Tóm tắt bài
1.1. Đặt vấn đề
Quan sát các hình ảnh sau:
(Hậu quả của chiến tranh)
Qua các thông tin và hình ảnh trên chung ta thấy được sự tàn khốc của chiến tranh, giá trị của hòa bình và sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình chống chiến tranh.
- Hâu quả của chiến tranh:
- Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã làm 10 triệu người chết.
- Chiến tranh thế giới lần thứ hai có 60 triệu người chết
- Từ 1900-2000 chiến tranh đã làm:
- 2 triệu trẻ em chết
- 6 triệu trẻ em bị thương
- 20 triệu trẻ em phải bơ vơ
- 300000 trẻ em buộc phải đi lính, cầm súng giết người.
- Chiến tranh là thảm họa vô cùng tàn khốc gây ra cho con người bao đau thương chết chốc xảy ra, đem lại đau thương, nghèo nàn, lạc hậu, bất hạnh cho con người.
- Hòa bình là khát vọng của loài người đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc...Hòa bình đem lại cho con người những điều tốt đẹp. Đó là hạnh phúc, là khát vọng của loài người. Ngày nay, các thế lực phản động hiếu chiến vẫn đang có âm mưu phá hoại hòa bình, gây chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy, bảo vệ hòa bình chống chiến tranh là trách nhiệm của mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới.
- Để bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh chúng ta cần phải xây dựng mối quan hệ tôn trọng, thân thiện, bình đẵng giữa con người với con người, giữa các dân tộc, giữa các quốc gia trên thế giới.
- Chiến tranh chính nghĩa là các nước tiến hành chiến tranh chống xâm lược, bảo vên độc lập tự do, bảo vệ hòa bình. Còn chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh xâm lược, xung đột sắc tộc, khủng bố.
1.2. Nội dung bài học
a. Khái niệm: Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.
b. Bảo vệ hoà bình là gìn giữu cuộc sống xã hội bình yên, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
c. Trách nhiệm của nhân loại:
- Ngăn chặn chiến tranh bảo vệ hoà bình.
- Thể hiện mọi lúc, mọi nơi, trong mối quan hệ giao tiếp hàng ngày.
Yêu hoà bình |
Chưa yêu hòa bình |
Đoàn kết các dân tộc.
Lắng nghe, tôn trọng kiến người khác.
Biểu tình chống chiến tranh
Tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình
|
Thờ với người gặp nạn.
Bắt mọi người phải phục tùng.
Phân biệt đối xử giàu nghèo
Tham gia các hoạt động biểu tình phản động
|
1.3. Thái độ của nhân dân ta
- Yêu chuộng hòa bình
- Tích cực tham gia vào sự nghiệp đấu tranh hòa bình và công lý thế giới.
1.4. Hoạt động bảo vệ hòa bình
- Xây dựng mối quan hệ tôn trọng bình đẳng thân thiện giữa người với người.
- Thiết lập mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc, quốc gia trên thế giới.
2. Luyện tập Bài 4 GDCD 9
Qua bài này các em phải nắm được thế nào là hòa bình? Tại sao phải bảo vệ hòa bình? Trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ hòa bình.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
-
A.
Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn.
-
B.
Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng để giải quyết.
-
C.
Sống khép mình mới tránh được xung đột.
-
D.
Chỉ cần thân thiện với những người có quan hệ mật thiết với mình.
-
-
A.
Bồ câu
-
B.
Hải âu
-
C.
Bồ nông
-
D.
Đại bàng
-
-
A.
Những nhà lãnh đạo của các quốc gia.
-
B.
Các quốc gia đang xảy ra chiến tranh
-
C.
Tất cả các quốc gia, các dân tộc và toàn nhân loại
-
D.
Các nước lớn trên thế giới.
Câu 4-Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 9 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 16 SGK GDCD 9
Bài tập 2 trang 16 SGK GDCD 9
Bài tập 3 trang 16 SGK GDCD 9
Bài tập 4 trang 16 SGK GDCD 9
3. Hỏi đáp Bài 4 GDCD 9
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!