Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Toán học Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 12 Trường THPT Đức Thọ năm 2017 - 2018

Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 12 Trường THPT Đức Thọ năm 2017 - 2018

Câu 1 :  Hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2}\). Khẳng định nào sau đây đúng

A. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;0} \right)\)

B. Hàm số đồng biến trên khoảng \( (0;2)\).

C. Hàm số nghịch biến trên khoảng \( (0;2)\)

D. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( {2; + \infty } \right)\).

Câu 3 : Tìm họ nguyên hàm của hàm số \(f(x) = \frac{{2{x^2} + x - 1}}{{{x^2}}}\)

A. \(\int {\frac{{2{x^2} + x - 1}}{{{x^2}}}dx = 2 + \frac{1}{x} - \frac{1}{{{x^2}}} + C} \)

B. \(\int {\frac{{2{x^2} + x - 1}}{{{x^2}}}dx = 2x + \frac{1}{x} + \ln \left| x \right| + C} \)

C. \(\int {\frac{{2{x^2} + x - 1}}{{{x^2}}}dx = {x^2} + \ln \left| x \right| + \frac{1}{x} + C} \)

D. \(\int {\frac{{2{x^2} + x - 1}}{{{x^2}}}dx = {x^2} - \frac{1}{x} + \ln \left| x \right| + C} \)

Câu 4 : Phương trình lượng giác \(\cos (x - \frac{\pi }{3}) = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\) có nghiệm là

A. \(\left[ \begin{array}{l}
x =  - \frac{\pi }{6} + k2\pi \\
x = \frac{\pi }{6} + k2\pi 
\end{array} \right.\)

B. \(\left[ \begin{array}{l}
x = \frac{\pi }{6} + k2\pi \\
x =  - \frac{\pi }{2} + k2\pi 
\end{array} \right.\)

C. \(\left[ \begin{array}{l}
x =  - \frac{\pi }{6} + k2\pi \\
x =  - \frac{\pi }{2} + k2\pi 
\end{array} \right.\)

D. \(\left[ \begin{array}{l}
x = \frac{\pi }{2} + k2\pi \\
x = \frac{\pi }{6} + k2\pi 
\end{array} \right.\)

Câu 5 : Hàm số nào sau đây đồng biến trên R

A. \(y = {x^3} - x + 5\)

B. \(y = {x^3} + 2x - 1\)

C. \(y = {x^4}\)

D. \(y = {x^3} - 3x\)

Câu 6 : Rút gọn biểu thức \(P = \sqrt a .{a^{ - 2}}.{a^{\frac{3}{4}}}\), với \( a > 0\)

A. \(P = {a^{ - \frac{7}{4}}}\)

B. \(P = {a^{ - \frac{3}{4}}}\)

C. \(P = {a^{ - \frac{1}{2}}}\)

D. \(P = {a^{\frac{5}{4}}}\)

Câu 7 : Với giá trị nào của m thì 2 đồ thị hàm số \(y = {x^3} - 2m{x^2} + (2m + 1)x - 4\) và \(y = x - 4\) cắt nhau tại 3 điểm.

A. \(\left[ \begin{array}{l}
m < 0\\
m > 2
\end{array} \right.\,\)

B. \(\forall m\)

C. \(\left[ \begin{array}{l}
m \le 0\\
m \ge 2
\end{array} \right.\,\)

D. \(0 < m < 2\)

Câu 8 : Đạo hàm của hàm số \(y = \ln (x + \sqrt {{x^2} + 1} )\)

A. \({y^/} = \frac{{2x}}{{x + \sqrt {{x^2} + 1} }}\)

B. \({y^/} = 1 + \frac{{2x}}{{2\sqrt {{x^2} + 1} }}\)

C. \({y^/} = \frac{1}{{\sqrt {{x^2} + 1} }}\)

D. \({y^/} = \frac{1}{{x + \sqrt {{x^2} + 1} }}\)

Câu 9 : Cho hàm số \( y = f(x)\) có bảng biến thiên như sau

A. y = 3 và yCT = 0

B. y = 2 và yCT = 0

C. y = -2 và yCT = 2

D. y = 3 và yCT = -2 

Câu 12 : Cho tam giác vuông cân ABC, cân tại A, \(BC = a\sqrt 2 \). Quay tam giác quanh đường cao AH ta được hình nón tròn xoay. Thể tích khối nón bằng:

A. \(\frac{{{a^3}\sqrt 2 \pi }}{{12}}\)

B. \(\frac{{\pi \,{a^3}}}{{12}}\)

C. \(\frac{{{a^3}\sqrt 2 \pi }}{3}\)

D. \(\frac{{\pi \,{a^3}}}{4}\)

Câu 13 : Cho \( a\) là số thực dương khác 1. Mệnh đề nào sau đây đúng với mọi số dương \(x, y\) 

A. \({\log _a}(x.y) = {\log _a}x + {\log _a}y\)

B. \({\log _a}(x + y) = {\log _a}x + {\log _a}y\)

C. \({\log _a}x.{\log _a}y = {\log _a}(x + y)\)

D. \({\log _a}(x - y) = \frac{{{{\log }_a}x}}{{{{\log }_a}y}}\)

Câu 15 : Tập nghiệm \(S\) của phương trình \({\log _2}x + {\log _2}(x - 2) = {\log _2}(2x - 3)\)

A. \(S = \left\{ 3 \right\}\)

B. \(S = \left\{ {1;3} \right\}\)

C. \(S = \varphi \)

D. \(S = \left\{ 1 \right\}\)

Câu 16 :  Cho 2 điểm \(A(0;2;1)\) và \(B(2; - 2; - 3)\), phương trình mặt cầu đường kính \(AB\) là

A. \({(x - 1)^2} + {y^2} + {(z + 1)^2} = 9\)

B. \({(x + 1)^2} + {y^2} + {(z - 1)^2} = 6\)

C. \({(x - 2)^2} + {(y + 2)^2} + {(z + 3)^2} = 36\)

D. \({x^2} + {(y - 2)^2} + {(z - 1)^2} = 3\)

Câu 19 : Cho hàm số \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) có đồ thị như hình vẽ. Khẳng định nào sau đây là đúng ?

A. \(a < 0;b > 0;c < 0;d > 0\)

B. \(a > 0;b < 0;c > 0;d < 0\)

C. \(a < 0;b > 0;c > 0;d < 0\)

D. \(a < 0;b < 0;c > 0;d < 0\)

Câu 20 : Tập xác định của hàm số \(y = {(x + 1)^{\frac{1}{2}}}\) là:

A. \(D = R\)

B. \(D = R\backslash \left\{ { - 1} \right\}\)

C. \(D = \left( { - 1; + \infty } \right)\)

D. \(D = \left[ { - 1; + \infty } \right)\)

Câu 21 : Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = \frac{{x + 1}}{{x - 2}}\) tại điểm có tung độ bằng 4 là:

A. \(y =  - 3x + 1\)

B. \(y =  - x + 7\)

C. \(y =  - 3x + 13\)

D. \(y = x + 1\)

Câu 22 : Nguyên hàm của hàm số \(f(x) = {e^x} + \sin x\) là

A. \(F(x) = {e^x} + \cos x + C\)

B. \(F(x) = {e^x} - \sin x + C\)

C. \(F(x) = {e^x} + \sin x + C\)

D. \(F(x) = {e^x} - \cos x + C\)

Câu 24 : Cho 2 điểm \(A(1;3;5),B(1; - 1;1)\), khi đó trung điểm I của AB có tọa độ là:

A. \(I(0; - 4; - 4)\)

B. \(I(2;2;6)\)

C. \(I(0; - 2; - 4)\)

D. \(I(1;1;3)\)

Câu 25 : Bất phương trình \({3^x} < 9\) có nghiệm là

A. x < 2

B. x < 3

C. 0 < x < 2

D. 0 < x <3

Câu 28 : Tìm m để hàm số \(y = {x^3} + m{x^2} + (1 - 2m)x + m - 3\) đồng biến trên khoảng \(( - 3;0)\).

A. \(m \ge 2\sqrt 3  + 3\)

B. \(m \le 2\sqrt 3  - 3\)

C. \(m \le 6 + \sqrt {42} \)

D. \(m \ge 6 - \sqrt {42} \)

Câu 29 : Thể tích khối lăng trụ được tính bới công thức nào?

A. \(V = {B^2}.h\)

B. \(V = \frac{1}{3}B.h\)

C. \(V = B.h\)

D. \(V = \frac{4}{3}B.h\)

Câu 30 : Cho hàm số \( y = f(x)\) có đạo hàm liên tục trên R, hàm só \( y = f(x)\) đồ thị như hình vẽ bên. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Đồ thị hàm số \( y = f(x)\) có 3 điểm cực trị

B. Hàm số  \( y = f(x)\) nghịch biến trên \((2;4) \cup (6; + \infty )\)

C. Hàm số  \( y = f(x)\) đồng biến trên \(( - \infty ;\,2)\) và \( (4;6)\)

D. Hàm số  \( y = f(x)\) đồng biến trên \(( - 2;\,8)\)

Câu 35 : Biểu thức \({2^2}{.2^{\frac{1}{2}}}.8\) viết dưới dạng lũy thừa cơ số 2 với số mủ hữu tỷ là :

A. \({2^{\frac{7}{2}}}\)

B. \({2^{\frac{5}{2}}}\)

C. \({2^{\frac{{11}}{2}}}\)

D. \({2^{\frac{9}{2}}}\)

Câu 37 : Cho 3 điểm \(A(1;0;1),B(2;1; - 2),C( - 1;3;2)\). Điểm D có tọa độ bao nhiêu để ABCD là hình bình hành.

A. \(D( - 2;2;3)\)

B. \(D(1; - 1; - 2)\)

C. \(D(0;4; - 1)\)

D. \(D( - 1; - 1;1)\)

Câu 38 : Hình nón tròn xoay có chiều cao h = 3a, bán kính đường tròn đáy r  = a. Thể tích khối nón bằng:

A. \(3\pi \,{a^3}\)

B. \(\frac{{\pi \,{a^3}}}{9}\)

C. \(\pi \,{a^3}\)

D. \(\frac{{\pi \,{a^3}}}{3}\)

Câu 40 : Mặt cầu \(S(I;R)\) có phương trình \({(x - 1)^2} + {y^2} + {(z + 2)^2} = 3\). Tâm và bán kính của mặt cầu là:

A. \(I( - 1;0;2),\,R = \sqrt 3 \)

B. \(I(1;0; - 2),\,R = \sqrt 3 \)

C. \(I(1;0; - 2),\,R = 3\)

D. \(I( - 1;0;2),\,R = 3\)

Câu 41 : Hàm số \(y = \frac{{{x^4}}}{4} + \frac{{{x^3}}}{3} + 2\) đạt cực tiểu tại:

A. \((0;2)\)

B. \(x =  - 1\)

C. \(( - 1;\frac{{23}}{{12}})\)

D. \( x = 0\)

Câu 42 : Đường cong ở hình bên là đồ thị của một trong bốn hàm số dưới đây. Hàm số đó là hàm số nào?

A. \(y = {x^3} - 3{x^2} + 3\)

B. \(y = {x^4} - 2{x^2} + 1\)

C. \(y =  - {x^4} + 2{x^2} + 1\)

D. \(y =  - {x^3} + 3{x^2} + 1\)

Câu 43 : Diện tích mặt cầu được xác định bởi công thức nào?

A. \(S = 3\pi \,{R^2}\)

B. \(S = \frac{4}{3}\pi \,{R^3}\)

C. \(S = \pi \,{R^2}\)

D. \(S = 4\pi \,{R^2}\)

Câu 44 : Hàm số \(y = {\log _{\sqrt 3 }}({x^2} - 4x)\) có tập xác định là:

A. \(D = R\backslash \left\{ {0;4} \right\}\)

B. \(D = \left[ {0;4} \right]\)

C. \(D = \left( { - \infty ;0} \right) \cup \left( {4; + \infty } \right)\)

D. \(D = \left( {0;4} \right)\)

Câu 45 : Đồ thị hàm số \(y = \frac{{3x - 2}}{{2x - 1}}\) có đường TCĐ, TCN lần lượt là:

A. \(x =  - \frac{1}{2};y = \frac{2}{3}\)

B. \(x = \frac{3}{2};y = \frac{1}{2}\)

C. \(x =  - \frac{1}{2};y = \frac{3}{2}\)

D. \(x = \frac{1}{2};y = \frac{3}{2}\)

Câu 46 : Cho 2 số \(a > 0,a \ne 1,\,b > 0\) thõa mãn hệ thức \({a^2} + {b^2} = 4a.b\). Đẳng thức nào sau đây đúng.

A. \(2{\log _a}(a - b) = {\log _a}(2ab)\)

B. \({\log _a}(4ab) = {\log _a}{a^2} + {\log _a}{b^2}\)

C. \(2{\log _a}(a + b) = 1 + {\log _a}6b\)

D. \({\log _a}(4ab) = 2{\log _a}(a + b)\)

Câu 47 : Phương trình \({3.9^x} - {10.3^x} + 3 = 0\) có 2 nghiệm \({x_1};{x_2}\). Khi đó tổng 2 nghiệm :

A. \({x_1} + {x_2} = \frac{1}{3}\)

B. \({x_1} + {x_2} =  - 1\)

C. \({x_1} + {x_2} = \frac{{10}}{3}\)

D. \({x_1} + {x_2} = 0\)

Câu 48 : Cho hình chóp đều S.ABC có đáy là tam giác đều cạnh a, cạnh bên hợp với đáy một góc 30o. Thể tích khối chóp bằng:

A. \({a^3}\sqrt 3 \)

B. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{12}}\)

C. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{36}}\)

D. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{3}\)

Câu 49 : Cho điểm \(A( - 1;3)\), tìm m để ba điểm A, B, C thẳng hàng, trong đó B và C là 2 điểm cực trị của hàm số \(y = {x^3} - 3m{x^2} + m\)

A. \(m = 0,m =  - \frac{3}{2}\)

B. \(m = 1,m =  - \frac{3}{2}\)

C. \(m = 0,m = 1,m =  - \frac{3}{2}\)

D. \(m =  - 1,m =  - \frac{3}{2}\)

Câu 50 : Khối lập phương là khối đa diện đều loại nào?

A. \(\left\{ {3;4} \right\}\)

B. \(\left\{ {4;3} \right\}\)

C. \(\left\{ {5;3} \right\}\)

D. \(\left\{ {3;5} \right\}\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247