Trong mặt phẳng tọa độ, cho hai đường thẳng
∆1: x – 2y + 3 = 0,
∆2: 3x – y – 1 = 0.
a) Điểm M(1; 2) có thuộc cả hai đường thẳng nói trên hay không?
b) Giải hệ \(\left\{ \begin{array}{l}x - 2y + 3 = 0\\3x - y - 1 = 0\end{array} \right.\).
c) Chỉ ra mối quan hệ giữa tọa độ giao điểm của ∆1 và ∆2 với nghiệm của hệ phương trình trên.
Hướng dẫn giải
a) Thay tọa độ điểm M(1; 2) vào phương trình ∆1 ta được:
1 – 2 . 2 + 3 = 0 ⇔ 0 = 0 (luôn đúng).
Do đó điểm M thuộc ∆1.
Thay tọa độ điểm M(1; 2) vào phương trình ∆2 ta được:
3 . 1 – 2 – 1 = 0 ⇔ 0 = 0 (luôn đúng).
Do đó điểm M thuộc ∆2.
Vậy M thuộc cả hai đường thẳng ∆1 và ∆2.
b) Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}x - 2y + 3 = 0\\3x - y - 1 = 0\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x - 2y + 3 = 0\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\\6x - 2y - 2 = 0\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\)
Lấy (2) trừ (1) theo vế ta được: 5x – 5 = 0 ⇔ x = 1.
Thay x = 1 vào (1) ta được: 1 – 2y + 3 = 0 ⇔ 2y = 4 ⇔ y = 2.
Vậy nghiệm của hệ đã cho là (x; y) = (1; 2).
c) Theo câu a, điểm M(1; 2) thuộc cả hai đường thẳng ∆1 và ∆2 nên M là giao điểm của hai đường thẳng này.
Do đó ta thấy tọa độ giao điểm của ∆1 và ∆2 giống với nghiệm của hệ phương trình ở câu b.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247