Từ các parabol đã vẽ ở Bài tập 6.7, hãy cho biết khoảng đồng biến và khoảng nghịch biến của mỗi hàm số bậc hai tương ứng.

Câu hỏi :

Từ các parabol đã vẽ ở Bài tập 6.7, hãy cho biết khoảng đồng biến và khoảng nghịch biến của mỗi hàm số bậc hai tương ứng.

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

Hướng dẫn giải

Quan sát các đồ thị ta thấy:

a) Đồ thị hàm số đi xuống từ trái qua phải trên khoảng \(\left( { - \infty ;\frac{3}{2}} \right)\) nên hàm số y = x2 – 3x + 2 nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;\frac{3}{2}} \right)\).

Đồ thị hàm số đi lên từ trái qua phải trên khoảng \(\left( {\frac{3}{2}; + \infty } \right)\) nên hàm số y = x2 – 3x + 2 đồng biến trên khoảng \(\left( {\frac{3}{2}; + \infty } \right)\).

b) Đồ thị hàm số đi lên từ trái qua phải trên khoảng \(\left( { - \infty ;\frac{1}{2}} \right)\) nên hàm số y = – 2x2 + 2x + 3 đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;\frac{1}{2}} \right)\).

Đồ thị hàm số đi xuống từ trái qua phải trên khoảng \(\left( {\frac{1}{2}; + \infty } \right)\) nên hàm số y = – 2x2 + 2x + 3 nghịch biến trên khoảng \(\left( {\frac{1}{2}; + \infty } \right)\).

c) Đồ thị hàm số đi xuống từ trái qua phải trên khoảng (– ; – 1) nên hàm số y = x2 + 2x + 1 nghịch biến trên khoảng (– ; – 1).

Đồ thị hàm số đi lên từ trái qua phải trên khoảng (– 1; +) nên hàm số y = x2 + 2x + 1 đồng biến trên khoảng (– 1; +).

d) Đồ thị hàm số đi lên từ trái qua phải trên khoảng \(\left( { - \infty ;\frac{1}{2}} \right)\) nên hàm số y = – x2 + x – 1 đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;\frac{1}{2}} \right)\).

Đồ thị hàm số đi xuống từ trái qua phải trên khoảng \(\left( {\frac{1}{2}; + \infty } \right)\) nên hàm số y = – x2 + x – 1 nghịch biến trên khoảng \(\left( {\frac{1}{2}; + \infty } \right)\).

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Bài tập Bài 16. Hàm số bậc hai có đáp án !!

Số câu hỏi: 16

Copyright © 2021 HOCTAP247