Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Toán học Đề thi giữa HK1 môn Toán 10 năm 2019 Trường THPT Yên Phong 1

Đề thi giữa HK1 môn Toán 10 năm 2019 Trường THPT Yên Phong 1

Câu 1 : Cho hai điểm A, B phân biệt và cố định, với I là trung điểm của AB. Tìm tập hợp các điểm  thỏa mãn đẳng thức \(\left| {\overrightarrow {MA}  + \overrightarrow {MB} } \right| = \left| {\overrightarrow {MA}  - \overrightarrow {MB} } \right|.\)

A. Đường tròn tâm I, đường kính \(\frac{{AB}}{2}.\)

B. Đường tròn đường kính AB

C. Đường trung trực của đoạn thẳng AB

D. Đường trung trực của đoạn thẳng IA

Câu 2 : Cho tam giác ABC, với M, N, P lần lượt là trung điểm của BC, CA, AB. Khẳng định nào sau đây sai?

A. \(\overrightarrow {MN}  + \overrightarrow {NP}  + \overrightarrow {PM}  = \overrightarrow 0 .\)

B. \(\overrightarrow {PB}  + \overrightarrow {MC}  = \overrightarrow {MP} .\)

C. \(\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {BC}  + \overrightarrow {AC}  = \overrightarrow 0 .\)

D. \(\overrightarrow {AP}  + \overrightarrow {BM}  + \overrightarrow {CN}  = \overrightarrow 0 .\)

Câu 4 : Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào có mệnh đề đảo đúng?

A. Nếu x = y thì t.x = t.y 

B. Nếu x > y thì x3 > y3

C. Nếu số nguyên n có tổng các chữ số bằng 9 thì số tự nhiên n chia hết cho 3

D. Nếu x > y thì x2 > y2

Câu 6 : Gọi O là tâm hình bình hành ABCD. Đẳng thức nào sau đây sai?

A. \(\overrightarrow {AB}  - \overrightarrow {AD}  = \overrightarrow {DB} .\)

B. \(\overrightarrow {BC}  - \overrightarrow {BA}  = \overrightarrow {DC}  - \overrightarrow {DA} .\)

C. \(\overrightarrow {OA}  - \overrightarrow {OB}  = \overrightarrow {CD} .\)

D. \(\overrightarrow {OB}  - \overrightarrow {OC}  = \overrightarrow {OD}  - \overrightarrow {OA} .\)

Câu 7 : TXĐ của hàm số \(y = \frac{1}{{\sqrt {2x - 5} }} + \sqrt {9 - x} \) là:

A. \(D = \left( {\frac{5}{2};9} \right]\)

B. \(\left( {\frac{5}{2};9} \right)\)

C. \(\left[ {\frac{5}{2};9} \right)\)

D. \(D = \left[ {\frac{5}{2};9} \right]\)

Câu 9 : Cho hai điểm A và B phân biệt. Điều kiện cần và đủ để I là trung điểm AB là:

A. \(\overrightarrow {IA}  = \overrightarrow {IB} .\)

B. \(\overrightarrow {IA}  = -\overrightarrow {IB} .\)

C. \(\overrightarrow {AI}  = \overrightarrow {BI} .\)

D. IA = IB

Câu 10 : Cho tập hợp \(X = \left( { - \infty ;2} \right] \cap \left( { - 6; + \infty } \right).\) Khẳng định nào sau đây đúng?

A. \(X = \left( { - 6;2} \right].\)

B. \(X = \left( { - 6; + \infty } \right).\)

C. \(X = \left( { - \infty ; + \infty } \right).\)

D. \(X = \left( { - \infty ;2} \right].\)

Câu 11 : Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề?

A. Không được làm việc riêng trong giờ học! 

B. Đi ngủ đi!

C. Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới. 

D. Bạn học trường nào?

Câu 12 : Cho 2 tập hợp \(A = \left( { - 7;3} \right),B = \left( { - 4;5} \right)\). Chọn khẳng định đúng ?

A. \(A \cup B = \left( { - 7; - 4} \right)\)

B. \(A{\rm{\backslash }}B = \left( { - 7; - 4} \right]\)

C. \(A{\rm{\backslash }}B = \left( { - 7; - 4} \right)\)

D. \(A \cap B = \left[ { - 4;3} \right)\)

Câu 13 : Chọn khẳng định đúng ?

A. Hàm số \(y=f(x)\) được gọi là nghịch biến trên K nếu: \(\forall {x_1};{x_2} \in K,{x_1} < {x_2} \Rightarrow f\left( {{x_1}} \right) < f\left( {{x_2}} \right)\)

B. Hàm số \(f(x)\) được gọi là đồng biến trên K nếu: \(\forall {x_1};{x_2} \in K,{x_1} < {x_2} \Rightarrow f\left( {{x_1}} \right) \le f\left( {{x_2}} \right)\)

C. Hàm số \(f(x)\) được gọi là đồng biến trên K nếu: \(\forall {x_1};{x_2} \in K,{x_1} < {x_2} \Rightarrow f\left( {{x_1}} \right) > f\left( {{x_2}} \right)\)

D. Hàm số \(f(x)\) được gọi là đồng biến trên K nếu: \(\forall {x_1};{x_2} \in K,{x_1} < {x_2} \Rightarrow f\left( {{x_1}} \right) < f\left( {{x_2}} \right)\)

Câu 15 : Cho hai tập hợp M, N thỏa mãn \(M \subset N\). Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. \(M \cap N = N.\)

B. \(M\backslash N = N.\)

C. \(M \cap N = M.\)

D. \(M\backslash N = M.\)

Câu 16 : Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số chẵn ?

A. \(y = {x^2} + \frac{1}{x}\)

B. \(y = \frac{x}{{{x^4} - 2{x^2} + 1}}\)

C. \(y = \frac{1}{{4{x^3}}}\)

D. \(y = {\left( {2x - 1} \right)^{2018}} + {\left( {2x + 1} \right)^{2018}}\)

Câu 19 : Tìm khoảng nghịch biến của hàm số \(y =  - {x^2} - 2x + 2017\).

A. \(( - 1; + \infty )\)

B. \(( - 2; + \infty )\)

C. \(( - \infty ; - 1)\)

D. \(( - \infty ; 0)\)

Câu 20 : TXĐ của hàm số \(y = \frac{{x + 2}}{{{{\left( {x - 3} \right)}^2}}}\) là:

A. \(\left( { - \infty ;3} \right)\)

B. \(\left( {3; + \infty } \right)\)

C. \(R{\rm{\backslash }}\left\{ 3 \right\}\)

D. R

Câu 21 : Cho hai tập \(A = \left[ { - 1;3} \right);\,B = \left[ {a;a + 3} \right]\). Với giá trị nào của a thì \(A \cap B = \emptyset \).

A. \(\left[ \begin{array}{l}
a \ge 3\\
a <  - 4
\end{array} \right.\)

B. \(\left[ \begin{array}{l}
a > 3\\
a <  - 4
\end{array} \right.\)

C. \(\left[ \begin{array}{l}
a \ge 3\\
a \le  - 4
\end{array} \right.\)

D. \(\left[ \begin{array}{l}
a > 3\\
a \le  - 4
\end{array} \right.\)

Câu 22 : Cho parabol (P) có phương trình \(y = 3{x^2} - 2x + 4\). Trục đối xứng của parabol là đường thẳng:

A. \(x = \frac{1}{3}\)

B. \(x = \frac{2}{3}\)

C. \(x = \frac{-2}{3}\)

D. \(x = \frac{-1}{3}\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247