Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Toán học Đề thi thử THPT QG 2018 môn Toán - THPT Yên Định 2 Thanh Hóa

Đề thi thử THPT QG 2018 môn Toán - THPT Yên Định 2 Thanh Hóa

Câu 1 : Cho hàm số \(y = \lim \left( x \right)\) có \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } f\left( x \right) = 1\) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } f\left( x \right) = - 1.\) Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Đồ thị hàm số đã cho có hai tiệm cận ngang là các đường thẳng y =1 và y = -1

B. Đồ thị hàm số đã cho có hai tiệm cận đứng là các đường thẳng y =1 và y = -1

C. Đồ thị hàm số đã cho có đúng một tiệm cận ngang.

D. Đồ thị hàm số đã cho không có tiệm cận ngang.

Câu 2 : Cho hình chóp tứ giác đều có tất cả các cạnh đều bằng a. Tính cosin của góc giữa một mặt bên và một mặt đáy.

A. \(\frac{1}{2}\)

B. \(\frac{1}{{\sqrt 3 }}\)

C. \(\frac{1}{3}\)

D. \(\frac{1}{{\sqrt 2 }}\)

Câu 3 : Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho \(A\left( {0; - 1;1} \right),B\left( { - 2;1; - 1} \right),C\left( { - 1;3;2} \right).\) Biết rằng ABCD là hình bình hành, khi đó tọa độ điểm D là:

A. \(D\left( { - 1;1;\frac{2}{3}} \right)\)

B. \(D\left( {1;3;4} \right)\)

C. \(D\left( {1;1;4} \right)\)

D. \(D\left( { - 1; - 3; - 2} \right)\)

Câu 4 : Cho hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} - 9x + 5.\) Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. Hàm số đồng biến trên mỗi khoảng \(\left( { - \infty ; - 1} \right),\left( {3; + \infty } \right)\)

B. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; - 1} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)\)

C. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\)

D. Hàm số đồng biến trên \(\left( { - 1;3} \right)\)

Câu 5 : Ông A gửi tiết kiệm vào ngân hàng 300 triệu đồng, với loại kì hạn 3 tháng và lãi suất 12,8%/năm. Hỏi sau 4 năm 6 tháng thì số tiền T ông nhận được là bao nhiêu? Biết trong thời gian gửi ông không rút lãi ra khỏi ngân hàng?

A. \(T = {3.10^8}{\left( {1,032} \right)^{18}}\) (triệu đồng)

B. \(T = {3.10^8}{\left( {1,032} \right)^{54}}\) (triệu đồng)

C. \(T = {3.10^2}{\left( {1,032} \right)^{18}}\) (triệu đồng)

D. Đán án khác

Câu 6 : Cho tứ diện ABCD có hai mặt phẳng (ABC) và (ABD) cùng vuông góc với (DBC). Gọi BE và DF là hai đường cao của tam giác BCD, DK là đường cao của tam giác ACD. Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau?

A. \(\left( {ABE} \right) \bot \left( {ADC} \right)\)

B. \(\left( {ABD} \right) \bot \left( {ADC} \right)\)

C. \(\left( {ABC} \right) \bot \left( {DFK} \right)\)

D. \(\left( {DFK} \right) \bot \left( {ADC} \right)\)

Câu 7 : Một đội gồm 5 nam và 8 nữ. Lập một nhóm gồm 4 người hát tốp ca, tính xác suất để trong 4 người được chọn có ít nhất 3 nữ.

A. \(\frac{{56}}{{143}}\)

B. \(\frac{{87}}{{143}}\)

C. \(\frac{{73}}{{143}}\)

D. \(\frac{{70}}{{143}}\)

Câu 10 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi M, N, P theo thứ tự là trung điểm của SA, SD và AB. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. (NOM) cắt (OPM)

B. (MON)|| (SBC)

C. \(\left( {PON} \right) \cap \left( {MNP} \right) = NP\)

D. (MNP)|| (SBD)

Câu 12 : Cho hình nón có thiết diện qua trục của hình nón là tam giác vuông cân có cạnh góc vuông bằng \(a\sqrt {2.} \) Diện tích xung quanh của hình nón bằng:

A. \(\frac{{\pi {a^2}\sqrt 2 }}{3}\)

B. \(\frac{{\pi {a^2}\sqrt 2 }}{2}\)

C. \(2\sqrt 2 \pi {a^2}\)

D. \(\sqrt 2 \pi {a^2}\)

Câu 13 : Cho tam giác ABC với trọng tâm G. Gọi A’, B’, C’ lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, AC, AB của tam giác ABC. Khi đó phép vị tự nào biến tam giác A’B’C  thành tam giác ABC?

A. Phép vị tự tâm G, tỉ số \( - \frac{1}{2}\)

B. Phép vị tự tâm G, tỉ số\( \frac{1}{2}\)

C. Phép vị tự tâm G, tỉ số 2

D. Phép vị tự tâm G, tỉ số -2

Câu 15 : Nghiệm của phương trình \(\sin x - \sqrt 3 \cos x = 2\sin 3x\) là

A. \(x = \frac{\pi }{6} + k\pi \) hoặc \(x = \frac{\pi }{6} + k\frac{{2\pi }}{3}\left( {k \in Z} \right).\)

B. \(x = \frac{\pi }{3} + k2\pi \) hoặc \(x = \frac{\pi }{3} + k2\pi \left( {k \in Z} \right).\)

C. \(x = - \frac{\pi }{3} + k2\pi \) hoặc \(x = \frac{{4\pi }}{3} + k2\pi \left( {k \in Z} \right).\)

D. \(x = \frac{\pi }{3} + k\frac{\pi }{2}\left( {k \in Z} \right).\)

Câu 16 : Tập nghiệm của bất phương trình \({9^x} - {2.6^x} + {4^x} > 0\) là

A. \(S = \left( {0; + \infty } \right).\)

B. \(S = R.\)

C. \(S = R\backslash \left\{ 0 \right\}.\)

D. \(S = \left[ {0; + \infty } \right).\)

Câu 17 : Tính \(F\left( x \right) = \int {x\sin 2xdx.} \) Chọn kết quả đúng.

A. \(F\left( x \right) = \frac{1}{4}\left( {2x\cos 2x + \sin 2x} \right) + C.\)

B. \(F\left( x \right) = - \frac{1}{4}\left( {2x\cos 2x + \sin 2x} \right) + C.\)

C. \(F\left( x \right) = - \frac{1}{4}\left( {2x\cos 2x - \sin 2x} \right) + C.\)

D. \(F\left( x \right) = \frac{1}{4}\left( {2x\cos 2x - \sin 2x} \right) + C.\)

Câu 20 : Đồ thị hình bên là của hàm số nào?

A. \(y = \frac{{ - x}}{{x + 1}}.\)

B. \(y = \frac{{ - x + 1}}{{x + 1}}.\)

C. \(y = \frac{{ - 2x + 1}}{{2x + 1}}.\)

D. \(y = \frac{{ - x + 2}}{{x + 1}}.\)

Câu 22 : Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = x + \frac{9}{x}\) trên đoạn \(\left[ {2;4} \right]\) là

A. \(\mathop {\min }\limits_{\left[ {2;4} \right]} y = 6.\)

B. \(\mathop {\min }\limits_{\left[ {2;4} \right]} y = \frac{{13}}{2}.\)

C. \(\mathop {\min }\limits_{\left[ {2;4} \right]} y = - 6.\)

D. \(\mathop {\min }\limits_{\left[ {2;4} \right]} y = \frac{{25}}{4}.\)

Câu 23 : Tìm tập xác định của hàm số \(y = \sqrt { - 2{x^2} + 5x - 2} + \ln \frac{1}{{{x^2} - 1}}\) là

A. \(\left[ {1;2} \right].\)

B. \(\left( {1;2} \right).\)

C. \(\left[ {1;2} \right).\)

D. \(\left( {1;2} \right].\)

Câu 24 : Biết F(x) là một nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = \frac{1}{{x - 1}}\) và \(F\left( 2 \right) = 1.\) Tính F(3)

A. \(F\left( 3 \right) = \ln 2 - 1.\)

B. \(F\left( 3 \right) = \ln 2 + 1.\)

C. \(F\left( 3 \right) = \frac{1}{2}.\)

D. \(F\left( 3 \right) = \frac{7}{4}\)

Câu 30 : Biến đổi \(\int\limits_0^3 {\frac{x}{{1 + \sqrt {1 + x} }}dx} \) thành \(\int\limits_1^2 {f\left( t \right)dt} \) với \(t = \sqrt {1 + x} .\) Khi đó f(t) là hàm số nào trong các hàm số sau đây?

A. \(f\left( t \right) = 2{t^2} - 2t.\)

B. \(f\left( t \right) = {t^2} + t.\)

C. \(f\left( t \right) = 2{t^2} + 2t.\)

D. \(f\left( t \right) = {t^2} - t.\)

Câu 35 : Cho hàm số \(y = a{x^4} + b{x^2} + c\) có đồ thị như hình vẽ bên. Mệnh đề nào dưới đây là đúng? 

A. \(a > 0,b > 0,c > 0.\)

B. \(a > 0,b < 0,c > 0.\)

C. \(a < 0,b > 0,c > 0.\)

D. \(a > 0,b > 0,c < 0.\)

Câu 37 : Cho hình nón có chiều cao h. Tính chiều cao x của khối trụ có thể tích lớn nhất nội tiếp trong hình nón theo h.

A. \(x = \frac{h}{2}.\)

B. \(x = \frac{h}{3}.\)

C. \(x = \frac{{2h}}{3}.\)

D. \(x = \frac{h}{{\sqrt 3 }}.\)

Câu 43 : Cho hai số thực x,y thỏa mãn \(x \ge 0,y \ge 1,x + y = 3.\) Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(P = {x^3} + 2{y^2} + 3{x^2} + 4xy - 5x.\)

A. \({P_{{\rm{max}}}} = 15\) và \({P_{\min }} = 13.\)

B. \({P_{{\rm{max}}}} = 20\) và \({P_{\min }} = 18.\)

C. \({P_{{\rm{max}}}} = 20\) và \({P_{\min }} = 15.\)

D. \({P_{{\rm{max}}}} = 18\) và \({P_{\min }} = 15.\)

Câu 45 : Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = \frac{{ax + b}}{{cx + d}}\) có đồ thị hàm số f'(x)  như trong hình vẽ bên.

A. \(f\left( 1 \right) = 2.\)

B. \(f\left( 2 \right) = \frac{{11}}{2}.\)

C. \(f\left( 1 \right) = \frac{7}{2}.\)

D. \(f\left( 2 \right) = 6.\)

Câu 46 : Lập phương trình tiếp tuyến với đồ thị hàm số y = f(x) thỏa mãn \({f^2}\left( {1 + 2x} \right) = x - {f^3}\left( {1 - x} \right)\) tại điểm có hoành độ x = 1?

A. \(y = - \frac{1}{7}x - \frac{6}{7}.\)

B. \(y = - \frac{1}{7}x + \frac{6}{7}.\)

C. \(y = \frac{1}{7}x - \frac{6}{7}.\)

D. \(y = \frac{1}{7}x + \frac{6}{7}.\)

Câu 50 : Tìm giá trị của tham số m để hàm số \(y = \frac{{\left( {m + 3} \right)x + 4}}{{x + m}}\) nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;1} \right).\)

A. \(m \in \left( { - 4;1} \right).\)

B. \(m \in \left[ { - 4;1} \right].\)

C. \(m \in \left( { - 4; - 1} \right].\)

D. \(m \in \left( { - 4; - 1} \right).\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247