GDCD 10 Ôn tập phần 1

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

  • Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
    • Thế giới quan và phương pháp luận

      • Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm

      • Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình

    • Chủ nghĩa duy vật biện chứng – sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

  • Thế giới vật chất tồn tại khách quan
    • Giới tự nhiên tồn tại khách quan

    • Xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên

    • Con người có thể nhận thức và cải tạo thế giới tự nhiên

  • Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
    • Thế giới vật chất luôn luôn vận động

      • Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất

      • Các hình thức vận động cơ bản của vật chất

    • Thế giới vật chất luôn luôn phát triển

      • Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất

  • Nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng
    • Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

      • Giải quyết mâu thuẫn

      • Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh

​1.1. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

a. Thế giới quan và phương pháp luận

  • Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm
    • Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng cho hoạt động của con người trong cuộc sống.
    • Vấn đề cơ bản của Triết học gồm 2 mặt:
      • Mặt thứ nhất: Giữa vật chất (tồn tại, tự nhiên) và ý thức (tư duy, tinh thần), cái nào có trước cái nào có sau,cái nào quyết định cái nào?
      • Mặt thứ hai: con người có thể nhận thức được thế giới khách quan hay không?
    • Thế giới quan duy vật cho rằng: vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, không ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được. → Thế giới quan duy vật có vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học
    • Thế giới quan duy tâm cho rằng: ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên. → Thế giới quan duy tâm là chỗ dựa về lý luận cho các lực lượng xã hội lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của lịch sử.
  • Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình
    • Phương pháp luận biện chứng là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau, trong sự vận động và phát triển không ngừng.
    • Phương pháp luận siêu hình là phương pháp xem xét sự vật hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác.

b. Chủ nghĩa duy vật biện chứng – sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

 

Thế giới quan

Phương pháp luân Ví dụ

Các nhà Duy vật trước Chủ nghĩa Mác

Duy vật

Siêu hình

Thế giới tự nhiên có trước nhưng con người lại phụ thuộc vào số trời

Các nhà Biện chứng  trước Chủ nghĩa Mác

Duy tâm

Biện chứng

Ý thức có trước vật chất và quyết định vật chất

Triết học Mác - Lênin

Duy vật

Biện chứng

Thế giới quan tồn tại độc lập với ý thức, luôn vận động và phát triển

1.2. Thế giới vật chất tồn tại khách quan

a. Giới tự nhiên tồn tại khách quan

  • Các quan niệm khác nhau về sự ra đời và tồn tại của giới tự nhiên
    • Các quan điểm duy tâm, tôn giáo cho rằng: Giới tự nhiên là do thần linh, thượng đế sáng tạo ra.
    • Các nhà duy vật khẳng định: Tự nhiên là cái sẵn có, là nguyên nhân sự tồn tại, phát triển của chính nó.

b. Xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên

  • Con người là sản phẩm của tự nhiên
    • Quan điểm duy tâm cho rằng: con người do thần linh, thượng đế sinh ra.
    • Quan điểm duy vật cho rằng: loài người có nguồn gốc từ tự nhiên và là kết quả của phát triển lâu dài của giới tự nhiên

→ Con người là sản phẩm của giới tự nhiên. Con người tồn tại trong môi trường tự nhiên và cùng phát triển với môi trường tự nhiên.

  • Xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên
    • Sự ra đời của con người và xã hội là 1 quá trình tiến hóa lâu dài
    • Khi loài vượn cổ tiến hóa thành người cũng đồng thời hình thành nên mối quan hệ xã hội, tạo nên xã hội loài người.
    • Xã hội từ khi ra đời phát triển từ thấp đến cao luôn theo quy luật khách quan: (5 giai đoạn phát triển của xã hội loài người)
    • Mọi sự biến đổi của xã hội không phải do thế lực thần bí nào, do đó quan điểm cho rằng: Thần linh quyết định mọi sự tiến hóa của xã hội" là sai.
    • Yếu tố chủ yếu tạo nên xã hội là hoạt động của con người.
    • Có con người mới có xã hội mà con người là sản phẩm của tự nhiên, cho nên xã hội cũng là sản phẩm của tự nhiên. Hơn thế nữa là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên.

c. Con người có thể nhận thức và cải tạo thế giới tự nhiên

  • Do quá trình nhận thức và lao động của con người, con người làm chủ thiên nhiên và bắt thiên nhiên phục vụ lợi ích cho con người.

1.3. Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất

a. Thế giới vật chất luôn luôn vận động

  • Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất
    • Vận động là mọi sự biến đổi (biến hoá) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.
    • Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật hiện tượng vật chất.
  • Các hình thức vận động cơ bản của vật chất
    • Có 5 hình thức vận động cơ bản
      • Vận động cơ học
      • Vận động vật lý
      • Vận động hoá học
      • Vận động sinh học
      • Vận động xã hội

b. Thế giới vật chất luôn luôn phát triển

  • Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu…
  • Phát triển: Là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất. Đó là cái mới thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu.
  • Bài học: Khi xem xét một svht hoặc đánh giá một con người, cần phát hiện ra những nét mới, ủng hộ cái tiến bộ, tránh mọi thái độ thành kiến, bảo thủ.

Câu hỏi 1: Khái niệm: Chất – lượng của sự vật hiện tượng. Cho ví dụ minh họa. Em vận dụng quy luật lượng – chất vào học tập rèn luyện như thế nào?

Trả lời:

  • Chất: Dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật hiện tượng. Tiêu biểu cho sự vật hiện tượng đó. Phân biệt với sự vật hiện tượng khác. Ví dụ: Đường ngọt, chanh chua, muối mặn, gừng cay.
  • Lượng: Dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản của sự vật hiện tượng về trình độ phát triển, quy mô, tốc độ vận động, số lượng của sự vật hiện tượng. Ví dụ: Đi xe nhanh hơn đi bộ, dân số Trung Quốc nhiều hơn dân số Việt Nam, 5kg nặng hơn 3kg…
  • Em vận dụng quy luật lượng – chất vào học tập rèn luyện như: Chúng ta phải biết kiên trì nhẫn nại, không xem thường việc nhỏ. Tránh hành động nóng vội, đốt cháy giai đoạn, hành động nhất thời, không triệt để tất yếu sẽ mang đến kết quả không tốt đẹp như mong muốn.

Câu hỏi 2: Em hãy cho biết mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất? Ví dụ.

Trả lời: 

  • Cách thức biến đổi của lượng:
    • Lượng biến đổi trước chất
    • Sự biến đổi về chất của sự vật hiện tượng được bắt đầu từ lượng.
    • Lượng biến đổi chậm, từ từ, dần dần.
    • Ví dụ:
      • Một học sinh lớp 10 qua 9 tháng học tập và rèn luyện phải trải qua kì thi mới được lên lớp 11
      • Nhiệt độ < 100 độ thì chưa hóa hơi, đến 100 độ nước bắt đầu hóa hơi.
  • Độ: Là điểm giới hạn trong đó lượng đổi nhưng chất chưa đổi
    • Điểm nút: là điểm giới hạn trong đó lượng đổi làm cho chất đổi theo
    • Ví dụ:
      • Học sinh lớp 10 lên lớp 11, lượng kiến thức, chiều cao, cân nặng, sẽ thay đổi
      • Nước từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái hơi, thì thể tích vận tốc, độ hòa tan của phân tử nước cũng thay đồi.

Câu hỏi 3: Vì sao nói con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội? Em có suy nghĩ và cho rằng trong tương lai người máy (ROBOT) sẽ thay thế vị trí con người để làm nên xã hội không? Em cho ý kiến.

Trả lời:

  • Con người là chủ thể của lịch sử nên cần phải được tôn trọng, được đảm bảo quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu phát triển tiến bộ xã hội. Mục đích của sự tiến bộ xã hội suy cho cùng là mang hạnh phúc cho tất cả mọi người.

Câu hỏi 4: Tại sao nói con người là chủ thể của lịch sử? Liên hệ lịch sử theo từng giai đoạn phát triển. Ví dụ.

Trả lời:

  • Con người tự sang tạo ra lịch sử của chính mình
  • Lịch sử xã hội loài người được hình thành từ khi con người biết chế tạo ra công cụ lao động sản xuất và biết sử dụng. Nhờ đó, con người tự tách mình ra khỏi thế giới động vật chuyển sang thế giới loài người. Lịch sử xã hội được hình thành từ đó.
  • Việc chế tạo ra công cụ lao động giúp cho lịch sử xã hội loài người hình thành và phát triển. Đồng thời có ý nghĩa giúp con người tự sang tạo ra lịch sử của chính mình.
  • Con người là chủ thể sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần
  • Ở bất kỳ chế độ nào trong lịch sử con người luôn giữ vị trí trung tâm và làm chủ xã hội
  • Ví dụ: Từ chế độ công xã nguyên thủy "chiếm hữu nô lệ"  xã hội phong kiến "tư bản chủ nghĩa" xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi 5: Thế nào là nhận thức? Nêu các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức. Ví dụ. Muốn hiểu rõ về sự vật hiện tượng thì em dựa vào quá trình nhận thức nào? Vì sao?

Trả lời:

  • Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật hiện tượng của thế giới quan vào bộ não của con người để tạo nên sự hiểu biết về chúng.
  • Nhận thức có hai giai đoạn: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
  • Nhận thức cảm tính: Là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác tác động đến sự vật hiện tượng. Từ đó mang lại cho con người hiểu biết đặc điểm bên ngoài của chúng.
  • Ví dụ: Quả cam hình cầu, thanh sắt là kim loại
  • Nhận thức lý tính: Lá giai đoạn nhận thức tiếp theo dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tình mang lại. Nhờ các thao tác tư duy, phân tích, so sánh, tổng hợp…. từ đó tìm ra bản chất của sự vật hiện tượng
  • Ví dụ: Quả cam: có lượng đường, Vitamin C, dùng làm nước giải khát, có lợi cho sức khỏe….
  • Thanh sắt: là kim loại dẫn điện, nhiệt tốt, nhiệt độ nóng chảy cao, công thức hóa học là Fe, khối lượng 56, sắt sử dụng vào xây dựng công trình….

Câu hỏi 6: Em hãy cho biết thế nào là phủ định, phủ định biện chứng, phủ định siêu hình? Ví dụ. Em vận dụng quy luật phủ định vào cuộc sống như thế nào?

Trả lời:

  • Phủ định: Là xóa bỏ sự tồn tại của sự vật hiện tượng nào đó.
  • Ví dụ: Giông bão làm sập đỗ cây cối, hạt lúa xay thành gạo, động đất làm sập nhà…
  • phủ định biện chứng: Là sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật hiện tượng cũ đề phát triển sự vật hiện tượng mới.
    • Ví dụ: Gieo hạt lúa → cây mạ non → cây lúa
      • Ấp quả trứng gà → con gà con → gà đẻ trứng → ấp trứng nở → con gà…
  • Phụ nữ việt nam ngày nay vẫn còn kế thừa những yếu tố tích cực từ phụ nữ trước đây: Tứ đức (Công, dung, ngôn, hạnh) tam tùng tứ đức, chung thủy yêu thương chồng con hết mực, chịu khó, tân tụy biết hi sinh. Đảm đang công việc khéo léo về mọi mặt…
  • Phủ định siêu hình: Là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại  và phát triển tự nhiên của sự vật hiện tượng.
    • Ví dụ: Luộc quả trứng gà, hạt lúa xay thành gạo, mưa bão làm cây cối đỗ và chết

Câu hỏi 7: Mâu thuẫn là gì? Cho ví dụ. Bản thân em có mâu thuẫn với chính mình không? Ví dụ

Trả lời:

  • Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó có hai mặt đối lập vừa thống nhất, đấu tranh với nhau
    • Ví dụ: Nhận thức: Tích cực  ><  tiêu cực, đúng >< sai
      • Học tập: Siêng năng >< lười biếng,  Số lượng ><  chất lượng
      • Lối sống: Văn hóa >< Phi văn hóa     nghèo >< giàu
  • Bản thân em có mâu thuẫn với chính mình không: Có. Bởi vì trong mỗi con người luôn tồn tại hai mặt đối lập nhau.
    • Ví dụ: Yêu  thương >< buồn ghét , vui cười >< buồn khóc
      • Chăm chỉ siêng năng >< biếng nhát,  Thiện tâm >< ác tâm

Câu hỏi 8: Vì sao nói con người là mục tiêu phát triển xã hội

Trả lời:

  • Từ khi xuất hiện đến nay con người luôn khao khát được sống tự do hạnh phúc. Song vẫn tồn tại bất công, bóc lột và có nhiều yếu tố đe doạ tự do hạnh phúc và tính mạng con người.

→ Vì vậy con người không ngừng đấu tranh vì tự do hạnh phúc của chính mình.

  • Mọi chính sách và hành động của các quốc gia và cộng đồng quốc tế phải nhằm mục tiêu phát triển con người.

→ Như vậy: Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được tôn trọng, cần phải được đảm bảo quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu phát triển của mọi tiến bộ xã hội. 

3. Luyện tập Ôn tập phần 1 GDCD 10

Qua bài học này các em phải nắm được nội dung sau: 

  • Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
  • Thế giới vật chất tồn tại khách quan
  • Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
  • Nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Ôn tập phần 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

4. Hỏi đáp Ôn tập phần 1 GDCD 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247