Phép thử ngẫu nhiên (gọi tắt là phép thử) là gì?
A. Hoạt động mà ta không thể biết trước được kết quả của nó;
B. Hoạt động mà ta có thể biết trước được kết quả của nó;
C. Hoạt động mà ta gieo xúc xắc;
D. Cả 3 phương án trên đều sai.
Gọi A là biến cố của không gian mẫu . Phát biểu nào sau đây đúng?
A. A ∈ Ω;
B. A ⊂ Ω;
C. Ω ∈ A;
D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
Trong các thí nghiệm sau thí nghiệm nào không phải là phép thử ngẫu nhiên:
A. Gieo đồng tiền xem xuất hiện mặt ngửa hay mặt sấp;
B. Gieo 3 đồng tiền và xem có mấy đồng tiền lật ngửa;
C. Chọn bất kì 1 học sinh trong lớp và xem là nam hay nữ;
D. Bỏ hai viên bi xanh và ba viên bi đỏ trong một chiếc hộp, sau đó lấy từng viên một để đếm xem có tất cả bao nhiêu viên bi.
Biến cố chắc chắn kí hiệu là gì?
A. A;
B. Ω;
C. ∅;
D. Cả 3 ý trên.
Một nhóm có 3 bạn nam và 2 bạn nữ. Chọn ngẫu nhiên cùng lúc 2 bạn đi làm vệ sinh lớp. Số phần tử của không gian mẫu của phép thử là:
A. 10;
B. 5;
C. 15;
D. 20.
Gieo hai đồng tiền một lần. Kí hiệu S, N lầm lượt để chỉ đồng tiền lật sấp, lật ngửa. Xác định biến cố M: “Hai đồng tiền xuất hiện hai mặt không giống nhau”.
A. M = {NN, SS};
B. M = {NS, SN};
C. M = {NS, NN};
D. M = {SS, SN}.
Một hộp có:
• 2 viên bi trắng được đánh số từ 1 đến 2;
• 3 viên bi xanh được đánh số từ 3 đến 5;
• 2 viên bi đỏ được đánh số từ 6 đến 7.
Lấy ngẫu nhiên hai viên bi, mô tả không gian mẫu nào dưới đây là đúng?
A. Ω = {(m, n)| 1 ≤ m ≤ 7, 1 ≤ n ≤ 7};
B. Ω = {(m, n)| 1 ≤ m ≤ 5, 6 ≤ n ≤ 7};
C. Ω = {(m, n)| 1 ≤ m ≤ 7, 1 ≤ n ≤ 7, m ≠ n};
D. Ω = {(m, n)| 1 ≤ m ≤ 3, 4 ≤ n ≤ 7}.
Gieo hai đồng tiền một lần. Kí hiệu S, N lần lượt để chỉ đồng tiền lật sấp, lật ngửa. Mô tả không gian mẫu nào dưới đây là đúng?
A. Ω = {S, N};
B. Ω = {NN, SS};
C. Ω = {SN, NS};
D. Ω = {SN, NS, SS, NN}.
Một nhóm có 3 bạn nam và 2 bạn nữ. Chọn ngẫu nhiên cùng lúc 2 bạn đi làm vệ sinh lớp. Số kết quả thuận lợi cho biến cố “Chọn được 1 bạn nam và 1 bạn nữ” là:
A. 5;
B. 4;
C. 3;
D. 6.
Cho tập hợp A gồm các số nguyên dương nhỏ hơn hoặc bằng 60. Chọn 1 phần tử trong tập hợp A. Gọi B là biến cố “Phần tử được chọn chia hết cho 10”. Số kết quả thuận lợi cho biến cố B là:
A. 6;
B. 7;
C. 5;
D. 9.
Trên bàn có 3 quả táo và 4 quả cam. Xác định số phần tử không gian mẫu của phép thử lấy 2 quả ở trên bàn sau đó bỏ ra ngoài rồi lấy tiếp 1 quả nữa.
A. 7 phần tử;
B. 5 phần tử;
C. 105 phần tử;
D. 21 phần tử.
A. 10 626;
B. 1 820;
C. 7 566;
D. 8 806.
Bộ bài tú lơ khơ có 52 quân bài. Rút ngẫu nhiên ra 4 quân bài. Số kết quả thuận lợi cho biến cố A: “Rút ra được tứ quý K” là:
A. 76 145;
B. 270 725;
C. 1;
D. Cả 3 đáp án trên đều sai.
Gieo 2 con xúc xắc và gọi kết quả xảy ra là tích số hai chấm ở mặt trên. Số phần tử của không gian mẫu là:
A. 9 phần tử;
B. 18 phần tử;
C. 29 phần tử;
D. 39 phần tử.
Một hộp đựng 10 thẻ, đánh số từ 1 đến 10. Chọn ngẫu nhiên 3 thẻ. Gọi A là biến cố để tổng số của 3 thẻ được chọn không vượt quá 8. Số phần tử của biến cố A là:
A. 3;
B. 4;
C. 5;
D. 6.
Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).
Copyright © 2021 HOCTAP247