Cho tam giác OAB và OBC lấn lượt vuông tại A và B như Hình 1. Các cạnh AB

Câu hỏi :

Cho tam giác OAB và OBC lấn lượt vuông tại A và B như Hình 1. Các cạnh AB và BC bằng nhau và ngắn hơn OB là 1cm. Hãy biểu diễn độ dài OC và OA qua OB, từ đó xác định OB để:

a) OC = 3OA;

b) OC = \(\frac{5}{4}\)OB.

Cho tam giác OAB và OBC lấn lượt vuông tại A và B như Hình 1. Các cạnh AB (ảnh 1)

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

Ta có OB = x (cm)

Khi đó AB = BC = x – 1 (cm). Do đó x > 1

Xét tam giác OBC vuông tại B, có:

OC2 = OB2 + BC2 (định lí Py – ta – go)

OC2 = x2 + (x – 1)2 = 2x2 – 2x + 1

OC = \(\sqrt {2{x^2} - 2x + 1} \)

Xét tam giác OAB vuông tại A, có:

OB2 = AB2 + OA2 (định lí Py – ta – go)

OA2 = AB2 – OB2

OA2 = x2 – (x – 1)2 = x2 – (x2 – 2x + 1) = 2x – 1

OA = \(\sqrt {2x - 1} \)

a) Vì OC = 3OA nên \(\sqrt {2{x^2} - 2x + 1} \) = 3\(\sqrt {2x - 1} \)

2x2 – 2x + 1 = 9(2x – 1)

2x2 – 2x + 1 = 18x – 9

2x2 – 20x + 10 = 0

x2 – 10x + 5 = 0

x = 5 + 2\(\sqrt 5 \) hoặc x = 5 – 2\(\sqrt 5 \).

Thay lần lượt các giá trị trên vào phương trình đã cho, ta thấy cả hai giá trị của x đều là nghiệm của phương trình đã cho. Tuy nhiên x = 5 – 2\(\sqrt 5 \)(không thỏa mãn x > 1)

Vậy với x = 5 + 2\(\sqrt 5 \)(cm) thì OC = 3OA.

b) Vì OC = \(\frac{5}{4}\)OB nên \(\sqrt {2{x^2} - 2x + 1} \) = \(\frac{5}{4}\)x

2x2 – 2x + 1 = \(\frac{{25}}{{16}}\)x2

16(2x2 – 2x + 1) = 25x2

7x2 – 32x + 16 = 0

x = 4 hoặc x = \(\frac{4}{7}\).

Thay lần lượt các giá trị trên vào phương trình đã cho, ta thấy cả hai giá trị của x đều là nghiệm của phương trình đã cho. Tuy nhiên x = \(\frac{4}{7}\) (không thỏa mãn x > 1)

Vậy với x = 4 (cm) thì OC = \(\frac{5}{4}\)OB.

Copyright © 2021 HOCTAP247