Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Toán học Đề thi HK1 môn Toán 11 năm 2020 trường THPT Nguyễn Thượng Hiền

Đề thi HK1 môn Toán 11 năm 2020 trường THPT Nguyễn Thượng Hiền

Câu 1 : Với những giá trị nào của x thì giá trị của các hàm số tương ứng sau bằng nhau y = tan 3x và \(\tan (\dfrac{\pi }{3} - 2x)\)?

A. \(x = \dfrac{\pi }{{15}} + k\dfrac{\pi }{5},\,k \in \mathbb{Z}\)

B. \(x = \dfrac{\pi }{{15}} + k\pi ,\,k \in \mathbb{Z}\)

C. \(x = \dfrac{\pi }{{15}} + k\dfrac{\pi }{2},\,k \in \mathbb{Z}\)

D. \(x = \dfrac{\pi }{5} + k\dfrac{\pi }{5},\,k \in \mathbb{Z}\)

Câu 2 : Tìm m để phương trình \(\dfrac{{\cos x + 2\sin x + 3}}{{2\cos x - \sin x + 4}} = m\) có nghiệm.

A. \(- 3 \le m \le 2\)

B. m > 2

C. \(m \ge - 3\)

D. \(\dfrac{2}{{11}} \le m \le 2\)

Câu 3 : Tìm nghiệm của phương trình \(\sin x + \sqrt 3 \cos x = \sqrt 2 \).

A. \(x = - \dfrac{\pi }{{12}} + k2\pi ,\;x = \dfrac{{5\pi }}{{12}} + k2\pi ,\;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right).\)

B. \(x = - \dfrac{\pi }{4} + k2\pi ,\;x = \dfrac{{3\pi }}{4} + k2\pi ,\;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right).\)

C. \(x = \dfrac{\pi }{3} + k2\pi ,\;x = \dfrac{{2\pi }}{3} + k2\pi ,\;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right).\)

D. \(x = - \dfrac{\pi }{4} + k2\pi ,\;x = - \dfrac{{5\pi }}{4} + k2\pi ,\;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right).\)

Câu 4 : Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề dưới đây.

A. Hàm số y = sin x có chu kỳ \(T = \pi \)

B. Hàm số y = cos x và hàm số y = tan x có cùng chu kỳ.

C. Hàm số y = cot x và hàm số y = tan x có cùng chu kỳ.

D. Hàm số y = cot x có chu kỳ \(T = 2\pi \)

Câu 5 : Nghiệm dương bé nhất của phương trình \(2{\sin ^2}x + 5\sin x - 3 = 0\)  là bao nhiêu?

A. \(x = \dfrac{\pi }{3}\)

B. \(x = \dfrac{\pi }{{12}}\)

C. \(x = \dfrac{\pi }{6}\)

D. \(x = \dfrac{{5\pi }}{6}\)

Câu 6 : Hàm số nào sau đây có đồ thị không là đường hình sin?

A. y = sin x

B. y = cos x

C. y = sin 2x

D. y = cot x

Câu 7 : Tìm tập xác định của hàm số \(y = f(x) = 2\cot (2x - \dfrac{\pi }{3}) + 1\).

A. \(\mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{6} + k2\pi ,k \in \mathbb{Z}} \right\}\)

B. \(\mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{6} + \dfrac{{k\pi }}{2},k \in \mathbb{Z}} \right\}\)

C. \(\mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{6} + k\pi ,k \in \mathbb{Z}} \right\}\)

D. \(\mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{{5\pi }}{{12}} + \dfrac{{k\pi }}{2},k \in \mathbb{Z}} \right\}\)

Câu 8 : Tìm nghiệm của phương trình \(\tan (x - \dfrac{\pi }{2}) = \sqrt 3\).

A. \(x = \dfrac{{5\pi }}{6} + k\pi\)

B. \(x = \dfrac{{5\pi }}{6} + k2\pi\)

C. \(x = \dfrac{\pi }{6} + k2\pi \)

D. \(x = \dfrac{\pi }{6} + k\pi\)

Câu 9 : Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số chẵn.

A. \(y = \sin \left| {2016x} \right| + c{\rm{os}}2017x\)

B. \(y = 2016\cos x + 2017\sin x\)

C. \(y = \cot 2015x - 2016\sin x\)

D. \(y = \tan 2016x + \cot 2017x\)

Câu 10 : Tìm giá trị nhỏ nhất m của hàm số \(y = 3\sin x + 1\).

A. m = 4

B. m = -2

C. m = 3

D. m = 1

Câu 11 : Phương trình lượng giác nào dưới đây có nghiệm là: \(x = \dfrac{\pi }{6} + k\pi ,k \in \mathbb{Z}\)?

A. \(\cos 2x = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\)

B. \(\cot x = \sqrt 3\)

C. \(\tan x = \sqrt 3\)

D. \(\sin \left( {x - \dfrac{\pi }{3}} \right) = - \dfrac{1}{2}\)

Câu 12 : Đồ thì hình bên là đồ thị của hàm số nào?

A. y= sin x

B. y =cot x

C. y = tan x

D. y = cos x

Câu 16 : Một hộp đựng 4 bi xanh và 6 bi đỏ. Lần lượt rút 2 viên bi. Tính xác suất để rút được một bi xanh và 1 bi đỏ.

A. \(\dfrac{2}{{15}}\)

B. \(\dfrac{6}{{25}}\)

C. \(\dfrac{8}{{25}}\)

D. \(\dfrac{4}{{15}}\)

Câu 19 : Rút một lá bài từ bộ bài gồm 52 lá. Xác suất để được lá 10 hay lá át là bao nhiêu?

A. \(\dfrac{2}{{13}}\)

B. \(\dfrac{1}{{169}}\)

C. \(\dfrac{4}{{13}}\)

D. \(\dfrac{3}{4}\)

Câu 23 : Kết quả nào sau đây sai?

A. \(C_{n + 1}^0 = 1\)

B. \(C_n^n = 1\)

C. \(C_n^1 = n + 1\)

D. \(C_n^{n - 1} = n\)

Câu 24 : Trong khai triển \({\left( {3{x^2} - y} \right)^{10}}\) hệ số của số hạng chính giữa là bao nhiêu?

A. \({3^4}.C_{10}^4\)

B. \( - {3^4}.C_{10}^4\)

C. \({3^5}.C_{10}^5\)

D. \(- {3^5}.C_{10}^5\)

Câu 25 : Trong mặt phẳng Oxy, tìm ảnh của đường tròn \(\left( C \right):{\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y + 5} \right)^2} = 5\) qua phép quay \({Q_{\left( {O,{{180}^0}} \right)}}\)

A. \(\left( {C'} \right):{\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y + 5} \right)^2} = 10\)

B. \(\left( {C'} \right):{\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y - 5} \right)^2} = 5\)

C. \(\left( {C'} \right):{\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y + 5} \right)^2} = 5\)

D. \(\left( {C'} \right):{\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y + 5} \right)^2} = 5\)

Câu 26 : Trong mp Oxy cho (C): \({\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 9\). Phép tịnh tiến theo \(\vec v\left( {3; - 2} \right)\) biến (C) thành đường tròn nào?

A. \({\left( {x - 6} \right)^2} + {\left( {y - 9} \right)^2} = 9\)

B. \({x^2} + {y^2} = 9\)

C. \({\left( {x - 6} \right)^2} + {\left( {y + 4} \right)^2} = 9\)

D. \({\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 9\)

Câu 28 : Cho tam giác ABC có trọng tâm G. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CA. Phép vị tự nào sau đây biến tam giác ABC thành tam giác NPM?

A. \({V_{\left( {M,\frac{1}{2}} \right)}}\)

B. \({V_{\left( {A, - \frac{1}{2}} \right)}}\)

C. \({V_{\left( {G, - \frac{1}{2}} \right)}}\)

D. \({V_{\left( {G, - 2} \right)}}\)

Câu 30 : Trong mặt phẳng Oxy cho đường tròn (C) ngoại tiếp tam giác ABC, với \(A\left( {3;4} \right),B\left( { - 3; - 2} \right),C\left( {9; - 2} \right)\). Tìm phương trình đường tròn (C') là ảnh của đường tròn (C) qua phép đồng dạng có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow v = \left( {3;5} \right)\) và phép vị tự \({V_{\left( {O; - \frac{1}{3}} \right)}}.\)

A. \(\left( {C'} \right):{\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 2\)

B. \(\left( {C'} \right):{\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} = 4\)

C. \(\left( {C'} \right):{\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} = 6\)

D. \(\left( {C'} \right):{\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} = 36\)

Câu 31 : Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau?

A. Phép tịnh tiến biến một đường tròn thành một đường tròn có cùng bán kính.

B. Phép tịnh tiến luôn biến một đường thẳng thành một đường thẳng song song với nó.

C. Phép quay bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì.

D. Phép tịnh tiến biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng.

Câu 32 : Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của phép dời hình?

A. Biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng có độ dài gấp k lần đoạn thẳng ban đầu \(\left( {k \ne 1} \right)\).

B. Biến đường tròn thành đường tròn bằng nó.

C. Biến tam giác thành tam giác bằng nó, biến tia thành tia.

D. Biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng bảo toàn thứ tự của ba điểm đó.

Câu 35 : Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho hai điểm \(M\left( {4;6} \right)\)\(M'\left( { - 3;5} \right)\). Phép vị tự tâm I, tỉ số \(k = - \frac{1}{2}\) biến điểm M thành M'. Tìm tọa độ tâm vị tự I.

A. \(I\left( {11;1} \right)\)

B. \(I\left( {1;11} \right)\)

C. \(I\left( { - 4;10} \right)\)

D. \(I\left( { - \frac{2}{3};\frac{{16}}{3}} \right)\)

Câu 37 : Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

A. Hai đường thẳng có một điểm chung thì chúng có vô số điểm chung khác.

B. Hai đường thẳng song song khi và chỉ khi chúng không điểm chung.

C. Hai đường thẳng song song khi và chỉ khi chúng không đồng phẳng.

D. Hai đường thẳng chéo nhau khi và chỉ khi chúng không đồng phẳng.

Câu 38 : Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

A. Hai đường thẳng cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.

B. Hai đường thẳng cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì trùng nhau.

C. Hai đường thẳng cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì song song với nhau hoặc trùng nhau.

D. Hai đường thẳng cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng lần lượt nằm trên hai mặt phẳng song song.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247