Tóm tắt bài
1.1. Truyện đọc “ Một ngày chủ nhật bổ ích”
- “Tôi” tham quan Tam Đảo với tâm trạng háo hức, phấn khởi.
- Những ngọn đồi xanh mướt. Núi Tam Đảo hùng vĩ, mờ trong sương, cây xanh ngày càng nhiều, mây trắng. Quang cảnh thiên nhiên đẹp hùng vĩ, thơ mộng.
- Các bạn cảm thấy ngơ ngác, ngây ngất trước cảnh đẹp thiên nhiên.
- Thiên nhiên làm cho tâm hồn sảng khoái sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi.
- Thiên nhiên làm đẹp cho môi trường, giúp không khí trong lành, bảo vệ cuộc sống con người.
- Chúng ta phải biết chăm sóc, bảo vệ và hiểu được vẻ đẹp, tác dụng của thiên nhiên với chính mình và cuộc sống cộng đồng.
1.2. Nội dung bài học
1. Thiên nhiên là gì?
- Thiên nhiên bao gồm: Không khí, bầu trời, sông suối, rừng cây, đồi núi, động thực vật, khoáng sản...
- Yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên nhiên là sự gắn bó, rung động trước cảnh đẹp của thiên nhiên; Yêu quý, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.
- Biết khai thác từ thiên nhiên những gì có lợi cho con người và khắc phục, hạn chế những tác hại do thiên nhiên gây ra.
- Biểu hiện: bảo vệ rừng, ngăn chặn hành vi phá rừng; trồng và chăm sóc cây xanh; lợi dụng sức nước của các dòng sông để làm thủy điện; khai thác thủy hải sản, khai thác rừng có kế hoạch…
2. Vai trò của thiên nhiên
- Thiên nhiên giúp tâm hồn sảng khoái, làm bầu không khí trong lành, bảo vệ cuộc sống con người, gắn bó và rất cần thiết đối với đời sống con người. Là tài sản chung vô giá của dân tộc và nhân loại.
- Thiên nhiên cung cấp cho con người những thứ cần thiết cho cuộc sống, đáp ứng nhu cầu cho con người; thiên nhiên chính là môi trường sống của con người, không có thiên nhiên, con người không thể tồn tại được.
- Thiên nhiên bị tàn phá sẽ làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, gây ra những hậu quả nặng nề mà con người phải gánh chịu (làm cho cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thiệt hại về tài sản, tính mạng con người)
- Thiên nhiên bị tàn phá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tồn tại của con người
3. Trách nhiệm của học sinh
- Phải bảo vệ thiên nhiên.
- Sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên.
- Kịp thời phản ánh, phê phán những việc làm sai trái phá hoại thiên nhiên.
- Biện pháp bảo vệ thiên nhiên: trồng và chăm sóc cây xanh; khai thác rừng có kế hoạch, kết hợp giữa khai thác và trồng rừng; bảo vệ các loài động vật, không đánh bắt hải sản bằng phương pháp hủy diệt (nổ mìn, xung điện)
2. Luyện tập Bài 7 GDCD 6
Qua bài học này các em phải nắm được thiên nhiên là gì? Tại sao chúng ta phải yêu thiên nhiên, sống hòa hợp và bảo vệ giữ gìn môi trường thiên nhiên. Ngoài ra để nắm vững bài tốt hơn các em có thể tham khảo cách Giải bài tập GDCD 6 Bài 7 và tham gia trả lời câu hỏi Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 7 để bổ sung và củng cố kiến thức. Bên cạnh đó đánh giá mức độ kiến thức mình nắm và hiểu như thế nào để từ đó có phương pháp học tốt.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
-
A.
Không khí
-
B.
Bầu trời
-
C.
Sông suối
-
D.
A, B, C
-
-
A.
Con người cần giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên
-
B.
Khai thác thiên nhiên
-
C.
Phá hoại thiên nhiên
-
D.
Làm ô nhiễm môi trường thiên nhiên
-
-
A.
Tổ chức trồng nhiều cây xanh.
-
B.
Phủ xanh đồi trọc.
-
C.
Không hái hoa trong trường học và công viên
-
D.
A, B, C
Câu 3-Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 6 Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 17 SGK GDCD 6
Bài tập 2 trang 17 SGK GDCD 6
3. Hỏi đáp Bài 7 GDCD 6
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!