Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Toán học Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Toán Trường THPT Hoàng Văn Thụ

Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Toán Trường THPT Hoàng Văn Thụ

Câu 1 : Cho cấp số nhân \((u_n)\) có \(u_1=-3\), công bội \(q=2\). Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. \({u_n} =  - {3.2^{n - 1}}\)

B. \({u_n} = {3.2^{n - 1}}\)

C. \({u_n} = {3.2^n}\)

D. \({u_n} =  - {3.2^n}\)

Câu 2 : Cho hàm số có bảng biến thiên như hình bên. Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng

A. \(\left( { - \infty ; - 2} \right)\)

B. \(\left( {1; + \infty } \right)\)

C. \(\left( { - \infty ; 0} \right)\)

D. \(\left( { - \infty ; 3} \right)\)

Câu 3 : Trong không gian tọa độ Oxyz, mặt cầu tâm I(- 3;2;- 1) bán kính R = 4 có phương trình là

A. \({\left( {x + 3} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} + {\left( {z + 1} \right)^2} = 4\)

B. \({\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} + {\left( {z - 1} \right)^2} = 16\)

C. \({\left( {x + 3} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} + {\left( {z + 1} \right)^2} = 16\)

D. \({\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} + {\left( {z - 1} \right)^2} = 4\)

Câu 4 : Trong không gian tọa độ Oxyz, mặt phẳng \((P): - 2x + 5y - 6z + 7 = 0\) có một véc tơ pháp tuyến là

A. \(\overrightarrow {{n_4}}  = \left( { - 2; - 5;6} \right)\)

B. \(\overrightarrow {{n_2}}  = \left( {2;5;6} \right)\)

C. \(\overrightarrow {{n_1}}  = \left( {2; - 5; - 6} \right)\)

D. \(\overrightarrow {{n_1}}  = \left( {2; - 5;6} \right)\)

Câu 5 : Cho hàm số \(y = a{x^4} + b{x^2} + c\) có đồ thị như hình bên. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Hàm số không có cực đại

B. Hàm số đạt cực đại bằng 0 tại x = 1

C. Hàm số đạt cực đại bằng 0 tại x = -1

D. Hàm số đạt cực đại bằng 0 tại x = 0

Câu 6 : Một khối nón có bán kính đường tròn đáy và chiều cao cùng bằng a thì có thể tích bằng

A. \(\pi a^3\)

B. \(a^3\)

C. \(\frac{1}{3}{a^3}\)

D. \(\frac{1}{3}\pi {a^3}\)

Câu 7 : Số phức \(z=7-9i\) có phần ảo là 

A. - 9

B. - 9i

C. 9i

D. 9

Câu 8 : Trong không gian tọa độ Oxyz, đường thẳng d đi qua điểm I(1;- 2;3) và nhận \(\overrightarrow u  = (4; - 5;6)\)  là véctơ chỉ phương có phương trình tham số là

A. \(\left\{ \begin{array}{l}
x =  - 1 + 4t\\
y = 2 - 5t\\
z =  - 3 + 6t
\end{array} \right.\)

B. \(\left\{ \begin{array}{l}
x = 4 + t\\
y = 5 - 2t\\
z = 6 + 3t
\end{array} \right.\)

C. \(\left\{ \begin{array}{l}
x = 4 + t\\
y =  - 5 - 2t\\
z = 6 + 3t
\end{array} \right.\)

D. \(\left\{ \begin{array}{l}
x = 1 + 4t\\
y =  - 2 - 5t\\
z = 3 + 6t
\end{array} \right.\)

Câu 9 : Cho a là số dương khác 1. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. \({a^{ - 2019}} = {a^{2019}}\)

B. \({a^{ - 2019}} =  - {\left( {\frac{1}{a}} \right)^{2019}}\)

C. \({a^{ - 2019}} = {\left( {\frac{1}{a}} \right)^{2019}}\)

D. \({a^{ - 2019}} =  - {a^{2019}}\)

Câu 10 : Cho các số thực \(a, b (a < b)\). Nếu hàm số y = F(x) là một nguyên hàm của hàm số \(y=f(x)\) thì

A. \(\int\limits_a^b {F(x)} dx = f(a) - f(b)\)

B. \(\int\limits_a^b {F(x)} dx = f(b) - f(a)\)

C. \(\int\limits_a^b {f(x)} dx = F(b) - F(a)\)

D. \(\int\limits_a^b {f(x)} dx = F(a) - F(b)\)

Câu 12 : Nếu các số dương \(a, b\) thỏa mãn \(2^a=b\) thì

A. \(a = {\log _{\frac{1}{2}}}b\)

B. \(a = {\log _2}b\)

C. \(a = {2^{\frac{1}{b}}}\)

D. \(a = \frac{1}{{{2^b}}}\)

Câu 14 : Cho n là số tự nhiên lớn hơn 3. Số tổ hợp chập 3 của tập hợp gồm n phần tử là

A. \(\frac{{n(n - 1)(n - 2)}}{3}\)

B. \(\frac{{n(n - 1)(n - 2)}}{6}\)

C. \(n(n - 1)(n - 2)\)

D. \(\frac{{n(n - 1)(n - 2)}}{2}\)

Câu 15 : Cho hàm số \(y=f(x)\) liên tục trên R và \(a\) là số dương khác 1. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. \(\int {a.f\left( x \right)} dx = \int {f\left( {ax} \right)} dx\)

B. \(\int {f\left( x \right)} dx = \frac{1}{a}\int {f\left( {ax} \right)} dx\)

C. \(\int {a.f\left( x \right)} dx = a\int {f\left( x \right)} dx\)

D. \(\int {a.f\left( x \right)} dx = \int {f\left( {\frac{x}{a}} \right)} dx\)

Câu 16 : Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm là hàm liên tục trên R thỏa mãn \(f\left( 0 \right) = 2,f\left( 1 \right) = 6.\) Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. \(\int\limits_0^1 {f'(x)} dx = 8\)

B. \(\int\limits_0^1 {f'(x)} dx = 4\)

C. \(\int\limits_0^1 {f'(x)} dx = 3\)

D. \(\int\limits_0^1 {f'(x)} dx = 12\)

Câu 17 : Trong không gian tọa độ Oxyz, mặt cầu tâm I(- 2;9;- 1) tiếp xúc mặt phẳng (Oxz) có phương trình là

A. \({\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y + 9} \right)^2} + {\left( {z - 1} \right)^2} = 9\)

B. \({\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y + 9} \right)^2} + {\left( {z - 1} \right)^2} = 81\)

C. \({\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y - 9} \right)^2} + {\left( {z + 1} \right)^2} = 81\)

D. \({\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y - 9} \right)^2} + {\left( {z + 1} \right)^2} = 9\)

Câu 20 : Tập hợp các giá trị m để phương trình \({\log _2}x = 1 - m\) có nghiệm là

A. \(\left( {0; + \infty } \right)\)

B. \(\left( {1; + \infty } \right)\)

C. \(\left( { - \infty ;1} \right)\)

D. R

Câu 21 : Hàm số nào trong các hàm số sau đây có đồ thị như hình bên?

A. \(y =  - {x^4} + 1\)

B. \(y =  - {x^2} + 1\)

C. \(y =  - {x^3} + 3x + 1\)

D. \(y =  - {x^3} + 1\)

Câu 22 : Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm trên R và có đồ thị như hình bên.Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. \(\left\{ \begin{array}{l}
f'\left( { - 0,5} \right) < 0\\
f'\left( {0,5} \right) > 0
\end{array} \right.\)

B. \(\left\{ \begin{array}{l}
f'\left( { - 0,5} \right) < 0\\
f'\left( {0,5} \right) < 0
\end{array} \right.\)

C. \(\left\{ \begin{array}{l}
f'\left( { - 0,5} \right) > 0\\
f'\left( {0,5} \right) > 0
\end{array} \right.\)

D. \(\left\{ \begin{array}{l}
f'\left( { - 0,5} \right) > 0\\
f'\left( {0,5} \right) < 0
\end{array} \right.\)

Câu 23 : Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm trên R thỏa mãn \(f'(x) > 0_{}^{}\forall x \in \left( {0;1} \right),\) \(f'(x) < 0_{}^{}\forall x \in \left( {1;2} \right).\) Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Hàm số đạt cực đại tại x = 1

B. Hàm số có giá trị nhỏ nhất bằng \(f(1)\)

C. Hàm số có giá trị lớn nhất bằng \(f (1)\)

D. Hàm số đạt cực tiểu tại x = 1

Câu 24 : Nếu tăng gấp 2 bán kính của một khối cầu thì thể tích của khối cầu tăng gấp bao nhiêu lần?

A. Gấp 8 lần 

B. Gấp 16 lần 

C. Gấp 2 lần 

D. Gấp 4 lần 

Câu 25 : Tập nghiệm của bất phương trình \({\left( {0,25} \right)^x} > 0,5\) là

A. \(\left( { - \infty ;\frac{1}{2}} \right)\)

B. \(\left( {\frac{1}{2}; + \infty } \right)\)

C. \(\left( {2; + \infty } \right)\)

D. \(\left( { - \infty ;2} \right)\)

Câu 28 : Nghịch đảo \(\frac{1}{z}\) của số phức \(z = 5 - 12i\) bằng

A. \(\frac{5}{{13}} + \frac{{12i}}{{13}}\)

B. \(\frac{5}{{13}} - \frac{{12i}}{{13}}\)

C. \(\frac{5}{{169}} - \frac{{12i}}{{169}}\)

D. \(\frac{5}{{169}} + \frac{{12i}}{{169}}\)

Câu 31 : Nếu các số dương \(a, b, c\) thỏa mãn \(\ln a + \ln b = 2\ln c\) thì

A. \(a+b=c\)

B. \(ab=c\)

C. \(a+b=2c\)

D. \(ab=c^2\)

Câu 33 : Tập xác định của hàm số \(y = \sqrt {{{\log }_{\frac{e}{\pi }}}x} \) 

A. (0;1)

B. (0;1]

C. \((0; + \infty )\)

D. \((1; + \infty )\)

Câu 36 : Cho hàm số \(y=\cos 2x\) có một nguyên hàm là \(F(x),F(0) = 0.\) Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. \(\int {F(x)} dx = \frac{{\sin 2x}}{2} + C\)

B. \(\int {F(x)} dx = \frac{{ - \sin 2x}}{2} + C\)

C. \(\int {F(x)} dx = \frac{{ - \cos 2x}}{4} + C\)

D. \(\int {F(x)} dx = \frac{{\cos 2x}}{4} + C\)

Câu 39 : Cho tam giác ABC vuông tại A, \(AB = 2\sqrt 5 cm,AC = \sqrt 5 cm.\) Quay tam giác ABC xung quanh cạnh BC ta được khối tròn xoay có thể tích là

A. \(\frac{{20\pi }}{3}\left( {c{m^3}} \right)\)

B. \(20\pi \left( {c{m^3}} \right)\)

C. \(20\left( {c{m^3}} \right)\)

D. \(\frac{{20}}{3}\left( {c{m^3}} \right)\)

Câu 44 : Cho hàm số \(y = \frac{1}{3}{x^3} - \left( {m + 2} \right){x^2} + \left( {{m^2} + 4m} \right)x + 5\) với m là tham số thực. Tập hợp các giá trị m để hàm số đồng biến trên khoảng (3;8) là

A. \(\left( { - \infty ; - 1} \right]\)

B. [3;4]

C. \(\left( { - \infty ; - 1} \right] \cup \left[ {8; + \infty } \right)\)

D. \(\left[ {8; + \infty } \right)\)

Câu 50 : Với mỗi số nguyên dương n, gọi \(s_n\) là số cặp số nguyên (x;y) thỏa mãn \({x^2} + {y^2} \le {n^2}.\) (nếu \(a \ne b\) thì hai cặp số \((a;b)\) và \((b;a)\) khác nhau). Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. \(\mathop {\lim }\limits_{n \to  + \infty } \frac{{\sqrt {{s_n}} }}{n} = 2\)

B. \(\mathop {\lim }\limits_{n \to  + \infty } \frac{{\sqrt {{s_n}} }}{n} = \sqrt \pi  \)

C. \(\mathop {\lim }\limits_{n \to  + \infty } \frac{{\sqrt {{s_n}} }}{n} = 4\)

D. \(\mathop {\lim }\limits_{n \to  + \infty } \frac{{\sqrt {{s_n}} }}{n} = \sqrt {2\pi } \)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247