A. Các câu hỏi trong bài
Trở lại tình huống mở đầu trong Bài 26. Hãy tính xác suất trúng giải độc đắc, giải nhất của bạn An khi chọn bộ số {5; 13; 20; 31; 32; 35}.
Hướng dẫn giải
Phép thử của bài toán là chọn ngẫu nhiên 6 số trong 45 số: 1; 2; 3; …; 45. Không gian mẫu Ω là tập hợp tất cả các tập con có 6 phần tử của tập {1; 2; 3; …; 45}.
Do đó số phần tử của không gian mẫu là n(Ω) = \(C_{45}^6\).
+ Gọi F là biến cố: “Bạn An trúng giải độc đắc”.
Ta có: F là tập hợp có duy nhất 1 phần tử là tập {5; 13; 20; 31; 32; 35}. Do đó, n(F) = 1.
Vậy xác suất để bạn An trúng giải độc đắc là \(P\left( F \right) = \frac{{n\left( F \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{1}{{C_{45}^6}} = \frac{1}{{8\,\,145\,\,060}}\).
+ Gọi G là biến cố: “Bạn An trúng giải nhất”.
Vì nếu bộ số của người chơi trùng với 5 số của bộ số trúng thưởng thì người chơi trúng giải nhất.
Do đó G là tập hợp tất cả các tập con gồm 6 phần tử của tập {1; 2; 3; …; 45} có tính chất: năm phần tử của nó thuộc tập {5; 13; 20; 31; 32; 35} và một phần tử còn lại không thuộc tập {5; 13; 20; 31; 32; 35}. Nghĩa là phần tử còn lại này phải thuộc tập {1; 2; 3; …; 45} \ {5; 13; 20; 31; 32; 35} (tập hợp này gồm 45 – 6 = 39 phần tử).
Mỗi phần tử của G được hình thành từ hai công đoạn.
Công đoạn 1. Chọn 5 phần tử trong tập {5; 13; 20; 31; 32; 35}, có \(C_6^5\) cách chọn.
Công đoạn 2. Chọn 1 phần tử trong 39 phần tử còn lại, có \(C_{39}^1\) cách chọn.
Theo quy tắc nhân, số phần tử của G là: n(G) = \(C_6^5.C_{39}^1 = 234\) (phần tử).
Vậy xác suất để bạn An trúng giải nhất là \(P\left( G \right) = \frac{{n\left( G \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{234}}{{C_{45}^6}} = \frac{{39}}{{1\,\,357\,510}}\).
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247