Quan sát đồ thị hàm số bậc hai y = ax2 + bx + c ở Hình 37a và Hình 37b rồi nêu

Câu hỏi :

Quan sát đồ thị hàm số bậc hai y = ax2 + bx + c ở Hình 37a và Hình 37b rồi nêu:

a) Dấu của hệ số a;

b) Tọa độ đỉnh và trục đối xứng;

c) Khoảng đồng biến;

d) Khoảng nghịch biến;

e) Khoảng giá trị x mà y > 0;

g) Khoảng giá trị x mà y ≤ 0.

Quan sát đồ thị hàm số bậc hai y = ax2 + bx + c ở Hình 37a và Hình 37b rồi nêu (ảnh 1)

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

* Hình 37a: Quan sát đồ thị ta thấy:

a) Bề lõm của đồ thị hướng lên trên nên hệ số a > 0 hay hệ số a mang dấu “+”.

b) Tọa độ đỉnh I(1; – 1), trục đối xứng x = 1.

c) Do hệ số a > 0 nên hàm số đồng biến trên khoảng (1; + ).

d) Hàm số nghịch biến trên khoảng (– ; 1).

e) Phần parabol nằm phía trên trục hoành tương ứng với các khoảng (– ; 0) và (2; + ) nên hàm số y > 0 trên các khoảng giá trị của x là (– ∞; 0) (2; + ∞).

g) Phần parabol phía dưới trục hoành tương ứng với khoảng (0; 2) nên hàm số y < 0 trên (0; 2). Vậy khoảng giá trị của x mà y ≤ 0 là đoạn [0; 2].

* Hình 37b: Quan sát đồ thị ta thấy,

a) Bề lõm của đồ thị hướng xuống dưới nên a < 0 hay hệ số a mang dấu “–”.

b) Tọa độ đỉnh I(1; 4), trục đối xứng x = 1.

c) Do hệ số a < 0 nên hàm số đồng biến trên khoảng (– ; 1).

d) Hàm số nghịch biến trên khoảng (1; +).

e) Phần parabol nằm phía trên trục hoành tương ứng với khoảng (– 1; 3) nên khoảng giá trị của x là (– 1; 3) thì y > 0.

g) Phần parabol nằm phía dưới trục hoành tương ứng với các khoảng (– ; – 1) và (3; + ) nên khoảng giá trị của x để y ≤ 0 là (– ; – 1] [3; + ).

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Bài tập cuối chương III có đáp án !!

Số câu hỏi: 29

Copyright © 2021 HOCTAP247