Cho các kim loại Fe, Mg, Cu và các dung dịch muối AgNO3, CuCl2

Câu hỏi :

Cho các kim loại Fe, Mg, Cu và các dung dịch muối AgNO3, CuCl2, Fe(NO3)2. Trong số các chất đã cho, số cặp chất có thể tác dụng với nhau là

A. 6 cặp

B. 9 cặp

C. 7 cặp

D. 8 cặp

* Đáp án

D

* Hướng dẫn giải

Đáp án D

Các cặp nhất phản ứng với nhau:

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Mg + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 + 2Ag

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu

Mg + Fe(NO3)2 → Mg(NO3)2 + Fe

2AgNO3 + CuCl2 → 2AgCl + Cu(NO3)2

AgNO3 + Fe(NO3)2 → Ag + Fe(NO3)3

Kiến thức cần nhớ

Kim loại tác dụng với dung dịch muối

nA + mBn+ → nAm+ + mBn+

1. Điều kiện của phản ứng

+ A phải đứng trước B trong dãy điện hóa

+ Muối B phải tan.

+ Phản ứng diễn ra theo quy tắc α : chất oxh mạnh + khử mạnh → chất oxh yếu + khử yếu

ð Cần phải nắm chắc dãy điện hóa

2. Độ tăng giảm khối lượng của thanh kim loại:

+ Nếu mB↓ > mA tan thì khối lượng thanh kim loại A tăng:

Độ tăng khối lượng = mB↓ - mA tan

+ Nếu mB↓ < mA tan thì khối lượng thanh kim loại A giảm:

Độ giảm khối lượng = mA tan – mB↓

3. Nếu có nhiều kim loại cùng phản ứng với một muối, kim loại nào đứng trước trong dãy hoạt động hóa học thì phản ứng trước. Kim loại đó phản ứng hết thì kim loại đứng sau dãy hoạt động hóa học mới phản ứng.

4. Nếu có một kim loại phản ứng với nhiều muối, muối của kim loại đứng sau dãy hoạt động hóa học sẽ phản ứng trước. Muối đó hết thì muối của kim loại đứng trước dãy hoạt động hóa học mới phản ứng.

5. Nếu có nhiều kim loại phản ứng với nhiều muối thì không nên xét thứ tự phản ứng xảy ra. Cần dựa vào dự kiện đề Câu cho để xác định chất phản ứng hết, chất còn dư.

Chú ý: Kim loại tan trong nước không đẩy được kim loại khác ra khỏi muối.

Copyright © 2021 HOCTAP247