Trang chủ Lớp 12 GDCD Lớp 12 SGK Cũ Học Kì 1 GDCD 10 Bài 4: Nguồn gốc vận động & phát triển của sự vật và hiện tượng

GDCD 10 Bài 4: Nguồn gốc vận động & phát triển của sự vật và hiện tượng

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Thế nào là mâu thuẫn?

  • Khái niệm mâu thuẫn: Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.
    • Ví dụ 1: Trong xã hội phong kiến có hai giai cấp: Địa chủ và Nông dân. Luôn xảy ra mâu thuẫn đấu tranh với nhau. 
    • Ví dụ 2: Mỗi xã hội luôn tồn tại hai mặt: mặt tiến bộ và lạc hậu. Mâu thuẫn với nhau

a. Mặt đối lập của mâu thuẫn

  • Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm... mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.

b. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập

  • Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau. Trong Triết học, đó là sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

c. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

  • Hai đối lập luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết học gọi đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
  • Trong mỗi mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập không tách rời nhau.
  • Sự vật, hiện tượng nào cũng có mâu thuẫn. Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó có sự thống nhất, đấu tranh giữa các mặt đối lập không thể tách rời nhau. Thống nhất và đấu tranh cũng chính là hai trạng thái, hai mặt đối lập hợp thành mâu thuẫn.

1.2. Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

a. Giải quyết mâu thuẫn:

  • Giải quyết mâu thuẫn là kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, là mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành, sự vật hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật hiện tượng mới. Quá trình này tạo nên sự vận động và phát triển vô tận của thế giới khách quan.
  • Do đó, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng.

b. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh

  • Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập không phải bằng con đường điều hòa mâu thuẫn
    • Ví dụ: Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (12/12/1946) Hồ Chí Minh đã viết: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”.

1.3. Rút ra bài học

  • Để giải quyết mâu thuẫn phải có phương pháp đúng, phải phân tích mâu thuẫn cụ thể trong tình hình cụ thể.
  • Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của từng mặt đối lập. Phân tích mối quan hệ giữa các mặt đối lập
  • Phải biết phân biệt đúng sai, tiến bộ, lạc hậu
  • Nâng cao nhận thức xã hội, phát triển nhân cách
  • Đấu tranh phê và tự phê
  • Tránh tư tưởng “dĩ hòa vi quý”.

2. Luyện tập Bài 4 GDCD 10

Qua bài này các em phải hiểu mâu thuẫn là gì. Cắc mặt đối lập thống nhất của mâu thuẫn và phải nắm được nguống gốc của vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng đó chính là mâu thuẫn.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-Câu 8: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 10 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 28 SGK GDCD 10

Bài tập 2 trang 28 SGK GDCD 10

Bài tập 3 trang 28 SGK GDCD 10

Bài tập 4 trang 28 SGK GDCD 10

Bài tập 5 trang 29 SGK GDCD 10

3. Hỏi đáp Bài 4 GDCD 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247