Tóm tắt bài
1.1. Thế giới vật chất luôn luôn vận động
a. Thế nào là vận động
- Ví dụ: Chim đang bay, quạt đang quay, cây ra hoa-kết quả, học từ lớp 1 đến lớp 10
- Nhận xét: Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn biến đổi.
- Có trong tự nhiên
- Có trong xã hội
- Có thể quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Định nghĩa: Vận động là mọi sự biến đổi (biến hoá) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.
b. Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất
- Ví dụ:
- Trái đất tồn tại khi quay quanh mặt trời.
- Cây tồn tại khi có trao đổi chất với môi trường.
- Con chim tồn tại khi còn có đồng hoá - dị hoá…
- Kết luận: Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật hiện tượng vật chất.
c. Các hình thức vận động cơ bản của vật chất
- Ví dụ:
- Sự chuyển động của ròng rọc
- Vận động của các nguyên tử
- Cây ra hoa, kết quả
- Nhận xét:
- Mỗi hình thức vận động có một đặc trưng riêng
- Các hình thức vận động có mối quan hệ hữu cơ với nhau.
- Các hình thức vận động phát triển theo trình tự từ thấp đến cao.
- Có 5 hình thức vận động cơ bản
- Vận động cơ học.
- Vận động vật lý
- Vận động hoá học
- Vận động sinh học
- Vận động xã hội
- Bài học:
- Tuân theo sự vận động của quy luật tự nhiên
- Tuân theo sự vận động của quy luật xã hội.
- Nhìn nhận, đánh giá sự vật hiện tượng luôn có chiều hướng vận động, biến đổi. Tránh quan điểm cứng nhắc, bất biến.
1.2. Thế giới vật chất luôn luôn phát triển
a. Thế nào là phát triển
- Ví dụ
- Hạt nảy mầm
- Cây lớn lên, ra hoa, kết quả
- Nhận thức từ lạc hậu đến văn minh
- Máy móc thay thế công cụ đồ đá
- Định nghĩa: Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu…
b. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất
- Phát triển: Là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất. Đó là cái mới thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu.
- Bài học: Khi xem xét một svht hoặc đánh giá một con người, cần phát hiện ra những nét mới, ủng hộ cái tiến bộ, tránh mọi thái độ thành kiến, bảo thủ.
2. Luyện tập Bài 3 GDCD 10
Học xong bài này các em cần năm sđược nội dung trọng tâm: Quan điểm của Triết học Mác- Lê nin về sự vận động và phát triển. Học sinh hiểu và giải thích được một cách phổ thông thế nào là vận động, thế nào là phát triển; chứng minh được sự vận động và phát triển là tất yếu, phổ biến ở mọi sự vật hiện tượng.
Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích giúp các em trong quá trình học tập.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
-
A.
Hoá học
-
B.
Sinh học
-
C.
Vật lý
-
D.
Cơ học
-
-
A.
Cơ học
-
B.
Vật lý
-
C.
Hoá học
-
D.
Sinh học
-
-
A.
Cơ học
-
B.
Vật lý
-
C.
Hoá học
-
D.
Sinh học
Câu 4-Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
3. Hỏi đáp Bài 3 GDCD 10
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!