Xét tính chẵn lẻ của hàm số:
a) \(y = |x|\);
b) \(y = (x + 2)^2\)
c) \(y = x^3 + x\) ;
d) \(y = x^2 + x + 1\).
Câu a:
Hàm số y = |x| có tập xác định D = R vì |x| có nghĩa với mọi \(x\in R.\)
Do đó mọi \(x\in D,\) ta có \(x\in D\) hơn nữa ta có:
f(-x) = |-x| = |x| = f(x) (với f(x) = |x|)
Vì vậy f(x) là hàm số chẵn.
Câu b:
Hàm số \(y = (x + 2)^2\) có tập xác định D = R do đó \(\forall x\in D, -x\in D\)
Tuy nhiên ta thấy \(\left\{\begin{matrix} f(-2)=0\neq 16 = f(2)\\ f(-2)=0\neq -16=-f(2) \end{matrix}\right.\) (với f(x) = (x + 2)2)
Vì vậy f(x) là không là hàm số chẵn và cũng không phải hàm số lẻ.
Câu c:
Đặt \(f(x)=x^3+x.\)
Ta có hàm số đã cho có tập xác định là R, vì vậy với \(\forall x \in R\) ta có \(-x\in R\) và \(f(-x)=(-x)^3+(-x)=-x^3-x=-(x^3+x)=-f(x),\) do đó y = f(x) là một hàm số lẻ.
Câu d:
Hàm số đã cho có tập xác định D = R. Đặt f(x) = 2x + 1, ta có 1 và -1 đều thuộc D, tuy nhiên dễ thấy:
\(3=f(1)\neq f(-1)=-1\) và \(3=f(1)\neq -f(-1)=1\)
Do đó hàm số \(y=2x+1\) không là hàm số chẵn và cũng không là hàm số lẻ.
-- Mod Toán 10
Copyright © 2021 HOCTAP247