Lời giải:
Do có x cốc đồ uống I và y cốc đồ uống II nên x ≥ 0; y ≥ 0.
x cốc đồ uống I cung cấp 60x calo, 12x đơn vị vitamin A và 10x đơn vị vitamin C.
y cốc đồ uống II cung cấp 60y calo, 6y đơn vị vitamin A và 30y đơn vị vitamin C.
Do người đó cần cung cấp ít nhất 300 calo, 36 đơn vị vitamin A và 90 đơn vị vitamin C nên 60x + 60y ≥ 300; 12x + 6y ≥ 36; 10x + 30y ≥ 90.
Khi đó ta có hệ bất phương trình sau: \[\left\{ \begin{array}{l}x \ge 0\\y \ge 0\\60{\rm{x}} + 60y \ge 300\\12{\rm{x}} + 6y \ge 36\\10{\rm{x}} + 30y \ge 90\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge 0\\y \ge 0\\x + y \ge 5\\2{\rm{x}} + y \ge 6\\x + 3y \ge 9\end{array} \right.\]
Biểu diễn tập nghiệm của các bất phương trình trên mặt phẳng tọa độ:
• Đường thẳng d1: x = 0 là đường thẳng trùng với trục Oy.
Chọn điểm I(3; 3) d1 và thay vào biểu thức x ta được 3 > 0.
Suy ra miền nghiệm của bất phương trình x ≥ 0 là nửa mặt phẳng bờ d1 chứa điểm I(3; 3).
• Đường thẳng d2: y = 0 là đường thẳng trùng với trục Ox.
Chọn điểm I(3; 3) d2 và thay vào biểu thức y ta được 3 > 0.
Suy ra miền nghiệm của bất phương trình y ≥ 0 là nửa mặt phẳng bờ d2 chứa điểm I(3; 3).
• Vẽ đường thẳng d3: x + y = 5 bằng cách vẽ đường thẳng đi qua hai điểm (0; 5) và (5; 0).
Chọn điểm I(3; 3) Ï d3 và thay vào biểu thức x + y ta được 6 > 5.
Suy ra miền nghiệm của bất phương trình x + y ≥ 5 là nửa mặt phẳng bờ d3 chứa điểm I(3; 3).
• Vẽ đường thẳng d4: 2x + y = 6 bằng cách vẽ đường thẳng đi qua hai điểm (0; 6) và (1; 4).
Chọn điểm I(3; 3) d4 và thay vào biểu thức x + y ta được 2 . 3 + 3 = 9 > 6.
Suy ra miền nghiệm của bất phương trình 2x + y ≥ 5 là nửa mặt phẳng bờ d4 chứa điểm I(3; 3).
• Vẽ đường thẳng d5: x + 3y = 9 bằng cách vẽ đường thẳng đi qua hai điểm (0; 3) và (3; 2).
Chọn điểm I(3; 3) d5 và thay vào biểu thức x + 3y ta được 2 + 3 . 3 = 11 > 5.
Suy ra miền nghiệm của bất phương trình x + 3y ≥ 9 là nửa mặt phẳng bờ d5 chứa điểm I(3; 3).
Khi đó miền nghiệm của hệ là miền không bị gạch như hình vẽ dưới đây:
Ta thấy miền nghiệm của hệ bất phương trình trên là miền tứ giác với các đỉnh (0; 6), (1; 4), (3; 2), (9; 0).
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247