Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa? A. Đốt lá sắt trong khí Cl2

Câu hỏi :

Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?

A. Đốt lá sắt trong khí Cl2.

B. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.

C. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3.

D. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.

* Đáp án

B

* Hướng dẫn giải

Đáp án B

Các điều kiện ăn mòn điện hóa: Điều kiện cần và đủ là:

– Các điện cực phải khác chất nhau: có thể là cặp kim loại khác nhau, cặp kim loại – phi kim (C), cặp kim loại – hợp chất hóa học (xêmentit). Trong đó kim loại có tính khử mạnh hơn sẽ là cực âm. Như vậy kim loại nguyên chất khó bị ăn mòn.

– Các điện cực phải tiếp xúc với nhau (hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp qua dây dẫn)

– Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch điện li.

Nên đáp án: Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO­4.

Còn các phát biểu khác sai vì:

+) Đốt lá sắt trong khí clo không có tiếp xúc cùng với dung dịch chất điện li.

+) Sợi dây bạc nhúng trong dd HNO3 không tạo cặp điện cực.

+) Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng không tạo cặp điện cưc.

Copyright © 2021 HOCTAP247