Với mỗi phương trình sau, tìm nghiệm tổng quát của phương trình và vẽ đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của nó:
a) \(3x - y = 2\) b) \(x + 5y = 3\)
c) \(4x - 3y = -1\) d) \(x +5y = 0\)
e) \(4x + 0y = -2\) f) \(0x + 2y = 5\)
Với dạng bài 2, chúng ta sẽ đưa về dạng hàm số bậc nhất \(y=ax+b\) rồi vẽ đồ thị của hàm số ấy
Câu a:
\(3x - y = 2\)
\(\left\{\begin{matrix} x\epsilon \mathbb{R}\\ y=3x-2 \end{matrix}\right.\)
Đồ thị hàm số qua \(A(0;-2);B(1;1)\)
Câu b:
\(x + 5y = 3\)
\(\left\{\begin{matrix} x\epsilon \mathbb{R}\\ y=-\frac{1}{5}x+\frac{3}{5} \end{matrix}\right.\)
Đồ thị hàm số qua \(A(3;0),B(-2;1)\)
Câu c:
\(4x - 3y = -1\)
\(\left\{\begin{matrix} x\epsilon \mathbb{R}\\ y=\frac{4}{3}x+\frac{1}{3} \end{matrix}\right.\)
Hàm số đi qua \(A(-1;-1),B(2;3)\)
Câu d:
\(x +5y = 0\)
\(\left\{\begin{matrix} x\epsilon \mathbb{R}\\ y=-\frac{1}{5}x \end{matrix}\right.\)
Hàm số đi qua \(A(0;0),B(-5;1)\)
Câu e:
\(4x + 0y = -2\)
\(\left\{\begin{matrix} x=-\frac{1}{2}\\ y\epsilon \mathbb{R} \end{matrix}\right.\)
Hàm số luôn qua điểm có hoành độ bằng \(\frac{-1}{2}\) và tung độ tùy ý
Các điểm A, B, C, D đều có hoành độ bằng \(\frac{-1}{2}\) và có tung độ bất kì.
Tập nghiệm là đường thẳng x = , qua A(
; 0) và song song với trục tung.
Câu f:
\(0x + 2y = 5\)
\(\left\{\begin{matrix} x\epsilon \mathbb{R}\\ y=\frac{5}{2} \end{matrix}\right.\)
Hàm số luôn qua điểm có tung độ bằng \(\frac{5}{2}\) và hoành độ tùy ý
Các điểm A, B, C, D đều có tung độ bằng \(\frac{5}{2}\) và hoành độ tùy ý.
-- Mod Toán 9
Copyright © 2021 HOCTAP247