Trang chủ Lớp 12 GDCD Lớp 12 SGK Cũ Học Kì 1 GDCD 10 Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội

GDCD 10 Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Con người là chủ thể của lịch sử

a. Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình

  • Quá trình phát triển của con người:
    • Người tối cổ: biết sử dụng hòn đá, cành cây làm công cụ lao động.

Công cụ lao động của người tối cổ

(Công cụ lao động của người tối cổ)

  • Người tinh khôn: Lúc đầu sử dụng công cụ lao động bằng đồ đá, sau bằng đồ kim loại.

Công cụ lao động của người Tinh khôn

(Công cụ lao động của người Tinh khôn)

  • Quá trình phát triển của xã hội.
    • Người tối cổ sống theo bầy, đàn trong hang động, núi đá, sau biết dựng lều.

    • Người tinh khôn: Sống từng nhóm nhỏ, có quan hệ họ hàng, dần hình thành thị tộc, bộ lạc.

  • Kết Luận:
    • Lịch sử loài người được hình thành từ khi con người biết chế tạo và sử dụng công cụ sản xuất.
    • Nhờ biết lao động, con người đã tự tách mình ra khỏi thế giới động vật chuyển sang thế giới loài người và lịch sử xã hội cũng bắt đầu từ đó. 

b. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội

  • Chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất:
    • Để tồn tại và phát triển con người phải lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất để nuôi sống xã hội.
    • Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng chỉ có ở con người.
    • Là kết quả quá trình lao động và sáng tạo của con người.
  • Ví dụ:
    • Lương thực, thực phẩm.
    • Tư liệu sinh hoạt. 
  • Sáng tạo ra các giá trị tinh thần:
    • Đời sống lao động của con người là nguồn đề tài vô tận của các giá trị văn hoá, tinh thần
    • Con người là tác giả của các công trình văn hoá nghệ thuật
  • Ví dụ:
    • Các kỳ quan thế giới
    • Việt Nam: Cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên. 

c. Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội

  • Nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội, mọi cuộc cách mạng xã hội đều do con người tạo ra.
  • Ví dụ: Từ Cộng xã nguyên thủy → chiếm hữu nô lệ → phong kiến → tư bản chủ nghĩa → xã hội chủ nghĩa 

Kết luận: Con người là chủ thể của lịch sử, sáng tạo ra lịch sử. Trong quá trình đó, con người luôn ton trọng và biết vận dụng quy luật khách quan để phục vụ cuộc sống của mình.

1.2. Con người là mục tiêu sự phát triển xã hội

a. Vì sao con người là mục tiêu phát triển xã hội?

  • Ngay từ vừa mới thoát khỏi thế giới động vật, con người đã luôn khát khao vươn tới cuộc sống tự do, hạnh phúc và luôn đấu tranh để hoài bão, ước mơ đó được thực hiện.
  • Trong quá trình phát triển của lịch sử, những thành tựu khoa học kỉ thuật đem lại cho con người cuộc sống ngày càng tiến bộ hơn, đồng thời cũng dẫn đến những vấn đề lớn mang tính chất toàn cầu, đe doạ cuộc sống con người.
  • Ví dụ: Vấn đề tài nguyên, môi trường, bệnh tật hiểm nghèo, khủng bố

→ Tóm lại: Con người là chủ thể của lịch sử nên con người phải được coi trọng, mục tiêu phát triển của xã hội phải là mục tiêu nhằm phục vụ con người, đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng và phải vì hạnh phúc của con người.

b. Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện con người

  • Công xã nguyên thủy:
    • So sánh các chế độ xã hội:
    • Mức sống thấp, con người phụ thuộc tự nhiên
  • Chiếm hữu nô lệ:
    • Cuộc sống khó khăn, con người bị áp bức, bóc lột
  • Phong kiến:
    • Cuộc sống có phát triển nhưng chậm, ý thức dân tộc, thế giới, con người bị áp bức, bóc lột.
  • Tư bản chủ nghĩa:
    • Kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao, vẫn còn tư hữu, có áp bức, bóc lột
  • Xã hội chủ nghĩa:
    • Kinh tế phát triển, chế độ công hữu, con người được tự do phát triển

→ Nhận xét: Xã hội loài người trải qua 5 hình thái xã hội nhưng chỉ có chế độ xã hội chủ nghĩa mới thực sự coi con người là mục tiêu phát triển của xã hội và mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội là vì tự do, hạnh phúc cho con người.

2. Luyện tập Bài 9 GDCD 10

Qua bài học này các em cần nắm được các nội dung kiến thức cơ bản của bài học. Qua đó trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK để nắm vững kiến thức đã học.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 9 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Các kỳ quan thế giới
    • B. Lương thực, thực phẩm.
    • C. Tư liệu sinh hoạt. 
    • D. Đồ dùng
    • A. Để tồn tại và phát triển con người phải lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất để nuôi sống xã hội.
    • B. Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng chỉ có ở con người.
    • C. Là kết quả quá trình lao động và sáng tạo của con người.
    • D. A, B, C
    • A. Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình: Lịch sử loài người hình thành khi con người biết chế tạo ra công cụ lao động, từ đó không còn lệ thuộc vào tự nhiên, tách mình ra khỏi thế giới loài vật, chuyển sang thế giới loài người và lịch sử xã hội bắt đầu.
    • B. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội
    • C. Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội
    • D. A, B, C

Câu 3-Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 10 Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 59 SGK GDCD 10

Bài tập 2 trang 59 SGK GDCD 10

Bài tập 3 trang 60 SGK GDCD 10

Bài tập 4 trang 60 SGK GDCD 10

3. Hỏi đáp Bài 9 GDCD 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247