Tiến hành thí nghiệm ăn mòn điện hóa như sau:
Bước 1: Cho dung dịch H2SO4 loãng vào cốc thủy tinh, sau đó nhúng tiếp vào 2 thanh kim loại Zn và Cu (không tiếp xúc trực tiếp với nhau)
Bước 2: Nối 2 thanh Zn và Cu bằng dây dẫn có gắn điện kế. Cho các phát biểu dưới đây:
(a) Ở bước 1, Zn bị ăn mòn hóa học.
(b) Ở bước 2, H2 chỉ thoát ra ở thanh Cu, không thoát ra ở thanh Zn.
(c) Ở bước 2, nếu thay thanh Cu bằng thanh Zn thì kim điện kế không bị lệch.
(d) Sau khi nối 2 thanh kim loại bằng dây dẫn thì thanh Zn tan nhanh hơn.
(e) Ở bước 2, nếu thay thanh Zn bằng thanh Cu thì chỉ xẩy ra ăn mòn hóa học.
(f) Nếu nhấc thanh Cu ra khỏi dung dịch H2SO4 ở bước 2 thì kim điện kế vẫn bị lệch. Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 5.
C. 3.
Đáp án đúng là: C
(a) Đúng, do Zn và Cu chưa tiếp xúc điện nên Zn bị ăn mòn hóa học.
(b) Sai, khí thoát ra ở cả 2 điện cực.
Khi có tiếp xúc điện (nối dân dẫn giữa Zn và Cu) thì Cu là cực dương nên có H2 thoát ra. Zn là cực âm, bị ăn mòn điện hóa nhưng đồng thời vẫn bị ăn mòn hóa học nên vẫn có H2 thoát ra.
(c) Đúng, cả 2 điện cực đều bằng Zn thì chỉ có ăn mòn hóa học, không xuất hiện dòng điện nên kim điện kế không bị lệch.
(d) Đúng, ăn mòn điện hóa xảy ra mạnh hơn ăn mòn hóa học nên Zn tan nhanh hơn.
(e) Sai, Cu không bị ăn mòn trong H2SO4 (nếu xét thí nghiệm trong điều kiện không có O2)
(f) Sai, nhấc thanh Cu ra khỏi dung dịch thì không còn ăn mòn điện hóa nữa nên kim điện kế không bị lệch.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247