Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Toán học Đề thi HK2 môn Toán 10 năm 2018 - 2019 Trường THPT Đoàn Thượng

Đề thi HK2 môn Toán 10 năm 2018 - 2019 Trường THPT Đoàn Thượng

Câu 1 : Cho \(a, b\) là các số thực. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng ?

A. \(a > b \Leftrightarrow ac > bc\)

B. \(\frac{1}{a} < 0 < \frac{1}{b} \Leftrightarrow a > b\)

C. \(\left\{ \begin{array}{l}
a < b < 0\\
c < d < 0
\end{array} \right. \Rightarrow ac > bc\)

D. \(\left\{ \begin{array}{l}
a > b\\
c > d
\end{array} \right. \Leftrightarrow a + c > b + d\)

Câu 2 : Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy, cho đường thẳng d đi qua điểm \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) và có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow n  = \left( {A;\,B} \right),\left( {\overrightarrow n  \ne \overrightarrow 0 } \right)\). Phương trình tổng quát của đường thẳng d là

A. \(A\left( {x - {x_0}} \right) - B\left( {y - {y_0}} \right) = 0.\)

B. \(B\left( {x - {x_0}} \right) + A\left( {y - {y_0}} \right) = 0.\)

C. \(A\left( {x - {x_0}} \right) + B\left( {y - {y_0}} \right) = 0.\)

D. \({x_0}\left( {x - A} \right) + {y_0}\left( {y - B} \right) = 0.\)

Câu 3 : Trong các công thức sau, công thức nào đúng?

A. \(\sin 2a = 2\sin a\)

B. \(\sin 2a = 2\sin a\cos a\)

C. \(\sin 2a = \sin a + \cos a\)

D. \(\sin 2a = {\cos ^2}a - {\sin ^2}a\)

Câu 4 : Phương trình tham số của đường thẳng qua \(M\left( {--2\,;\,3} \right)\) và song song với đường thẳng \(\frac{{x - 7}}{{ - 1}} = \frac{{y + 5}}{5}\) là

A. \(\left\{ \begin{array}{l}
x = 3 + 5t\\
y =  - 2 - t
\end{array} \right.\)

B. \(\left\{ \begin{array}{l}
x = 5 - 2t\\
y =  - 1 + 3t
\end{array} \right.\)

C. \(\left\{ \begin{array}{l}
x =  - t\\
y = 5t
\end{array} \right.\)

D. \(\left\{ \begin{array}{l}
x =  - 2 - t\\
y = 3 + 5t
\end{array} \right.\)

Câu 6 : Điểm nào sau đây thuộc miền nghiệm của bất phương trình \(2x + y - 3 > 0\)?

A. \(Q\left( { - 1; - 3} \right)\)

B. \(M\left( {1;\frac{3}{2}} \right)\)

C. \(N\left( {1;1} \right)\)

D. \(P\left( { - 1;\frac{3}{2}} \right)\)

Câu 8 : Với mọi góc \(a\) và số nguyên \(k\), chọn đẳng thức sai?

A. \(\sin \left( {a + k2\pi } \right) = \sin a\)

B. \(\cos \left( {a + k\pi } \right) = \cos a\)

C. \(\tan \left( {a + k\pi } \right) = \tan a\)

D. \(\cot \left( {a - k\pi } \right) = \cot a\)

Câu 10 : Gọi S là tập nghiệm của bất phương trình \({x^2} - 8x + 7 \ge 0\). Trong các tập hợp sau, tập nào không là tập con của S?

A. \(\left[ {8; + \infty } \right)\)

B. \(\left( { - \infty ; - 1} \right]\)

C. \(\left( { - \infty ;0} \right]\)

D. \(\left[ {6; + \infty } \right)\)

Câu 12 : Cho tam giác ABC có độ dài ba cạnh là AB = 2, BC = 3, CA = 4. Tính độ dài đường trung tuyến MA, với M là trung điểm của BC.

A. \(\sqrt {\frac{5}{2}} \)

B. \(\frac{{\sqrt {31} }}{2}\)

C. \(\sqrt {\frac{{23}}{2}} \)

D. \(\frac{{\sqrt {31} }}{4}\)

Câu 13 : Cho tam giác ABC thỏa mãn: \({b^2} + {c^2} - {a^2} = \sqrt 3 bc\). Khi đó:

A. \(\widehat {A\,} = 45^\circ \)

B. \(\widehat {A\,} = 30^\circ \)

C. \(\widehat {A\,} = 60^\circ \)

D. \(\widehat {A\,} = 75^\circ \)

Câu 16 : Tìm tập xác định của hàm số \(y = \sqrt {2{x^2} - 5x + 2} \).

A. \(\left( { - \infty ;\frac{1}{2}} \right]\)

B. \(\left[ {\frac{1}{2};2} \right]\)

C. \(\left( { - \infty ;\frac{1}{2}} \right] \cup \left[ {2; + \infty } \right)\)

D. \(\left[ {2; + \infty } \right)\)

Câu 17 : Biểu thức \(f\left( x \right) = \left( {m - 1} \right){x^2} - 2\left( {m - 1} \right)x + m + 3 \ge 0,\forall x \in R\) khi và chỉ khi

A. \(m \in \left[ {1; + \infty } \right)\)

B. \(m \in \left( {2; + \infty } \right)\)

C. \(m \in \left( {1; + \infty } \right)\)

D. \(m \in \left( { - 2;7} \right)\)

Câu 18 : Cung có số đo \(250^0\) thì có số đo theo đơn vị là radian là

A. \(\frac{{25\pi }}{{12}}\)

B. \(\frac{{25\pi }}{{18}}\)

C. \(\frac{{25\pi }}{{9}}\)

D. \(\frac{{35\pi }}{{18}}\)

Câu 20 : Cho tam giác ABC không là tam giác vuông. Hãy chọn kết quả sai trong các kết quả sau đây.

A. \(\sin A + \sin B + \sin C > 0\)

B. \(\cos \,\frac{A}{2}.\cos \,\frac{B}{2}.\cos \,\frac{C}{2} > 0\)

C. \(\tan \,\frac{A}{2} + \tan \,\frac{B}{2} + \tan \,\frac{C}{2} > 0\)

D. \(\sin A.\sin B.\sin C < 0\)

Câu 24 : Với x thuộc tập nào dưới đây thì biểu thức \(f\left( x \right) = \frac{{2 - x}}{{2x + 1}}\) không âm?

A. \(S = \left( { - \frac{1}{2};\,2} \right)\)

B. \(S = \left( { - \frac{1}{2};\,2} \right]\)

C. \(S = \left( { - \infty ;\, - \frac{1}{2}} \right) \cup \left( {2;\, + \infty } \right)\)

D. \(S = \left( { - \infty ;\, - \frac{1}{2}} \right) \cup \left[ {2;\, + \infty } \right)\)

Câu 26 : Cho hình thang vuông ABCD, đường cao AD = h, cạnh đáy AB = a, CD = b. Tìm hệ thức giữa a, b, h để BD vuông góc trung tuyến AM của tam giác ABC.

A. \(2{h^2} = a\left( {a + b} \right)\)

B. \({h^2} = a\left( {b - a} \right)\)

C. \(h\left( {h + b} \right) = a\left( {a + b + h} \right)\)

D. \({h^2} = a\left( {a + b} \right)\)

Câu 27 : Cho \(a,b,c \in R\), trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai ?

A. \({a^2} - ab + {b^2} \ge 0\)

B. \({a^2} + {b^2} + {c^2} \ge ab + bc + ca\)

C. \(\frac{{a + b}}{2} \ge \sqrt {ab} \)

D. \(\frac{{{{\left( {a + b} \right)}^2}}}{2} \le \left( {{a^2} + {b^2}} \right)\)

Câu 28 : Cho tam giác ABC vuông tại B, \(BC = a\sqrt 3 \). Tính \(\overrightarrow {AC} .\overrightarrow {CB} \)

A. \(3a^2\)

B. \( - \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{2}\)

C. \(  \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{2}\)

D. \(-3a^2\)

Câu 29 : Cho góc \(\alpha \) thỏa mãn \(2\pi  < \alpha  < \frac{{5\pi }}{2}\). Khẳng định nào sau đây sai?

A. \(\sin \alpha  > 0\)

B. \(\cot \alpha  > 0\)

C. \(\tan \alpha  < 0\)

D. \(\cos \alpha  > 0\)

Câu 33 : Khoảng cách từ điểm M(2;-1) đến đường thẳng \(\Delta: 3x-4y-12=0\)

A. \(\frac{2}{5}.\)

B. \(-\frac{2}{5}.\)

C. \(\frac{2}{{\sqrt 5 }}.\)

D. 2

Câu 34 : Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. \({\sin ^4}a - {\cos ^4}a = \cos 2a\)

B. \(2\left( {{{\sin }^4}a + {{\cos }^4}a} \right) = 2 - {\sin ^2}2a\)

C. \({\left( {\sin a - \cos a} \right)^2} = 1 - 2\sin 2a\)

D. \({\left( {{{\sin }^2}a + {{\cos }^2}a} \right)^3} = 1 + 2{\sin ^4}a.{\cos ^4}a\)

Câu 35 : Cho tam giác ABC với A(2;4); B(2;1); C(5;0). Trung tuyến CM đi qua điểm nào dưới đây?

A. \(\left( {14;\,\frac{9}{2}} \right)\)

B. \(\left( {10;\, - \frac{5}{2}} \right)\)

C. (- 7;- 6)

D. (- 1;5)

Câu 36 : Bất đẳng thức nào dưới đây là đúng?

A. \(\cos 90^\circ 30' > \cos 100^\circ \)

B. \(\sin 90^\circ  < \sin 150^\circ \)

C. \(\sin 90^\circ 15' < \sin 90^\circ 30'\)

D. \(\sin 90^\circ 15' \le \sin 90^\circ 30'\)

Câu 37 : Cho hai số thực dương \(x, y\) thỏa mãn \(x + y \ge 6\). Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức : \(P = 3x + 2y + \frac{6}{x} + \frac{8}{y}\).

A. \({P_{\min }} = \frac{{59}}{3}\)

B. \({P_{\min }} = 13\)

C. \({P_{\min }} = 19\)

D. \({P_{\min }} = 38\)

Câu 38 : Khi biểu diễn cung lượng giác trên đường tròn lượng giác, khẳng định nào dưới đây sai?

A. Điểm biểu diễn cung \(\alpha \) và cung \(\pi-\alpha \) đối xứng nhau qua trục tung.

B. Điểm biểu diễn cung \(\alpha \) và cung \(-\alpha \) đối xứng nhau qua gốc tọa độ.

C. Mỗi cung lượng giác được biểu diễn bởi một điểm duy nhất.

D. Cung \(\alpha \) và cung \(\alpha  + k2\pi \) \(\left( {k \in Z} \right)\) có cùng điểm biểu diễn.

Câu 41 : Giá trị \(\cot \frac{{89\pi }}{6}\) bằng

A. \(\sqrt 3 \)

B. \(-\sqrt 3 \)

C. \(\frac{{\sqrt 3 }}{3}\)

D. \(-\frac{{\sqrt 3 }}{3}\)

Câu 42 : Biết \(\sin \alpha  + {\rm{cos}}\alpha  = \frac{7}{5}\). Tính \(P = {\rm{cos}}\left( {\alpha  - \frac{\pi }{4}} \right)\).

A. P = 3

B. \(P = \frac{3}{4}\)

C. \(P = \frac{7}{{5\sqrt 2 }}\)

D. \(P = \frac{{7\sqrt 2 }}{5}\)

Câu 43 : Cho \(f\left( x \right) = 2x - 4\), khẳng định nào sau đây là đúng?

A. \(f\left( x \right) > 0 \Leftrightarrow x \in \left( {2; + \infty } \right)\)

B. \(f\left( x \right) < 0 \Leftrightarrow x \in \left( { - \infty ; - 2} \right)\)

C. \(f\left( x \right) > 0 \Leftrightarrow x \in \left( { - 2; + \infty } \right)\)

D. \(f\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow x =  - 2\)

Câu 45 : Hãy liệt kê các phần tử của tập hợp \(X = \left\{ {x \in R|2{x^2} - 5x + 3 = 0} \right\}\).

A. \(X = \left\{ 1 \right\}\)

B. \(X = \left\{ {\frac{3}{2}} \right\}\)

C. \(X = \left\{ 0 \right\}\)

D. \(X = \left\{ {1;\frac{3}{2}} \right\}\)

Câu 46 : Hàm số \(y = {x^2} - 4x + 3\) đồng biến trên khoảng nào?

A. (1;3)

B. \(\left( { - \infty ;\,2} \right)\)

C. \(\left( { - \infty ;\, + \infty } \right)\)

D. \(\left( {2;\, + \infty } \right)\)

Câu 48 : Cho hàm số \(f\left( x \right) = {x^2} - \left| x \right|\). Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Đồ thị của hàm số \(f(x)\) đối xứng qua trục hoành.

B. \(f(x)\) là hàm số chẵn.

C. Đồ thị của hàm số \(f(x)\) đối xứng qua gốc tọa độ.

D. \(f(x)\) là hàm số lẻ.

Câu 49 : Cho tứ giác ABCD, trên cạnh AB, CD lấy lần lượt các điểm M, N sao cho \(3\,\overrightarrow {AM}  = 2\,\overrightarrow {AB} \) và \(3\,\overrightarrow {DN}  = 2\,\overrightarrow {DC} \). Tính vectơ \(\overrightarrow {MN} \) theo hai vectơ \(\overrightarrow {AD} ,\overrightarrow {BC} \).

A. \(\overrightarrow {MN}  = \frac{1}{3}\overrightarrow {AD}  + \frac{1}{3}\overrightarrow {BC} \)

B. \(\overrightarrow {MN}  = \frac{1}{3}\overrightarrow {AD}  - \frac{2}{3}\overrightarrow {BC} \)

C. \(\overrightarrow {MN}  = \frac{1}{3}\overrightarrow {AD}  + \frac{2}{3}\overrightarrow {BC} \)

D. \(\overrightarrow {MN}  = \frac{2}{3}\overrightarrow {AD}  + \frac{1}{3}\overrightarrow {BC} \)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247