Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Toán học Trắc nghiệm Toán 12 Chương 1 Ứng dụng đạo hàm khảo sát và vẽ đồ thị hàm số

Trắc nghiệm Toán 12 Chương 1 Ứng dụng đạo hàm khảo sát và vẽ đồ thị hàm số

Câu 1 : Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) liên tục và có đạo hàm trên \(\mathbb{R}\) biết \(f'\left( x \right) = x{\left( {x - 1} \right)^2}.\) Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Hàm số có 2 điểm cực trị tại x=0 và x=1.   

B. Hàm số đạt cực tiểu tại điểm x=0 và cực đại tại điểm x=1.

C. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;0} \right)\) và \(\left( {1; + \infty } \right)\) và đồng biến trên khoảng (0;1).

D. Hàm số không có điểm cực đại.

Câu 3 : Tìm giá trị lớn nhất M và giá trị nhỏ nhất m của hàm số \(y = \frac{x}{{{x^2} + 1}}\) trên đoạn [0;2].

A. \(M = \frac{2}{5};\,m = 0\)

B. \(M = \frac{1}{2};m = 0\)

C. \(M = 1;m = \frac{1}{2}\)

D. \(M = \frac{1}{2};\,m = - \frac{1}{2}\)

Câu 4 : Cho hàm số \(y = \frac{x}{{x - 1}}.\) Mệnh đề nào sau đây là đúng?

A. Hàm số đồng biến trên khoảng (0;1).

B. Hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R} \setminus \left \{ 1 \right \}\).   

C. Hàm số nghịch biến trên \(\left( { - \infty ;1} \right) \cup \left( {1; + \infty } \right).\)   

D. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;1} \right)\) và \(\left( {1; + \infty } \right).\)

Câu 6 : Cho hàm số \(y = \frac{{\left( {m - 1} \right)\sin x - 2}}{{\sin x - m}}.\) Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( {0;\frac{\pi }{2}} \right).\)

A. \(m \in \left( { - 1;2} \right)\)

B. \(m \in \left( { - \infty ; - 1} \right) \cup \left( {2; + \infty } \right)\)

C. \(m \in \left( { - \infty ; - 1} \right] \cup \left[ {2; + \infty } \right)\)

D. \(m \in \left( { - \infty ;0} \right] \cup \left[ {1; + \infty } \right)\)

Câu 10 : Cho hàm số \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) có đồ thị như hình vẽ bên. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

A. \(a < 0,b > 0,c > 0,d < 0\)

B. \(a < 0,b < 0,c > 0,d < 0\)

C. \(a > 0,b < 0,c < 0,d > 0\)

D. \(a < 0,b > 0,c < 0,d < 0\)

Câu 14 : Giá trị cực đại của hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} - 3x + 2\) là :

A. \( - 3 + 4\sqrt 2 \)

B. \(3 - 4\sqrt 2 \)

C. \(3 + 4\sqrt 2 \)

D. \( - 3 - 4\sqrt 2 \)

Câu 17 : Hàm số nào sau đây không có cực trị ?

A. \(y = - 2{x^3} + 1\)

B. \(y = \frac{{2x - 2}}{{x + 1}}\)

C. \(y = \frac{{{x^2} + x - 3}}{{x + 2}}\)

D. Cả 3 phương án đều đúng

Câu 20 : Đồ thị hàm số nào sau đây cắt trục tung tại điểm có tung độ âm ?

A. \(y = \frac{{ - 2x + 3}}{{x + 1}}\)

B. \(y = \frac{{3x + 4}}{{x - 1}}\)

C. \(y = \frac{{4x + 1}}{{x + 1}}\)

D. \(y = \frac{{2x - 3}}{{3x - 1}}\)

Câu 23 : Đặc điểm của đồ thị hàm số bậc ba là :

A. Luôn có trục đối xứng 

B. Nhận đường thẳng nối hai cực trị làm trục đối xứng 

C. Luôn có tâm đối xứng

D. Luôn nhận điểm cực trị làm tâm đối xứng

Câu 24 : Trong các hàm sô sau đây, hàm số nào có giá trị nhỏ nhất trân tập xác định ?

A. \(y = {x^3} - 3{x^2} - 6\)

B. \(y = {x^4} - 3{x^2} - 1\)

C. \(y = \frac{{2x + 1}}{{x - 1}}\)

D. \(y = \frac{{{x^2} + 3x + 5}}{{x - 1}}\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247