Tóm tắt bài
1.1. Khái niệm
- Cộng đồng dân cư là toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau cùng thực hiện lợi ích chung.
1.2. Ý nghĩa
- Làm cho đời sống tinh thần ngày càng lành mạnh.
- Xây dựng tình đoàn kết xóm giềng.
- Làm cho cuộc sống bình yên hạnh phúc.
1.3. Cách rèn luyện
- Học sinh tránh những việc làm xấu, tham gia những hoạt động vừa sức trong việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
♦ Những hiện tượng tiêu cực:
- Hiện tượng tảo hôn.
- Người chết hoặc gia súc chết thì mời thầy mo, thầy cúng phù phép trừ ma.
- Tụ tập uống rượu say, đánh bạc vào ngày lễ tết.
- Tổ chức đám ma có ăn uống linh đình.
- Để người chết trong nhà nhiều ngày mới đem chôn.
- Ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân:
- Hiện tượng tảo hôn: Các em phải xa gia đình sớm, có em không được đi học. Nhiều cặp vợ chồng trẻ bỏ nhau, cuộc sống dang dở. Sinh đẻ không có kế hoạch, là nguyên nhân sinh ra đói nghèo.
- Người ốm hoặc gia súc chết thì mời thầy mo, thầy cúng phù phép trừ ma: Người nào bị coi là ma thì bị căm ghét, xua đuổi, những người này sẽ bị chết vì bị đối xử tàn tệ hoặc phải chấp nhận cuộc sống cô độc.
- Tụ tập uống rượu say, đánh bạc vào ngày lễ tết: Đánh nhau, mất đoàn kết.
- Để người chết trong nhà nhiều ngày mới đem chôn: ảnh hưởng đến môi trường sống.
Câu hỏi 1:
Em xét thấy bản thân em và gia đình đã có những việc làm nào đúng, việc làm nào sai trong việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng?
Những việc làm cụ thể góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư:
Những việc làm ảnh hưởng đến việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư:
Theo em, cần có biện pháp gì để khắc phục những hiện tượng lạc hậu, thiếu văn hoá trong khu dân cư?
Trả lời:
- Thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh.
- Nâng cao dân trí, chăm lo giáo dục, sức khoẻ.
- Xây dựng đoàn kết.
- Giữ gìn trật tự an ninh.
- Vệ sinh môi trường.
- Giữ gìn kỉ cương pháp luật....
Câu hỏi 2: Học sinh có thể làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư?
Trả lời:
- Các gia đình giúp nhau làm kinh tế, xoá đói giảm nghèo
- Bỏ trồng cây thuốc phiện
- Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường
- Sinh đẻ có kế hoạch
- Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm
- Tích cực đọc sách báo
- Làm vệ sinh đường phố, làng, xóm
- Xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em
3. Luyện tập Bài 9 GDCD 8
Qua bài học này các em cần nắm được nội dung kiến thức của bài nhấn mạnh vai trò cá nhân, gia đình trong việc xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 9 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
-
A.
Tụ tập uống rượu say, đánh bạc vào ngày lễ tết.
-
B.
Để người chết trong nhà nhiều ngày mới đem chôn.
-
C.
Quét dọn đường phố sạch sẽ
-
D.
Mọi người có thói quen vứt rác ở 1 gốc phố
-
-
A.
Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm
-
B.
Làm vệ sinh đường phố, làng, xóm
-
C.
Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường
-
D.
A, B, C
-
-
A.
Làm mất đoàn kết giữa hàng xóm với nhau
-
B.
Làm cho đời sống tinh thần ngày càng lành mạnh.
-
C.
Tệ nạn ngày càng phổ biết
-
D.
Không giữ vững trật tự an ninh
Câu 3-Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 8 Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 24 SGK GDCD 8
Bài tập 2 trang 24 SGK GDCD 8
Bài tập 3 trang 24 SGK GDCD 8
Bài tập 4 trang 24 SGK GDCD 8
4. Hỏi đáp Bài 9 GDCD 8
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!