According to paragraph 4, which property of electrons is responsible

Câu hỏi :

Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the following questions

A. Their electromagnetic attraction to protons

B. Their tendency to occupy the lowest possible electron shell 

C. The fact that they cannot be broken into smaller particles 

D. Their ability to break free of their atom during a collision

* Đáp án

B

* Hướng dẫn giải

Chọn B

Kiến thức: Đọc hiểu

Giải thích:

Theo đoạn 4, tính chất nào của electron đóng vai trò hình thành nên liên kết hóa học?

  A. Sức hút điện từ của chúng đối với các proton

  B. Xu hướng chiếm lớp electron thấp nhất có thể

  C. Thực tế là chúng không thể bị vỡ thành các hạt nhỏ hơn

  D. Khả năng thoát khỏi nguyên tử của chúng khi va chạm

Thông tin: Since electrons seek to occupy the lowest electron shell possible, they will move from one atom to another if there is a space available in a lower electron shell. For example, if there is an atom with an open space in its third shell, and it comes into contact with an atom with electrons in its fourth shell, the first atom will take one of these electrons to complete its third shell. When this happens, the two atoms will be chemically bonded to form a molecule.

Tạm dịch: Vì các electron tìm cách chiếm lớp electron thấp nhất có thể, chúng sẽ di chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác nếu có một khoảng trống có sẵn trong lớp electron thấp hơn. Ví dụ, nếu có một nguyên tử có không gian mở ở lớp vỏ thứ ba và nó tiếp xúc với một nguyên tử có electron ở lớp vỏ thứ tư, thì nguyên tử đầu tiên sẽ lấy một trong những electron này để hoàn thành lớp vỏ thứ ba của nó. Khi điều này xảy ra, hai nguyên tử sẽ được liên kết hóa học để tạo thành một phân tử.

Dịch bài đọc:

Nguyên tử từng được cho là những hạt cơ bản của vật chất, nhưng chúng lần lượt được cấu thành từ các hạt nhỏ hơn bên trong nguyên tử. Có ba hạt bên trong nguyên tử chính là nơtron, proton và electron. Proton và nơtron có thể bị phá vỡ thành các đơn vị nhỏ hơn, nhưng những đơn vị nhỏ hơn này không tự có trong tự nhiên và được cho là chỉ được tạo ra trong các máy gia tốc hạt nhân tạo và có lẽ trong các sự kiện liên quan đến sao như sao băng. Cấu trúc của một nguyên tử có thể được mô tả chính xác nhất giống như một hệ mặt trời nhỏ, với các nơtron ở trung tâm và các electron quay quanh chúng theo các quỹ đạo khác nhau, giống như các hành tinh quay quanh Mặt Trời. Trong thực tế, cấu trúc của một nguyên tử phức tạp hơn nhiều, bởi vì các định luật vật lý khác nhau về cơ bản ở cấp độ nguyên tử so với những từ ngữ có thể nhận thấy được. Bản chất thực sự của cấu trúc nguyên tử chỉ có thể được thể hiện chính xác thông qua các công thức toán học phức tạp. Tuy nhiên, lời giải thích này ít được sử dụng với hầu hết những người bình thường.

Proton và nơtron có khối lượng và kích thước gần bằng nhau, nhưng proton mang điện tích dương, trong khi nơtron không mang điện tích nào cả. Proton và nơtron liên kết với nhau bằng lực hạt nhân mạnh, một trong bốn lực cơ bản trong vũ trụ. Proton và nơtron tạo nên một số tính chất cơ bản nhất của nguyên tử. Các nguyên tố được xác định bởi hai con số: số lượng nguyên tử, bằng số lượng proton mà chúng có và trọng lượng nguyên tử, bằng tổng số nơtron và proton. Trong hầu hết các nguyên tử nhẹ hơn, số lượng nơtron và proton bằng nhau và nguyên tố này bền vững. Tuy nhiên, trong các nguyên tử nặng hơn, có nhiều nơtron hơn proton và nguyên tố này không bền vững, cuối cùng mất đi nơtron thông qua sự phân rã phóng xạ cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng.

Electron là các hạt tích điện âm. Chúng gắn chặt với nguyên tử thông qua lực hút điện từ. Các điện tích trái dấu nhau thì hút nhau, vì vậy điện tích dương của proton giữ electron tích điện âm trong quỹ đạo quay xung quanh hạt nhân của nguyên tử. Electron khác với nơtron ở chỗ chúng không thể bị phân hủy thành các hạt nhỏ hơn. Chúng cũng nhỏ và nhẹ hơn nhiều so với nơtron và proton. Một electron có đường kính bằng một phần nghìn đường kính của một proton và bằng một phần nhỏ hơn nữa khối lượng của proton. Các electron quay tròn quanh các proton và nơtron ở nhân của nguyên tử theo các quỹ đạo. Những quỹ đạo này thường được gọi là lớp electron. Quỹ đạo càng gần nhân của nguyên tử thì năng lượng của nó càng thấp. Có bảy lớp electron và mỗi lớp cao hơn có thể chứa nhiều electron hơn lớp trước. Electron có cơ chế tự tìm và chiếm lớp thấp nhất có thể. Vì vậy, nếu còn không gian trong lớp electron thấp hơn, một electron sẽ rơi xuống để chiếm không gian đó. Ở nhiệt độ cao hơn vài trăm độ, các electron sẽ thu được năng lượng và di chuyển đến lớp electron cao hơn, nhưng chỉ trong giây lát. Khi các electron rơi trở lại lớp ban đầu của mình, chúng phát ra ánh sáng. Đây là lý do tại sao lửa và các vật thể rất nóng khác phát sáng.

Electron cũng đóng vai trò chính trong việc hình thành nhiều tính chất hóa học của các nguyên tử. Vì các electron tìm cách chiếm lớp electron thấp nhất có thể, chúng sẽ di chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác nếu có một khoảng trống có sẵn trong lớp electron thấp hơn. Ví dụ, nếu có một nguyên tử có không gian mở ở lớp vỏ thứ ba và nó tiếp xúc với một nguyên tử có electron ở lớp vỏ thứ tư, thì nguyên tử đầu tiên sẽ lấy một trong những electron này để hoàn thành lớp vỏ thứ ba của nó. Khi điều này xảy ra, hai nguyên tử sẽ được liên kết hóa học để tạo thành một phân tử. Hơn nữa, các nguyên tử đôi khi mất electron khi va chạm với các nguyên tử khác. Khi điều này xảy ra, phóng xạ của proton và electron trong nguyên tử thay đổi, và do đó, tổng điện tích của nguyên tử cũng thay đổi. Những nguyên tử này được gọi là đồng vị và chúng có tính chất hóa học khác biệt đáng kể so với nguyên tử mẹ của chúng

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

24 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 Môn thi: TIẾNG ANH !!

Số câu hỏi: 1096

Copyright © 2021 HOCTAP247