Tóm tắt bài
1.1. Pháp luật và đời sống
1. Khái niệm pháp luật
2. Bản chất của pháp luật
a. Bản chất giai cấp của pháp luật
- Pháp luật Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân và nông dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và phải thể hiện quyền làm của nông dân lao độn trên tất cả các lĩnh vực.
b. Bản chất xã hội của pháp luật
- Pháp luật bắt nguồn từ đời sống xã hội cho nên:
-
Phải phản ánh được nhu cầu lợi ích của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
-
Các hành vi xử sự của cá nhân, tổ chức, cộng đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật.
-
Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống
→ Như vậy: pháp luật vừa là công cụ nhận thức và giáo dục.
3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức
So sánh |
Đạo đức
|
Pháp luật
|
Giống nhau |
Đều là phương thức điều chỉnh hành vi của con người |
Khác nhau |
Nguồn gốc
|
Hình thành từ đời sống xã hội
|
Các qui tắc xử sự trong đs xh, được nhà nước ghi nhận thành các Qui phạm pháp luật
|
Nội dung
|
Các quan niệm chuẩn mực thuộc đời sống tinh thân, tình cảm của con người (về thiện ác, công bằng danh dự, nhân phẩm)
|
Các qui tắc xử sự (việc được làm, phải làm, không được làm)
|
Hình thức thể hiện
|
Trong nhận thức, tình cảm con người. (điều chỉnh bằng lương tâm)
|
Văn bản qui phạm pháp luật
|
Phương thức tác động
|
Dư luận xã hội (người ta sợ dư luận xh hơn chính lương tâm bản thân mìn).
|
Giáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước
|
4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội
a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội
b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình
1.2. Thực hiện pháp luật
1. Khái niệm thực hiện pháp luật
- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân tổ chức.
- Là giai đoạn tiếp theo trong đời sống của một văn bản pháp luật sau khi được ban hành.
a. Các hình thức thực hiện pháp luật
- Sử dụng pháp luật
- Thi hành pháp luật
- Tuân thủ pháp luật
- Áp dụng pháp luật
b. Các giai đoạn thực hiện pháp luật
- Giai đoạn 1: Giữa các cá nhân, tổ chức hình thành một quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh (gọi là quan hệ pháp luật)
- Giai đoạn 2: Cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ pháp luật thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
a. Vi phạm pháp luật
- Thứ nhất, đó là hành vi trái pháp luật
- Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện
Kết luận: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
b. Trách nhiệm pháp lí
- Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ của các chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế do Nhà nước áp dụng.
c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
- Vi phạm hình sự là những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm quy định tại Bộ luật Hình sự.
- Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước.
- Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
- Vi phạm kỉ luật là vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước...do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ.
1.3. Công dân bình đẳng trước pháp luật
1. Quyền và nghĩa vụ
- Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội.
- Một là: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế, các quyền tự do cơ bản và các quyền dân sự, chính trị khác…Các nghĩa vụ phải thực hiện như nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ đóng thuế…
- Hai là: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã hội.
2. Trách nhiệm pháp lí
- Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mính và bị xử lí theo quy định của pháp luật.
- Công dân dù ở địa vị nào, làm nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp luật (trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự, kỉ luật).
- Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau, không phân biệt đối xử.
1.4. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
- Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội.
-
Nội dung
2. Bình đẳng trong lao động
- Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua việc tìm việc làm, bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động, bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước.
-
Nội dung
-
Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động
-
Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động
-
Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ
3. Bình đẳng trong kinh doanh
- Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.
- Nội dung:
- Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
- Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong nghề mà pháp luật không cấm.
- Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
- Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh
- Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp, tuân thủ pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường, cảnh quan, di tích lịch sử.
1.5. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
1. Bình đẳng giữa các dân tộc
- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc, màu da…đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
- Nội dung:
- Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị
- Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế
- Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về văn hóa, giáo dục
2. Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
- Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật, đều bình đẳng trước pháp luật, những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
- Nội dung:
- Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.
- Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đồn kết tồn dân tộc, thúc đẩy tình đồn kết keo sơn gắn bó nhân dân Việt Nam, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước
Câu hỏi 1: Nếu không có pháp luật, xã hội có thể tồn tại và phát triển được không? Tại sao?
Thế nào là vi phạm pháp luật? Trình bày các dấu hiệu của hành vi bị coi là vi phạm pháp luật và đưa ra ví dụ về các dấu hiệu đó? Người có hành vi vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm gì? Kể tên các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí tương ứng?
Trả lời:
- Nếu không có pháp luật, xã hội không thể tồn tại và phát triển được. Vì nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ.
- Khái niệm vi phạm pháp luật: là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Các dấu hiệu của hành vi bị coi là vi phạm pháp luật:
- Dấu hiệu 1: Hành vi trái pháp luật là hành vi hành động (làm những việc pháp luật cấm) hoặc không hành động (không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật), hành vi đó xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
- Dấu hiệu 2: Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện
- Năng lực pháp lí phụ thuộc vào: độ tuổi và tình trạng sức khỏe - tâm lí đủ tuổi, có thể nhận thức và điều khiển hành vi
- Ví dụ: Người tâm thần không có năng lực trách nhiệm pháp lí.
- Dấu hiệu 3: người thực hiện hành vi có lỗi trạng thái tâm lí phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và đối với hậu quả của nó.
- Lỗi cố ý và lỗi vô ý
- Ví dụ: cố ý đánh người gây thương tích.
- Dấu hiệu 4: Xâm phạm các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ
- Ví dụ: Đánh người gây thương tích – xâm phạm quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe của công dân
- Cướp của: xâm phạm quyền sở hữu của công dân…
- Người có hành vi vi phạm pháp luật phải chịu trách pháp lý
- Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí:
- Vi phạm hình sự và trách nhiệm hình sự
- Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính
- Vi phạm dân sự và trách nhiệm dân sự
- Vi phạm kỷ luật và trách nhiệm kỷ luật
Câu hỏi 2: So sánh sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật theo những nội dung sau:
Nội dung
|
Đạo đức
|
Pháp luật
|
Nguồn gốc
|
|
|
Nội dung
|
|
|
Hình thức thể hiện
|
|
|
Phương thức tác động
|
|
|
Trả lời:
Nội dung
|
Đạo đức
|
Pháp luật
|
Nguồn gốc
|
Hình thành từ đời sống xã hội…
|
Là các qui tắc xử sự trong đời sống xã hội được nhà nước ghi nhận thành văn bản pháp luật
|
Nội dung
|
Mang tính tự giác
|
Mang tính bắt buộc chung
|
Hình thức thể hiện
|
Trong tình cảm, nhận thức của con người
|
Văn bản qui phạm pháp luật
|
Phương thức tác động
|
Xã hội lên án
|
Giáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước
|
Câu hỏi 3: Tình huống
Tuấn là học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Du (16 tuổi). Một hôm nhân khi ba mẹ đi vắng, Tuấn đã lấy xe mô tô 125 phân khối chở một bạn cùng lớp đi học. Tuấn đã bị công an giao thông thổi phạt. Tuy nhiên Tuấn lại không nhận thức được rằng: Công dân dưới 18 tuổi không được đi xe mô tô trên 100 phân khối.
Hỏi:
1. Theo em hành vi vi phạm pháp luật của Tuấn là hành vi vi phạm pháp luật gì?
2. Tuấn phải chịu trách nhiệm pháp lí gì?
Trả lời:
- Tuấn đã vi phạm hành chính
- Tuấn phải chịu trách nhiệm hành chính theo qui định của pháp luật dù cho Tuấn không nhận thức được hành vi sai trái của mình vì: theo qui định cảu pháp luật người đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.
Câu hỏi 4: Tình huống
A đi xe máy vượt đèn đỏ ở một ngã tư đường phố và đã đâm vào xe máy của B đang đi đến từ phía đường có tín hiệu báo đèn xanh. Xe máy của B bị hỏng nặng, còn A chỉ bị xây xát nhẹ. A đã nhận lỗi thuộc về mình và đền bù thiệt hại cho B một số tiền mà B yêu cầu.Thế nhưng, sau khi hai bên cùng nhau giải quyết bồi thường thiệt thại thì A còn bị cảnh sát giao thông phạt tiền vì hành vi vượt đèn đỏ. A cho rằng, mình đã đền bù B là được rồi, còn việc phạt của cảnh sát là không đúng pháp luật.
Hỏi:
1. Hãy chỉ ra hành vi vượt đèn đỏ của A khi tham gia giao thông thuộc loại vi phạm pháp luật nào? Trong tình huống trên, A phải chịu những loại trách nhiệm pháp lí gì?
2. Ý kiến của A là đúng hay sai khi bị cảnh sát giao thông phạt tiền?
Trả lời:
- Hành vi vượt đèn đỏ của A khi tham gia giao thông thuộc loại vi phạm pháp luật hành chính.
- Trong tình huống trên, A phải chịu những loại trách nhiệm hành chính (nộp phạt) và trách nhiệm hình sự (bồi thường thiệt hại)
- Ý kiến của A là sai, vì người nào vi phạm loại pháp luật nào thì phải chịu trách nhiệm pháp lí về vi phạm đó, không thể lấy việc chịu trách nhiệm dân sự thay thế cho trách nhiệm hành chính được.
Câu hỏi 5: Tình huống
Xuân và Mai là đôi bạn thân cùng thi vào một khoa của trường Đại học Ngoại thương. Hai bạn có số điểm thi bằng nhau. Xuân đã đậu nguyện vọng 1, còn Mai thì không vì Xuân là người dân tộc thiểu số.
Theo em, điều đó có trái với nguyên tắc: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không? Vì sao?
Trả lời:
- Không trái quy định của pháp luật
- Nêu được khái niệm: Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
- Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là trong những điều kiện hoàn cảnh như nhau công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc vào khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.
- Bạn Xuân là người dân tộc thiểu số, thuộc đối tượng được ưu tiên. Theo quy định tại điều 7 quy chế tuyển sinh Đại học và Cao đẳng về chính sách ưu tiên: Công dân Việt nam có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số thuộc nhóm ưu tiên 1.
- Bạn Mai không phải là con em người dân tộc thiểu số nên không được hưởng chính sách ưu tiên...
- Ý nghĩa: Con em đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện, hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa để khắc phục sự chênh lệch, rút ngắn khoảng cách...tạo điều kiện để phát triển nên Nhà nước đã có những chính sách ưu tiên. Mục đích tạo khối đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau…tiến kịp trình độ chung cả nước.
3. Luyện tập Ôn tập GDCD 12
Qua bài học này các em phải nắm được các nội dung sau:
- Pháp luật và đời sống, thực hiện pháp luật
- Công dân bình đẳng trước pháp luật
- Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Ôn tập Công dân với pháp luật cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
-
A.
Có tính quy phạm phổ biến
-
B.
Tính quyền lực, bắt buộc chung
-
C.
Tính xác định chặt chẽ về hình thức
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
-
-
A.
Vi phạm qui tắc đạo đức
-
B.
Vi phạm luật hình sự
-
C.
Vi phạm luật hành chính
-
D.
Vi phạm luật dân sự
-
-
A.
Hành vi trái pháp luật
-
B.
Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện
-
C.
Người vi phạm phải có lỗi
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Câu 4 - Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
4. Hỏi đáp Ôn tập GDCD 12
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!