Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Toán học Đề thi KSCL giữa HK1 môn Toán 10 năm 2019 Trường THPT Nhữ Văn Lan

Đề thi KSCL giữa HK1 môn Toán 10 năm 2019 Trường THPT Nhữ Văn Lan

Câu 2 : Với m bằng bao nhiêu thì phương trình mx + m - 1 = 0 vô nghiệm?

A. m = 0 và m = 1.

B. m = 1.

C. m = 0.

D. m = - 1.

Câu 3 : Phương trình \(\left| {x - 1} \right| = 2\) có ngiệm là :

A. x = 1

B. x = 3

C. x = 3; x = - 1

D. x = 2

Câu 4 : Khẳng định nào sau đây đúng?

A. \(\overrightarrow {AA}  + \overrightarrow {BB}  = \overrightarrow {AB} .\)

B. \(\overrightarrow {MP}  + \overrightarrow {NM}  = \overrightarrow {NP} .\)

C. \(\overrightarrow {CA}  + \overrightarrow {BA}  = \overrightarrow {CB} .\)

D. \(\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AC}  = \overrightarrow {BC} .\)

Câu 5 : Hình vẽ bên là đồ thị của hàm số nào?

A. y = x2 – 2x

B. y = x2 – 2x + 1

C. y = – x2 + 2x – 1

D. y = – x2 + 2x;

Câu 10 : Giao điểm của parabol (P): y = x2 – 3x + 2 với đường thẳng y = x – 1 là:

A. (1; 0); (3; 2)

B. (0; –1); (–2; –3)

C. (–1; 2); (2; 1)

D. (2;1); (0; –1).

Câu 12 : Cho đồ thị hàm số \(y = a{x^2} + bx + c\) có đồ thị như hình vẽ bên dưới. Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. \(a > 0,\,b = 0,\,c > 0\)

B. \(a > 0,\,b > 0,\,c > 0\)

C. \(a > 0,\,b < 0,\,c > 0\)

D. \(a < 0,\,b > 0,\,c > 0\)

Câu 14 : Với giá trị nào của a và b thì đồ thị hàm số y = ax + b đi qua các điểm  A(–2; 1), B(1; –2) ?

A. a = 2 và b = 1

B. a = –1 và b = –1

C. a = – 2 và b = –1

D. a = 1 và b = 1

Câu 16 : Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm \(M\left( {x;y} \right)\). Tìm tọa độ của các điểm M1 đối xứng với M qua trục hoành?

A. \({M_1}\left( {x;y} \right)\)

B. \({M_1}\left( {x;-y} \right)\)

C. \({M_1}\left( {-x;y} \right)\)

D. \({M_1}\left( {-x;-y} \right)\)

Câu 17 : Cho \(\Delta ABC\). Tìm điểm M thỏa \(\overrightarrow {MA}  + \overrightarrow {MB}  + 2\overrightarrow {MC}  = \overrightarrow 0 \)

A. M là đỉnh của hình bình hành MCAB

B. M trùng với đỉnh C của \(\Delta ABC\)

C. M là trọng tâm của tam giác ABC

D. M là trung điểm cạnh IC, với I là trung điểm của cạnh AB

Câu 19 : Chọn khẳng định sai

A. Nếu I là trung điểm đoạn AB thì \(\overrightarrow {AI}  + \overrightarrow {IB}  = \overrightarrow {AB} \).

B. Nếu I là trung điểm đoạn AB thì \(\overrightarrow {IA}  + \overrightarrow {BI}  = \vec 0\).

C. Nếu I là trung điểm đoạn AB thì \(\overrightarrow {AI}  + \overrightarrow {BI}  = \vec 0\).

D. Nếu I là trung điểm đoạn AB thì \(\overrightarrow {IA}  + \overrightarrow {IB}  = \vec 0\).

Câu 21 : Hai phương trình được gọi là tương đương khi

A. Có cùng tập xác định. 

B. Có số nghiệm bằng nhau.

C. Có cùng dạng phương trình.

D. Có cùng tập hợp nghiệm.

Câu 23 : Cho hàm số \(y=x^2\) là

A. hàm số chẵn 

B. hàm số vừa chẵn, vừa lẻ

C. hàm số lẻ 

D. hàm số không chẵn, không lẻ

Câu 24 : Tập hợp D = \(( - \infty ;2] \cap ( - 6; + \infty )\) là tập nào sau đây?

A. \(( - 4;9]\)

B. \(( - \infty ; + \infty )\)

C. \(( - 6;2]\)

D. \(\left[ { - 6;2} \right]\)

Câu 25 : Mệnh phủ định của mệnh mệnh đề “\(\forall x \in R,{x^2} - x + 7 < 0\)” là:

A. \(\exists x \in R,{x^2} - x + 7 > 0\)

B. \(\exists x \in R,{x^2} - x + 7 \ge 0\)

C. \(\forall x \in R,{x^2} - x + 7 \ge 0\)

D. \(\exists x \in R,{x^2} - x + 7 < 0\)

Câu 26 : Trong các câu sau, câu nào không phải là mệnh đề?

A. Hình thoi có hai đường chéo vuông góc với nhau.

B. 8 là số chính phương.

C. Buồn ngủ quá!

D. Băng Cốc là thủ đô của Mianma.

Câu 27 : Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho \(A\left( {2; - 3} \right),B\left( {4;7} \right),C(1;5).\) Tìm tọa độ trọng tâm G của \(\Delta ABC\)

A. (7;15)

B. \(\left( {\frac{7}{3};5} \right).\)

C. (7;9)

D. \(\left( {\frac{7}{3};3} \right).\)

Câu 28 : Cho hai tập hợp \(A = \left\{ {1;2;4;6} \right\},B = \left\{ {1;2;3;4;5;6;7;8} \right\}\) khi đó tập \({C_B}A\) là?

A. \(\left\{ {3;5;7;8} \right\}.\)

B. \(\left\{ {4;6} \right\}.\)

C. \(\left\{ {2;6;7;8} \right\}.\)

D. \(\left\{ {1;2;4;6} \right\}.\)

Câu 29 : Chọn khẳng định đúng :

A. Nếu G là trọng tâm tam giác ABC thì \(\overrightarrow {GA}  + \overrightarrow {GB}  + \overrightarrow {CG}  = \vec 0\).

B. Nếu G là trọng tâm tam giác ABC thì \(\overrightarrow {GA}  + \overrightarrow {GB}  + \overrightarrow {GC}  = \vec 0\).

C. Nếu G là trọng tâm tam giác ABC thì \(\overrightarrow {GA}  + \overrightarrow {AG}  + \overrightarrow {GC}  = \vec 0\).

D. Nếu G là trọng tâm tam giác ABC thì \(\overrightarrow {GA}  + \overrightarrow {GB}  + \overrightarrow {GC}  = 0\).

Câu 30 : Vectơ \(\overrightarrow a  = \left( { - 4;0} \right)\) được phân tích theo hai vectơ đơn vị như thế nào?

A. \(\overrightarrow a  =  - 4\overrightarrow i  + \overrightarrow j \)

B. \(\overrightarrow a  =  - \overrightarrow i  + 4\overrightarrow j \)

C. \(\overrightarrow a  =  - 4\overrightarrow j \)

D. \(\overrightarrow a  =  - 4\overrightarrow i \)

Câu 31 : Cho hai tập hợp \(A = \left\{ {x \in Z\left| {7{x^2} + 3x - 4 = 0} \right.} \right\},B = \left\{ {x \in N\left| {3x + 2 < \sqrt {15} } \right.} \right\}\) khi đó

A. \(A \cap B = \left\{ {1;0} \right\}.\)

B. \(A \cap B = \left\{ { - 1;\frac{4}{7}} \right\}.\)

C. \(A \cap B = \left\{ 1 \right\}.\)

D. \(A \cap B = \emptyset \)

Câu 35 : Tìm tập xác định D của hàm số \(y = \frac{{x + 1}}{{\left( {x - 3} \right)\sqrt {2x - 1} }}.\)

A. \({\rm{D}} = \left( { - \frac{1}{2}; + \infty } \right)\backslash \left\{ 3 \right\}.\)

B. D = R

C. \({\rm{D}} = \left( {\frac{1}{2}; + \infty } \right)\backslash \left\{ 3 \right\}.\)

D. \({\rm{D}} = \left[ {\frac{1}{2}; + \infty } \right)\backslash \left\{ 3 \right\}.\)

Câu 36 : Cho hai tập hợp \(A = \left\{ {a;b;c;e} \right\},B = \left\{ { - 2;c;e;f} \right\}\) khi đó tập \(A \cup B\).

A. \(A \cup B = \left\{ {a;b;c;e;f} \right\}.\)

B. \(A \cap B = \left\{ {a; - 2} \right\}.\)

C. \(A \cup B = \left\{ {c;e} \right\}.\)

D. \(A \cup B = \left\{ { - 2;a;b;c;e;f} \right\}.\)

Câu 38 : Cho hàm số \(y = ax + b\,\,\,\left( {a \ne 0} \right)\). Mệnh đề nào sau đây là đúng ?

A. Hàm số đồng biến khi \(x <  - \frac{b}{a}\)

B. Hàm số đồng biến khi \(x >  - \frac{b}{a}\)

C. Hàm số đồng biến khi \(a < 0\)

D. Hàm số đồng biến khi \(a>0\)

Câu 39 : Biết đồ thị của hàm số y = ax + b qua hai điểm A(0;- 3) và B(- 1;- 5). Thì a và b bằng bao nhiêu?

A. a = 2; b = - 3

B. a = - 2; b = 3

C.  a = 2; b = 3

D. a = 1; b = - 4

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247