Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Toán học Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 1: Mệnh đề có đáp án !!

Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 1: Mệnh đề có đáp án !!

Câu 2 :

Câu nào dưới dây không phải là mệnh đề?


A. 78 + 12 – 8 = 89;



B. 18 có chia hết cho 2 không?;



C. Ngày mai là chủ nhật;



D. Phương trình x2 + 2x – 2 = 0 có hai nghiệm phân biệt.


Câu 3 :

Xét các câu sau, câu nào là mệnh đề chứa biến?


A. Bạn có rảnh tối nay không?;



B. x + 2 = 11;



C. 5 + 9 = 14;



D. Huế là một thành phố của Việt Nam.


Câu 4 :

Trong các câu sau đây, câu nào là mệnh đề toán học?


A. Dừng lại!;



B. Hà Nội là thủ đô của Việt Nam;



C. Dân tộc Kinh là dân tộc đông dân nhất;



D. 41 + 7 + 4 = 55.


Câu 5 : Trong các câu dưới đây, câu nào không phải là mệnh đề?


A. Phương trình  x2 + x + 1 = 0 vô nghiệm;



B. 39 chia hết cho 3 và cho 13;



C. 5 + 4 = 10;



D. x – 2y và 2xy.


Câu 6 :

Trong các câu dưới đây, câu nào là mệnh đề?


A. Có ai ở trong đó không?;



B. Bạn có thấy đói không?;



C. Đừng lại gần tôi!;



D. Số 25 không phải là số nguyên tố.


Câu 8 :

Câu nào sau đây không phải là mệnh đề chứa biến?


A. x2 + x + 1 > 0;



B. 4 < 5;



C. x là số tự nhiên;



D. x + 6 = 12.


Câu 9 :

Câu nào sau đây là mệnh đề?


A. Mệnh đề là gì?;



B. Số 30 là số tự nhiên có hai chữ số;



C. Không được làm ồn!;



D. 3x + 2 < 5.


Câu 10 :

Câu nào sau đây không phải là mệnh đề toán học?


A. Phương trình x2 + 6x – 2 = 0 có hai nghiệm dương phân biệt;



B. Số 24 chia hết cho 4 và 6;



C. Số 6 là số chính phương;



D. Lớp 11A có 45 học sinh.


Câu 11 : Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. Tổng của hai số tự nhiên là một số chẵn khi và chỉ khi cả hai số đều là số chẵn;

B. Tích của hai số tự nhiên là một số chẵn khi và chỉ khi hai số đều là số chẵn;


C. Tổng của hai số tự nhiên là một số lẻ khi và chỉ khi cả hai số đều là số lẻ;



D. Tích của hai số tự nhiên là một số lẻ khi và chỉ khi cả hai số đều là số lẻ.


Câu 12 :

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sau đây sai?


A. 2022 là một số hữu tỷ;


B. 2022 là một số tự nhiên chẵn;

C. 2022 không phải là số nguyên tố;

A. 2022 chia hết cho 2.

Câu 14 :

Cho mệnh đề chứa biến P(x): x2 – 1 là số lẻ. Xét tính đúng sai của P(2) và P(3).


A. P(2) đúng, P(3) đúng;



B. P(2) sai, P(3) sai;



C. P(2) đúng, P(3) sai;



D. P(2) sai, P(3) đúng.


Câu 15 :

Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:


A. Nếu n là số nguyên chẵn thì n2 là số nguyên chẵn;



B. Điều kiện cần và đủ để một số chia hết cho 5 là số đó phải có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5;



C. Tổng 3 góc trong của một tam giác bằng 360°;



D. Tam giác có ba cạnh bằng nhau là tam giác đều.


Câu 16 :

Mệnh đề nào sau đây đúng?


A. x ℝ, x > x;



B. x ℝ, 4x2 + 2x + 1 > 1;



C. x ℝ, x = x;



D. x , 25x2 – 1 = 0.


Câu 18 :

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?


A. Một tứ giác là hình chữ nhật khi và chỉ khi nó có ba góc vuông;



B. Hai tam giác bằng nhau khi và chỉ khi chúng đồng dạng và có một cạnh bằng nhau;



C. Một tam giác có hai cạnh bằng nhau là tam giác cân.



D. Tam giác có ba góc có số đo bằng 60° là tam giác đều.


Câu 19 :

Cho mệnh đề đúng sau: "Tất cả mọi người bạn của Trung đều biết bơi". Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?


A. Bình biết bơi nên Bình là bạn của Trung.



B. An là bạn của Trung nên An không biết bơi.



C. Minh không biết bơi nên Minh không là bạn của Trung.



D. Thành không là bạn của Trung nên Thành không biết bơi.


Câu 21 : Phủ định của mệnh đề: “Có ít nhất một số tự nhiên có hai chữ số chia hết cho 11” là mệnh đề nào sau đây:


A. Mọi số tự nhiên có hai chữ số đều chia hết cho 11;



B. Có ít nhất một số tự nhiên có hai chữ số không chia hết cho 11;



C. Mọi số tự nhiên có hai chữ số đều không chia hết cho 11;



D. Có một số tự nhiên có hai chữ số chia hết cho 11.


Câu 22 :

Cho mệnh đề A “x ℝ, x2 – 2x + 15 < 0”. Mệnh đề phủ định   của mệnh đề A là:


A. x ℝ, x2 – 2x + 15 > 0;



B. x ℝ, x2 – 2x + 15 ≥ 0;



C. Không tồn tại x: x2 – 2x + 15 < 0;



D. x ℝ, x2 – 2x + 15 ≥ 0.


Câu 23 :

Mệnh đề phủ định của mệnh đề P “x: x2 + 2x + 3 là số chính phương” là:


A. x: x2 + 2x + 3 không là số chính phương;



B. x: x2 + 2x + 3 là số nguyên tố;



C. x: x2 + 2x + 3 là hợp số;



D. x: x2 + 2x + 3 là số thực.


Câu 24 :

Mệnh đề nào sau đây là phủ định của mệnh đề: “Mọi hệ phương trình đều vô nghiệm”.


A. Mọi hệ phương trình đều có nghiệm;



B. Tất cả các hệ phương trình đều có nghiệm;



C. Có ít nhất một hệ phương trình có nghiệm;



D. Có duy nhất một hệ phương trình có nghiệm.


Câu 25 :

Mệnh đề phủ định của mệnh đề P: “x ℝ, x3 – 3x2 +1 = 0” là:


A. x ℝ, x3 – 3x2 +1 ≠ 0;



B. x ℝ, x3 – 3x2 +1 = 0;



C. x ℝ, x3 – 3x2 +1 ≠ 0;



D. x ℝ, x3 – 3x2 +1 < 0.


Câu 26 :

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?


A. Phủ định của mệnh đề “x ℝ, x22x2+1<12 ” là mệnh đề “x ℝ, x22x2+1>12”;



B. Phủ định của mệnh đề “k ℤ, k2 + k + 1 là một số lẻ” là mệnh đề “k ℤ, k2 + k + 1 là một số chẵn”;



C. Phủ định của mệnh đề “n ℕ sao cho n2 – 1 chia hết cho 24” là mệnh đề “ n ℕ sao cho n2 – 1 không chia hết cho 24”;



D. Phủ định của mệnh đề “x ℚ, x3 – 3x + 1 > 0” là mệnh đề “x ℚ, x3 – 3x + 1 ≤ 0”.


Câu 27 :

Cho mệnh đề “Phương trình x2 – 6x + 9 = 0 vô nghiệm”. Tìm mệnh đề phủ định của mệnh đề đã cho và xét tính đúng, sai của mệnh đề phủ định.


A. Phương trình x2 – 6x + 9 = 0 vô nghiệm. Đây là mệnh đề đúng;



B. Phương trình x2 – 6x + 9 = 0 vô nghiệm. Đây là mệnh đề sai;



C. Phương trình x2 – 6x + 9 = 0 có nghiệm. Đây là mệnh đề đúng;



D. Phương trình x2 – 6x + 9 = 0 có nghiệm. Đây là mệnh đề sai.


Câu 28 :

Mệnh đề phủ định của mệnh đề “Có ít nhất một số thực x thỏa mãn điều kiện bình phương của nó là 1 số không dương” là:


A. x ℝ: x2 > 0;



B. x ℝ: x2 ≤ 0;



C. x ℝ: x2 ≤ 0;



D. x ℝ: x2 > 0.


Câu 29 :

Mệnh đề nào dưới đây có mệnh đề phủ định của nó là đúng?


A. "x ℝ: x < x + 2";



B. "n ℕ: 3n ≥ n";



C. "x ℚ: x2 = 5";



D. "x ℝ: x2 – 3 = 2x".


Câu 30 :

Mệnh đề phủ định của mệnh đề: “Số 15 chia hết cho 5 và 3” là


A.​​ Số 15 chia hết cho 5 hoặc 3;



B.​​ Số 15 không chia hết cho 5 và 3;



C.​​ Số 15 không chia hết cho 5 hoặc 3;



D.​​ Số 15 không chia hết cho 5 và chia hết cho 3.


Câu 31 :

Cho hai mệnh đề P: “x là số chẵn” và Q: “x chia hết cho 2”.

Phát biểu mệnh đề P kéo theo Q.


A. Hoặc x là số chẵn hoặc x chia hết cho 2;



B. Nếu x là số chẵn thì x chia hết cho 2;



C. Nếu x chia hết cho 2 thì x là số chẵn;



D. x là số chẵn và x chia hết cho 2.


Câu 32 : Cho a, b là hai số tự nhiên. Mệnh đề kéo theo nào sau đây đúng?


A. Nếu a, b là số lẻ thì a + b là số lẻ;



B. Nếu a, b là số chẵn thì a.b là số chẵn;



C. Nếu a chẵn, b lẻ thì a.b là số lẻ;



D. Nếu a lẻ, b chẵn thì a + b là số chẵn.


Câu 33 :

Mệnh đề nào sau đây đúng?


A. x , x < 0 x2 < 0;



B. ∀x , x > – 1 x2 > 0;



C. x , x > 0 x2 > x;



D. x , x < 0 x2 > 0.


Câu 36 :

Mệnh đề nào dưới đây đúng?


A. “Nếu (3) > (2) thì (3)2 > (2)2”;



B. “Nếu 3 là số lẻ thì 3 chia hết cho 2”; 



C. “Nếu 15 chia hết cho 9 thì 18 chia hết cho 3”;



D. “Nếu 3 chia hết cho 1 và chính nó thì 3 là số nguyên tố”.


Câu 37 :

Cho hai mệnh đề P: “x chia hết cho 9” và Q: “x chia hết cho 3”.

Phát biểu mệnh đề P kéo theo Q nào dưới đây là sai?


A. Nếu x chia hết cho 9 thì x chia hết cho 3;



B. x chia hết cho 9 suy ra x chia hết cho 3;



C. x chia hết cho 9 kéo theo x chia hết cho 3;



D. x chia hết cho 3 là điều kiện đủ để x chia hết cho 9.


Câu 38 :
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào không phải là định lý?


A. Điều kiện đủ để một số nguyên dương x tận cùng bằng 5 là số đó chia hết cho 5;



B. Điều kiện đủ để diện tích hai tam giác bằng nhau là hai tam giác ấy bằng nhau;



C. Điều kiện đủ để trong mặt phẳng hai đường song song với nhau là hai đường thẳng ấy cùng vuông góc với đường thẳng thứ 3;



D. Điều kiện đủ để hai đường chéo của một tứ giác vuông góc với nhau là tứ giác ấy là hình thoi.


Câu 39 :

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào là một định lý?


A. Nếu một tứ giác là hình chữ nhật thì tứ giác đó có bốn cạnh bằng nhau;



B. Nếu một số tự nhiên tận cùng là 5 thì số đó chia hết cho 5;



C. Nếu một tự nhiên chia hết cho 3 thì nó chia hết cho 9;



D. Nếu một tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau thì tứ giác đó là hình thoi.


Câu 40 :

Cho mệnh đề kéo theo sau: “Nếu một tứ giác là hình thang cân thì tứ giác đó có hai đường chéo bằng nhau”.

Mệnh đề trên không thể viết là:


A. Một tứ giác là hình thang cân kéo theo tứ giác đó có hai đường chéo bằng nhau;



B. Một tứ giác là hình thang cân là điều kiện đủ để tứ giác đó có hai đường chéo bằng nhau;



C. Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau là điều kiện cần để một tứ giác là hình thang cân;



D. Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau là điều kiện đủ để một tứ giác là hình thang cân.


Câu 41 :

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào có mệnh đề đảo đúng?


A. Nếu một tứ giác đó là hình vuông thì tứ giác đó có bốn cạnh bằng nhau;



B. Nếu một tứ giác là hình thoi thì tứ giác đó có bốn cạnh bằng nhau;



C. Nếu một tứ giác là hình chữ nhật thì tứ giác đó có hai cặp cạnh đối bằng nhau;



D. Nếu một tứ giác là hình thoi thì tứ giác đó có hai đường chéo vuông góc với nhau.


Câu 42 :

Cho hai mệnh đề sau:

P: “Hai số nguyên dương m, n đều không chia hết cho 9”.

Q: “Tích m.n không chia hết cho 9”.

Phát biểu mệnh đề P Q.


A. Nếu hai số nguyên dương m, n đều không chia hết cho 9 thì tích m.n không chia hết cho 9;



B. Hai số nguyên dương m, n đều không chia hết cho 9 và tích m.n không chia hết cho 9;



C. Hai số nguyên dương m, n đều không chia hết cho 9 khi và chỉ khi tích m.n không chia hết cho 9;



D. Hai số nguyên dương m, n đều không chia hết cho 9 là điều kiện đủ để tích m.n không chia hết cho 9.


Câu 43 :

Cho mệnh đề: “x2 – 1 chia hết cho 24 khi và chỉ khi x là một số nguyên tố lớn hơn 3”.

Mệnh đề trên không thể viết lại thành mệnh đề nào sau đây?


A. “x2 – 1 chia hết cho 24 tương đương với x là một số nguyên tố lớn hơn 3”;



B. “x2 – 1 chia hết cho 24 là điều kiện cần và đủ để x là một số nguyên tố lớn hơn 3”;



C. “x2 – 1 chia hết cho 24 nếu và chỉ nếu x là một số nguyên tố lớn hơn 3”;



D. “x2 – 1 chia hết cho 24 là điều kiện đủ để x là một số nguyên tố lớn hơn 3”


Câu 44 :

Trong các mệnh đề tương đương sau, mệnh đề nào sai?


A. “ABC là tam giác đều ABC là tam giác cân”;



B. “ABC là tam giác đều tam giác ABC có ba cạnh bằng nhau”;



C. “ABC là tam giác đều tam giác ABC cân và có một góc bằng 60°”;



D. “ABC là tam giác đều tam giác ABC có hai góc bằng 60°”;


Câu 46 :

Cho mệnh đề: “Điều kiện cần và đủ để mỗi số nguyên a, b chia hết cho 7 là tổng bình phương của chúng chia hết cho 7”. Mệnh đề nào sau đây tương đương với mệnh đề đã cho?


A. “Điều kiện đủ để mỗi số nguyên a, b chia hết cho 7 là tổng bình phương của chúng chia hết cho 7”;



B. “Mỗi số nguyên a, b chia hết cho 7 khi và chỉ khi tổng bình phương của chúng chia hết cho 7”;



C. “Mỗi số nguyên a, b chia hết cho 7 kéo theo tổng bình phương của chúng chia hết cho 7”;



D. “Mỗi số nguyên a, b chia hết cho 7 là điều kiện cần để tổng bình phương của chúng chia hết cho 7”;


Câu 47 :

Mệnh đề nào dưới đây đúng?


A. “Tổng a + b là số chẵn khi và chỉ khi a, b đều là số chẵn”;



B. “Tích a.b là số chẵn khi và chỉ khi a, b đều là số chẵn”;



C. “Hai số a, b chia hết cho c khi và chỉ khi a + b chia hết cho c”;



D. “Tam giác ABC đều khi và chỉ khi AB = AC = BC”.


Câu 48 :

Cho mệnh đề: “Nếu tứ giác là một hình thoi thì tứ giác đó nội tiếp được một đường tròn”.

Mệnh đề đảo của mệnh đề trên là:


A. “Tứ giác là một hình thoi khi và chỉ khi tứ giác đó nội tiếp được trong một đường tròn”;



B. “Một tứ giác nội tiếp được trong một đường tròn khi và chỉ khi tứ giác đó là hình thoi”;



C. “Nếu một tứ giác nội tiếp được trong một đường tròn thì tứ giác đó là hình thoi”;



D. “Tứ giác là một hình thoi kéo theo tứ giác đó nội tiếp được trong một đường tròn”.


Câu 51 :

Cho mệnh đề: x ℝ, x < 3 x2 < 9.

Mệnh đề trên được phát biểu như thế nào?


A. Tồn tại số thực x mà nếu số đó bé hơn 3 thì bình phương của nó bé hơn 9;



B. Với mọi số thực x mà nếu số đó bé hơn 3 thì bình phương của nó bé hơn 9;



C. Không có số thực x nào mà nếu số đó bé hơn 3 thì bình phương của nó bé hơn 9;



D. Có duy nhất một số thực x mà nếu số đó bé hơn 3 thì bình phương của nó bé hơn 9.


Câu 52 :

Cho mệnh đề sau: … x ℝ, 4x2 – 1 = 0.

Chỗ trống trong mệnh đề trên có thể điền kí hiệu nào dưới đây để mệnh đề đúng?


A. ;



B. ;



C. Cả hai kí hiệu đều được;



D. Không có kí hiệu nào thỏa mãn.


Câu 53 :

Mệnh đề “Mọi số chẵn đều chia hết cho 2” có mệnh đề phủ định là:


A. Mọi số chẵn đều không chia hết cho 2;



B. Có ít nhất một số chẵn chia hết cho 2;



C. Mọi số chẵn đều không chia hết cho 2;



D. Có ít nhất một số chẵn không chia hết cho 2.


Câu 54 :

Mệnh đề nào sau đây đúng?


A. x ℤ, x2 – 4 = 0;



B. x ℤ, x2 + 1 chia hết cho 3;



C. x ℤ, x2 > x;



D. x ℤ, x2 + 1 = 0.


Câu 56 :

Kí hiệu X là tập hợp tất cả các bạn học sinh x trong lớp 10A1, P(x) là mệnh đề chứa biến “x đạt học sinh giỏi”. Mệnh đề “x X, P(x)” khẳng định rằng:


A. Tất cả các bạn học sinh trong lớp 10A1 đều đạt học sinh giỏi;



B. Bất cứ ai đạt học sinh giỏi đều học lớp 10A1;



C. Có một số bạn học lớp 10A1 đạt học sinh giỏi;



D. Tất cả các bạn học sinh trong lớp 10A1 đều không đạt học sinh giỏi.


Câu 57 :

Mệnh đề “x ℤ, x2 + 1 > 0” được phát biểu là:


A. Với mọi số nguyên x, ta có x2 + 1 luôn lớn hơn 0;



B. Tồn tại duy nhất một số nguyên x để x2 + 1 luôn lớn hơn 0;



C. Tồn tại ít nhất một số nguyên x để x2 + 1 luôn lớn hơn 0;



D. Không có số nguyên nào thỏa mãn bất đẳng thức x2 + 1 > 0.


Câu 58 :

Mệnh đề nào sau đây sai?


A. x ℕ, x ≤ 2x;



B. x ℝ, x ≥ 0;



C. x ℕ, x2 = x;



D. x ℝ, x > 0.


Câu 59 :

Cho mệnh đề : “x ℝ, x3 – 5x + 6 ≥ 0”.

Mệnh đề phủ định của mệnh đề trên là:

A. x , x3 – 5x + 6 ≥ 0


B. x , x3 – 5x + 6 < 0;



C. x , x3 – 5x + 6 0;



D. x , x3 – 5x + 6 < 0.


Câu 61 :

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào có phát biểu là định lý?


A. Nếu một tứ giác là hình chữ nhật thì tứ giác đó có bốn cạnh bằng nhau;



B. Nếu một số tự nhiên tận cùng là 5 thì số đó chia hết cho 5;



C. Nếu một tự nhiên chia hết cho 3 thì nó chia hết cho 9;



D. Nếu một tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau thì tứ giác đó là hình thoi.


Câu 62 :

Cho định lý sau: “Nếu hai tam giác bằng nhau thì hai tam giác đó đồng dạng”.

Phát biểu định lý trên dưới dạng điều kiện cần.


A. Hai tam giác bằng nhau kéo theo hai tam giác đó đồng dạng;



B. Hai tam giác bằng nhau là điều kiện cần để hai tam giác đó đồng dạng;



C. Hai tam giác đồng dạng là điều kiện cần để hai tam giác đó bằng nhau;



D. Hai tam giác bằng nhau tương đương với hai tam giác đó đồng dạng.


Câu 63 :

Cho định lý sau: “Nếu một số tự nhiên chỉ chia hết cho 1 và chính nó thì số đó là số nguyên tố”.

Phát biểu định lý trên dưới dạng điều kiện đủ.


A. Một số tự nhiên chỉ chia hết cho 1 và chính nó khi và chỉ khi số đó là số nguyên tố;



B. Một số tự nhiên chỉ chia hết cho 1 và chính nó là điều kiện đủ để số đó là số nguyên tố;



C. Một số tự nhiên là số nguyên tố là điều kiện đủ để số đó chia hết cho 1 và chính nó;



D. Điều kiện cần và đủ để một số tự nhiên chỉ chia hết cho 1 và chính nó là số đó là số nguyên tố.


Câu 65 :

Cho định lý sau: “Một tam giác là tam giác đều thì tam giác đó có ba đường phân giác bằng nhau”.

Phát biểu định lý đảo của định lý trên dưới dạng điều kiện cần.


A. Một tam giác là tam giác đều là điều kiện cần để tam giác đó có ba đường phân giác bằng nhau;



B. Một tam giác có ba đường phân giác bằng nhau là điều kiện cần để tam giác đó là tam giác đều;



C. Một tam giác là tam giác đều khi và chỉ khi tam giác đó có ba đường phân giác bằng nhau;



D. Một tam giác là tam giác đều là điều kiện cần và đủ để tam giác đó có ba đường phân giác bằng nhau.


Câu 66 :

Cho định lý sau: “Nếu mỗi số nguyên a, b chia hết cho 7 thì tổng các bình phương của chúng chia hết cho 7”.

Phát biểu định lý đảo của định lý trên dưới dạng điều kiện đủ.


A. Mỗi số nguyên a, b chia hết cho 7 tương đương với tổng các bình phương của chúng chia hết cho 7;



B. Mỗi số nguyên a, b chia hết cho 7 là điều kiện đủ để tổng các bình phương của chúng chia hết cho 7;



C. Tổng bình phương của hai số nguyên a, b chia hết cho 7 là điều kiện đủ để mỗi số nguyên đó chia hết cho 7;



D. Mỗi số nguyên a, b chia hết cho 7 kéo theo tổng các bình phương của chúng chia hết cho 7.


Câu 67 :

Cho mệnh đề sau: “Nếu x là một số nguyên tố lớn hơn 3 thì x2 + 20 là một hợp số (tức là số có ước khác 1 và chính nó)”.

Đáp án nào dưới đây là cách viết khác với mệnh đề đã cho?


A. Điều kiện cần để x2 + 20 là một hợp số là x là số nguyên tố lớn hơn 3;



B. Điều kiện đủ để x2 + 20 là một hợp số là x là số nguyên tố lớn hơn 3;



C. Điều kiện cần và đủ để x2 + 20 là một hợp số là x là số nguyên tố lớn hơn 3;



D. Cả A và B đều đúng.


Câu 68 :

Cho mệnh đề sau: “Trong một mặt phẳng, nếu hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ 3 thì hai đường thẳng đó song song với nhau”.

Đáp án nào dưới đây là cách viết khác với mệnh đề đã cho?


A. Trong một mặt phẳng, hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ 3 là điều kiện cần để hai đường thẳng đó song song với nhau;



B. Trong một mặt phẳng, hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ 3 tương đương với để hai đường thẳng đó song song với nhau;



C. Trong một mặt phẳng, hai đường thẳng phân biệt song song với nhau là điều kiện đủ để hai đường thẳng đó cùng song song với đường thẳng thứ 3;



D. Trong một mặt phẳng, hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ 3 là điều kiện đủ để hai đường thẳng đó song song với nhau.


Câu 69 :

Cho định lý sau: “Hai tam giác bằng nhau thì diện tích của chúng bằng nhau”.

Cho biết giả thiết, kết luận của định lý trên.


A. “Hai tam giác bằng nhau” và “diện tích của chúng bằng nhau” đều là giả thiết của định lý;



B. “Hai tam giác bằng nhau” và “diện tích của chúng bằng nhau” đều là kết luận của định lý;



C. “Hai tam giác bằng nhau” là giả thiết, “diện tích của chúng bằng nhau” là kết luận của định lý;



D. “Hai tam giác bằng nhau” là kết luận, “diện tích của chúng bằng nhau” là giả thiết của định lý.


Câu 70 :

Cho định lý sau: “Nếu tam giác có hai góc bằng 45° thì tam giác đó là tam giác vuông cân”.

Cho biết giả thiết, kết luận của định lý trên.


A. “Tam giác có hai góc bằng 45°” là giả thiết, “tam giác đó là tam giác vuông cân” là kết luận của định lý;



B. “Tam giác có hai góc bằng 45°” và “tam giác đó là tam giác vuông cân” đều là kết luận của định lý;



C. “Tam giác có hai góc bằng 45°” và “tam giác đó là tam giác vuông cân” đều là giả thiết của định lý;



D. “Tam giác có hai góc bằng 45°” là kết luận, “tam giác đó là tam giác vuông cân” là giả thiết của định lý.


Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247