Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị các hàm số sau:
a) \(y = \frac{1}{2}x - 1\) b) \(y = 4 - 2x\)
c) \(y = \sqrt {{x^2}} \) d) \(y = \left| {x + 1} \right|\)
Câu a:
Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số \(y = \frac{1}{2}x - 1\)
Hàm số \(y = \frac{1}{2}x - 1\) có tập xác định là R.
Chiều biến thiên: Vì hàm số \(y = \frac{1}{2}x - 1\)là hàm số bậc nhất có hệ số \(a = \frac{1}{2} > 0\) nên hàm số \(y = \frac{1}{2}x - 1\) đồng biến trên khoảng \(( - \infty ; + \infty ).\)
Bảng biến thiên khi x dần tới \( + \infty \) thì \(y = \frac{1}{2}x - 1\) dần tới \( + \infty \), khi x dần tới \( - \infty \) thì \( + \infty \) dần tới \( - \infty \). Ta có bảng biến thiên:
Đồ thị hàm số \(y = \frac{1}{2}x - 1\)
Vì đồ thị hàm số \(y = \frac{1}{2}x - 1\) là một đường thẳng nên ta chỉ việc xác định hai điểm phân biệt thuộc đồ thị, sau đó xác định đường thẳng qua hai điểm đó.
Cho \(x = 0 \Rightarrow y = - 1\)
Cho \(y = 0 \Rightarrow x = 2\)
Vậy đường thẳng qua hai điểm A(2; 0), B(0; -1) chính là đồ thị của hàm số \(y = \frac{1}{2}x - 1\)
Câu b:
\(y = 4 - 2x\)
Tập xác định của hàm số \(y = 4 - 2x\)là \(\mathbb{R}\).
Chiều biến thiên. Vì hàm số đã cho là hàm số bậc nhất có hệ số a = -2 nên hàm số nghịch biến trên khoảng \(( - \infty ; + \infty )\)
Bảng biến thiên: Khi x dần tới \( + \infty \) thì y dần tới \( - \infty \), khi x dần tới \( - \infty \) thì y dần tới \( + \infty \). Ta có bảng biến thiên:
Đồ thị hàm số \(y = 4 - 2x\) là 1 đường thẳng đi qua hai điểm: A(2; 0); B(0; 4)
Đồ thị ở hình bên:
Câu c:
Hàm số \(y = \sqrt {{x^2}} \)có thể viết dưới dạng \(y = |x|\)
Tập xác định của hàm số \(y = |x|\) là tập \(\mathbb{R}\)
Chiều biến thiên:
Theo định nghĩa có giá trị tuyệt đối, ta có:
\(y = |x| = \left\{ \begin{array}{l}x\,\,\,\,\,\,neu\,\,x \ge 0\\ - x\,\,\,neu\,\,x < 0\end{array} \right.\)
Từ đó ta có: Hàm số\(y = |x|\)đồng biến trên khoảng \((0; + \infty )\) và nghịch biến trên khoảng \(( - \infty ; + 0)\)
Bảng biến thiên: khi x > 0 và x dần tới \( + \infty \) thì y = x dần tới \( + \infty \). Khi x < 0 và dần tới \( - \infty \) thì y = -x dần tới \( + \infty \). Ta có bảng biến sau đây:
Đồ thị:
Trong nửa khoảng \({\rm{[}}0; + \infty )\) đồ thị của hàm số \(y = |x|\) trùng với đồ thị hàm số y = x (phần bên phải Oy)
Đồ thị có hình dạng sau:
Chú ý: Vì \(y = |x|\) là hàm số chẵn nên đồ thị của nó đối xứng qua trục tung.
Câu d:
Hàm số \(y = |x + 1|\) có thể viết dưới dạng:
\(y = \left\{ \begin{array}{l}x + 1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,neu\,\,\,x \ge - 1\\ - x - 1\,\,\,\,\,\,\,\,\,neu\,\,\,x < - 1\end{array} \right.\,\,\,\,\,\,\,\,(*)\)
Tập xác định của hàm số \(y = |x + 1|\) là tập \(\mathbb{R}\)
Chiều biến thiên: Từ cách viết hàm số đã cho dưới dạng (*), ta có hàm số \(y = |x + 1|\) đồng biến trên khoảng \(( - 1; + \infty )\) và nghịch biến trên khoảng \(( - \infty ; - 1).\)
Bảng biến thiên: Khi x > - 1 và x dần tới \( + \infty \) thì y dần tới \( + \infty \).
Khi x < - 1 và x dần tới y = -x – 1 dần tới \( + \infty \). Ta có bảng biến thiên
Đồ thị
Trên nửa khoảng \({\rm{[}} - 1; + \infty )\) đồ thị của hàm số y = |x + 1| là đồ thị của hàm số y = x + 1.
Trên khoảng \(( - \infty ; - 1)\) đồ thị của hàm số y = |x + 1|là đồ thị của hàm số y = -x – 1.
-- Mod Toán 10
Copyright © 2021 HOCTAP247