Tóm tắt bài
1.1. Những ví dụ về tấm gương lí tưởng sống của thanh niên trong lịch sử:
- 14 tuổi, Võ Thị Sáu tham gia làm công an xung phong Đất Đỏ, 15 tuổi bị chính quyền Pháp bắt và kết án tử hình đày ra Côn Đảo. Năm 1952, bị xử bắn khi chưa tròn 18 tuổi. Trước khi chết, chị vẫn hát vang bài quốc ca hùng tráng.
- Nguyễn Thị Minh Khai: Chị tham gia hoạt động Cách mạng từ năm 16 tuổi. Khi hoạt động chị lấy bí danh là: Năm Bắc, ở trong tù, chị vẫn tiếp tục lãnh đạo phong trào đấu tranh ở bên ngoài.
- Anh Tô Vĩnh Diện bất chấp nguy hiểm, lấy thân mình chèn pháo khi cùng đồng đội kéo pháo lên dốc trong chiến dịch Điện Biên.
- Anh Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, tạo điều kiện để đồng đội xông lên tiêu diệt cứ điểm Him Lam.
Thế hệ các anh đã làm nên chiến thắng:
"Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng."
- Pháp đầu hàng, Mĩ lại sang xâm lược, cuộc kháng chiến lại bắt đầu. "Dù phải đốt cháy dãy Trường Sơn, cũng phải dành được độc lập", lớp lớp thanh niên lại tình nguyện lên đường.
- Anh Lý Tự Trọng là người thanh niên VN yêu nước trước CM tháng 8 , anh hy sinh khi mới vừa tròn 18 tuổi. Lí tưởng mà anh đã chọn là: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác ”
- Người công nhân Nguyễn Văn Trỗi bị kết án tử hình vì tội mưu sát bộ trưởng Bộ quốc phòng Hoa Kì. Khi ra pháp trường vẫn hiên ngang tuyên bố: "Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo Đế quốc Mĩ! Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!"
- Nguyễn Văn Thạc- học sinh giỏi văn toàn miền Bắc năm học 1969-1970. Gác lại những năm tháng sinh viên ở giảng đường đại học Tổng hợp, Nguyễn Văn Thạc lên đường vào chiến trường Quảng Trị và đã hi sinh khi vừa tròn 20 tuổi.
- Nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm- sinh viên Đại học y khoa Hà Nội tình nguyện lên đường vào Nam chiến đấu. Với khẩu súng CKC, chị đã một mình chống trả 120 lính Mĩ để bảo vệ thương binh ở bệnh viện Đức Phổ.
- Anh Nguyễn Văn Thạc và chị Đặng Thùy Trâm hi sinh đã để lại hai cuốn nhật kí gửi gắm bao ước mơ cháy bỏng ở phía trước.
- Và chúng ta cũng không thể không nhắc đến những tấm gương tiêu biểu của thanh niên trong thời kì đổi mới.
1.2. Thế nào là lí tưởng sống
- Là mục đích sống mà con người mong muốn đạt tới, có tác dụng định hướng cho các suy nghĩ, hành động, lối sống và cách ứng xử của con người.
1.3. Vì sao thanh niên cần sống có lý tưởng
- Thanh niên là chủ nhân trẻ tuổi của đất nước, là lực lượng chủ chốt trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Lứa tuổi thanh niên là lứa tuổi ước mơ đẹp.
- Người có lí tưởng sống cao đẹp sẽ được mọi người quí trọng.
1.4. Lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay
- Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay là phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh. Trước mắt là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Luyện tập Bài 10 GDCD 9
Qua bài học này các em cần nắm được nội dung kiến thức sau:
- Khái niệm của lý tưởng sống.
- Lợi ích của việc xác định lý tưởng sống tốt đẹp. Nếu xác định lý tưởng sống không tốt sẽ đem lại hậu quả gì?
- Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay là gì?
- Lí tưởng sống của bản thân em là gì?
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
-
A.
Vượt khó trong học tập để tiến bộ không ngừng
-
B.
Bị cám dỗ bởi những nhu cầu tầm thường
-
C.
Dề làm, khó bỏ
-
D.
Không có kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân
-
-
A.
Ăn chơi đua đòi, không lo học hành
-
B.
Lười biếng làm việc
-
C.
Sống bám vào người khác
-
D.
A, B, C
-
-
A.
Thanh niên là chủ nhân trẻ tuổi của đất nước, là lực lượng chủ chốt trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
-
B.
Lứa tuổi thanh niên là lứa tuổi ước mơ đẹp.
-
C.
Người có lí tưởng sống cao đẹp sẽ được mọi người quí trọng.
-
D.
A, B, C
-
-
A.
Nguyễn Tất Thành
-
B.
Phan Đình Giót
-
C.
Tô Vĩnh Diện
-
D.
Lý Tự Trọng
-
-
A.
Tô Vĩnh Diện
-
B.
Nguyễn Văn Trỗi
-
C.
Phan Đình Giót
-
D.
Cù Chính Lan
Câu 4-Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 9 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 35 SGK GDCD 9
Bài tập 2 trang 35 SGK GDCD 9
Bài tập 3 trang 35 SGK GDCD 9
Bài tập 4 trang 35 SGK GDCD 9
3. Hỏi đáp Bài 10 GDCD 9
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!