CH3COO)3C3H5.

Câu 222 :

Phản ứng nào sau đây chuyển glucozơ và fructozơ thành một sản phẩm duy nhất?


A. Phản ứng với Na



B. Phản ứng với dd AgNO3/NH3



C. Phản ứng Cu(OH)2,


D. Phản ứng với H2/Ni,to

Câu 223 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?


A. Saccarozơ làm mất màu nước brom.



B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh,



C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.



D. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.


Câu 224 :

Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng


A. cộng H2 (Ni,to).



B. với Cu(OH)2.



C. thủy phân.


D. tráng bạc.

Câu 227 :

Amin là hợp chất khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3


A. bằng một hay nhiều gốc NH2



B. bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon.



C. bằng một hay nhiều gốc Cl.



D. bằng một hay nhiều gốc ankyl.


Câu 228 :

C6H5NH2 tên gọi là


A. Phenol.



B. Metyl amin.



C. Benzyl amin.


D. Anilin.

Câu 229 :

Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa nhóm chức


A. cacboxyl và hiđroxyl.



B. hiđroxyl và amino,



C. cacboxyl và amino.


D. cacbonyl và amino.

Câu 230 :
Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu hồng?


A. Axit glutamic.



B. Glyxin.



C. Alanin.


D. Valin.

Câu 236 :
Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Sau khi lưu hóa, tính đàn hồi của cao su giảm đi



B. Tơ nilon-6,6 thuộc loại từ thiên nhiên.



C. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.



D. Polietilen là polime được dùng làm chất dẻo.


Câu 239 :

Tơ được sản xuất từ xenlulozơ?


A. to tằm


B. tơ capron

C. tơ nilon-6,6

D. tơ visco

Câu 240 :

Trong các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào là tơ tổng hợp?


A. tơ nilon-6,6 và tơ capron.



B. tơ tằm và tơ enang.



C. tơ visco và tơ nilon- 6,6.



D. tơ visco và tơ axetat.


Câu 251 :
Este X được tạo bởi ancol etylic và axit axetic. Công thức của X là


A. CH3COOCH3.



B. HCOOC2H5.



C. HCOOCH3.


D.CH3COOC2H5.

Câu 252 :

Số nguyên tử hiđro trong phân tử glucozơ là


A. 11.


B. 22.

C. 6.

D. 12.

Câu 253 :

Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân?


A. Glucozơ


B. Chất béo

C. Saccarozơ

D. Xenlulozơ

Câu 255 :

Amin no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là


A. CnH2nN.



B. CnH2n+1N.



C. CnH2n+3N.


D. CnH2n+2N.

Câu 256 :

Chất có tính bazơ mạnh nhất là


A. C2H5NH2.


B. (C6H5)3N.

C. (CH3)2NH.

D. CH3NH2.

Câu 257 :

Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh?


A. Alanin.


B. Glyxin.

C. Lysin.

D. Valin.

Câu 258 :

Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit


A. CH3COOC2H5



B. HCOONH4



C. C2H5NH2


D. H2NCH2COOH

Câu 260 :

Chất nào dưới đây tạo phức màu tím với Cu(OH)2?


A. Gly-Val



B. Glucozơ



C. Ala-Gly-Val


D. metylamin

Câu 261 :

Phân tử khối của peptit Ala-Gly là


A. 164


B. 160

C. 132

D. 146

Câu 262 :

Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?


A. Polietilen.



B. Poli(vinyl clorua)



C. Polibutađien.


D. Xenlulozơ.

Câu 268 :

Bán kính nguyên tử các nguyên tố: Na, Li, Be, B. Xếp theo chiều tăng dần là:


A. B < Be < Li < Na



B. Na < Li < Be < B



C. Li < Be < B < Na


D. Be < Li < Na < B

Câu 273 :

Có 3 mẫu hợp kim: Fe - Al; K - Na; Cu - Mg. Hoá chất có thể dùng để phân biệt 3 mẫu hợp kim trên là


A. dung dịch NaOH.



B. dung dịch HCl.


C. dung dịch H2SO4.

D. dung dịch MgCl2

Câu 284 :

Thuốc thử để nhận biết tinh bột là


A. I2


B. Cu(OH)2

C. AgNO3/NH3

D. Br2

Câu 285 :

Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại polisaccarit?


A. Saccarozơ.


B. Xenlulozơ.

C. Fructozơ.

D. Glucozơ.

Câu 288 :

Tên gọi của hợp chất CH3-CH2-NH-CH3


A. Etylmetylamin.



B. Metyletanamin.



C. N-metyletylamin.


D. Metyletylamin.

Câu 295 :

Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ bán tổng hợp.



B. Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng etilen.



C. Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi.



D. Tơ poliamit rất bền trong môi trường axit


Câu 296 :

Để loại bỏ sắt bám trên một tấm kim loại bằng bạc có thể dùng dung dịch


A. CuSO4 dư.


B. FeSO4 dư.

C. FeCl3 dư.

D. ZnSO4 dư.

Câu 299 :
Phương pháp điều chế kim loại kiềm là:


A. khử oxit bằng khí CO.



B. điện phân nóng chảy muối halogen hoặc hiđroxit của chúng.



C. điện phân dung dịch muối halogen.



D. cho Al tác dụng với dung dịch muối.


Câu 301 :
Vonfam (W) thường được dùng để chế tạo dây tóc bóng đèn. Nguyên nhân là do:


A. W là kim loại rất dẻo.



B. W là kim loại nhẹ và bền.



C. W có khả năng dẫn điện tốt.


D. W có nhiệt độ nóng chảy rất cao.

Câu 302 :

Trong các muối sau, muối nào dễ bị nhiệt phân?


A. LiCl.


B. NaNO3.

C. KHCO3.

D. KBr.

Câu 304 :

Hãy sắp xếp các cặp oxi hóa khử sau đây theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion kim loại. (1) Fe2+/Fe; (2) Pb2+/Pb; (3) 2H+/H2; (4) Ag+/Ag; (5) Na+/Na; (6) Fe3+/Fe2+; (7) Cu2+/Cu


A. (5) < (1) < (2) < (3) < (7) < (6) < (4)



B. (4) < (6) < (7) < (3) < (2) < (1) < (5)



C. (5) < (1) < (6) < (2) < (3) < (4) < (7)



D. (5) < (1) < (2) < (6) < (3) < (7) < (4)


Câu 305 :
Hiện tượng nào dưới đây được mô tả không đúng?


A. Thêm NaOH vào dung dịch chứa FeCl3 màu vàng thấy xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.


B. Thêm một ít bột Fe vào lượng dư dung dịch AgNO3 thấy hình thành dung dịch màu xanh nhạt.

C. Thêm Fe(OH)3 màu nâu đỏ vào dung dịch H2SO4 thấy hình thành dung dịch màu vàng.

D. Thêm Cu vào dung dịch Fe(NO3)3 thấy dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu xanh.

Câu 308 :

Tơ được sản xuất từ xenlulozơ?


A. to tằm


B. tơ capron

C. tơ nilon-6,6

D. tơ visco

Câu 309 :

Polime nào dưới đây có cùng cấu trúc mạch polime với nhựa bakelit?


A. amilozơ


B. glicogen

C. cao su lưu hoá

D. xenlulozơ

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247